Tiến Trình Hình Thành Và Phát Triển Gia Đình Phật Tử Việt Nam (Bài 5)

TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM

Tác giả :  THÍCH QUẢNG TRÍ
(Bài 5)

B. NỘI DUNG

CHƯƠNG I
Ý NGHĨA, MỤC ĐÍCH VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM
(tiếp theo kỳ trước)

b-Hệ thống tổ chức cấp Gia đình:

Đơn vị căn bản của tổ chức là một đơn vị GĐPT, được thành lập tại Niệm Phật đường, Chùa, Tịnh xá. Trong 1 đơn vị GĐPT có hai thành phần đoàn viên:

-Thành phần lãnh trách nhiệm gọi là Huynh trưởng

-Thành phần con em đến nhận sự giáo dục gọi là Đoàn sinh.

Mỗi Gia đình có một Ban Huynh trưởng điều khiển gồm :

  • Gia trưởng là một vị hôi viên có hiểu biết về GĐPT, hoặc là 1 Huynh trưởng có tuổi đời từ 40 trở lên, có uy tín.
  • Liên đoàn trưởng
  • Liên đoàn phó
  • Thư ký
  • Thủ quỹ
  • Các Đoàn trưởng và Đoàn phó các đoàn

Đoàn sinh gồm cả hai giới : Nam và Nữ. Mỗi giới của đoàn sinh được chia làm 3 ngành :

-Ngành Đồng : tuổi từ 7 đến 12

-Ngành Thiếu: tuổi từ 13 đên17

-Ngành Thanh: tuổi từ 18 trở lên

Mỗi Gia đình có nhiều đoàn :

-Đoàn Oanh Vũ Nam, Oanh Vũ Nữ

-Đoàn Thiếu Nam, Thiếu Nữ

-Đoàn Thanh Nam, Thanh Nữ

Mỗi Đoàn có 4 Đàn, Đội, Chúng

Mỗi đội hay chúng có từ 6 đến 8 em đoàn sinh

Mỗi đàn có Đầu đàn và Thứ đàn điều khiển

Mỗi đội, chúng có Đội trưởng, phó và Chúng trưởng, phó điều khiển

Mỗi đoàn có Đoàn trưởng và 1 hay 2 đoàn phó điều khiển

Ban Huynh trưởng Gia đình chịu trách nhiệm với Ban hướng dẫn Phân ban GĐPT Tỉnh, Thành hội. (*)

Bên cạnh Ban huynh trưởng Gia đình còn có vị Cố vấn giáo hạnh và Ban Bảo Trợ của Gia đình.

(*) Tại miền Nam, GĐPT chịu trách nhiệm trước 2 cấp :
1) Vị trụ trì (cố vấn giáo hạnh)
2) BHD Phân ban GĐPT Tỉnh.

Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.