Tiến Trình Hình Thành Và Phát Triển Gia Đình Phật Tử Việt Nam (Bài 39)

G

TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM
Tác giả : THÍCH QUẢNG TRÍ
(Kỳ 39)
CHƯƠNG V
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GĐPT VIỆT NAM

1. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG
2.MỤC ĐÍCH, CHÂM NGÔN CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ:
2.1. Mục đích:
2.2. Châm Ngôn:
3.SỰ LỚN MẠNH CỦA TỔ CHỨC:
4.VỊ TRÍ VÀ SỨ MẠNG CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

C.KẾT LUẬN

1.Xác Định Lại Vấn Đề:

2. Xác định hướng đi cho Gia Đình Phật Tử hiện nay:

3. Lời kết

Tien Trinh Hinh Thanh Va Phat Trien Gia Dinh Phat Tu Viet Nam Bai 39 1

3-LỜI KẾT

Đề tài “Tiến Trình Hình Thành Và Phát Triển Gia Đình Phật Tử Việt Nam” được trình bày với mục đích không gì khác, ngoài việc để góp phần xây dựng Giáo hội, một Giáo hội có đủ tứ chúng đồng tu, đưa đến sự hưng thịnh của Đạo pháp. Khi triển khai đề tài về GĐPT, người viết muốn cho Phật giáo có đội ngũ chân chánh kế thửa giềng mối đạo lý giải thoát theo tinh thần “tre già măng mọc” , đồng thời mong mỏi cho sự nghiệp giáo dục con em trong hiện tại tránh xa mọi cám dỗ ở đời, đào luyện con em tin Phật trở thành những công dân tốt, những Phật tử chánh tín Tam Bảo.

Mỗi gia đình tin Phật, các con em được giáo dục từ GĐPT lúc nhỏ, các em sớm nhận thức cội nguồn tổ tiên, biết nhân quả, nghiệp báo để làm lành lánh dữ. Khi các em được giáo dục trong môi trường Phật pháp, các em sẽ nhận được thông điệp tình thương của đức Phật, biết thương người mến vật (Từ bi), có ý thức và lý trí nhận thức trong cuộc sống (Trí tuệ), luôn siêng năng chân chánh trên mọi lãnh vực và hăng hái loại trừ các pháp bất thiện (Dũng lực). Lớn lên, các em có đủ hành trang đức tính và nghị lực để vào đời, làm một con người hữu ích cho xã hội. Hiện tại, các em là một trò giỏi đối với nhà trường xã hội, là một con ngoan đối với gia đình, thì tương lai, các em sẽ biết sống thông cảm và tha thứ cho nhau, sống đúng nề nếp thuần phong mỹ tục, phát huy văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tạo nên một Gia Đình Văn Hóa. Đây là tê bào và cũng là nền tảng của Thôn, Làng Văn Hóa. Có như vậy, mọi tệ nạn đối với thanh thiếu niên được loại trừ, đời sống xã hội sẽ được lập lại trạng thái trật tự, an toàn. Đây chính là mục đích của Gia Đình Phật Tử: “Đào luyện Thanh, Thiếu, Dồng niên tin Phật thành Phật tử chân chánh, góp phần phụng sự Đạo pháp và xây dựng xã hội”

Muốn được như thế, mỗi chúng ta dù xuất gia hay tại gia, dù Huynh trưởng hay Đoàn sinh, mỗi mỗi đều phải tu tập và làm tròn đúng trách nhiệm, phận sự của mình. Khi mỗi người Phật tử có tu tập thì họ là một Phật tử chân chánh đối với Đạo pháp và là một người công dân tốt, gương mẫu đối với đất nước. Như thế, sự giáo dục trong Gia Đình Phật Tử đã có thể góp phần xây dựng xã hội và thế giới ngày một thanh bình và an lạc hơn. Đây là hoài bảo mà ai ai cũng ước mong đạt đến.Tien Trinh Hinh Thanh Va Phat Trien Gia Dinh Phat Tu Viet Nam Bai 39 2

Để kết thúc đề tài, người viết xin mượn lời của cư sĩ Võ Đình Cường, thành viên sáng lập Gia Đình Phật Tử Việt Nam và luôn theo bước tiến của Gia đình từ ngày đầu thành lập cho đến hôm nay, để nói lên phương hướng và nguyện vọng của người viết khi thực hiện đề tài này:

“Hơn nửa thế kỷ hoạt động của Gia Đình Phật Tử Việt Nam đã chứng tỏ hình thái tu học này của con em Phật tử, có ảnh hưởng rất tốt đến nếp sống hiền thiện, lành mạnh của con em và quần chúng Phật tử tại Việt Nam. Trong thời đại mới, sự suy thoái đạo đức nói chung là vấn đề lớn của con người, việc hướng dẫn Thanh Thiếu Đồng niên cần được thực hiện qua các hình thái sinh hoạt mang tính xã hội cao như Gia Đình Phật Tử hay như các hình thái giáo dục Thanh Thiếu niên với tổ chức hội, đoàn v.v… Phật Giáo Việt Nam cần phát triển Gia Đình Phật Tử, xem như là phương tiện hữu hiệu để đào luyện những người Phật tử chân chánh, góp phần xây dựng đạo và đời.

Chúng ta sẽ giới thiệu hình thái sinh hoạt GĐPT với các tổ chức Phật giáo bạn trên khắp thế giới, hy vọng sẽ tạo được phong trào sinh hoạt trẻ trung, hiền thiện trong giới Phật tử khắp nơi, tạo thành một phong trào Gia Đình Phật Tử quốc tế.

Theo tôi, lộ trình mới của Gia Đình Phật Tử Việt Nam sẽ bao gồm:

  1. Ổn định tổ chức nhân sự và thể cách sinh hoạt
  2. Phát triển việc tổ chức GĐPT đều khắp trong nước, từ những Tỉnh, Thành hội Phật giáo chưa có GĐPT
  3. Cải tiến việc sinh hoạt cho phù hợp với thời đại mới
  4. Giới thiệu tổ chức GĐPTVN với các tổ chức Phật giáo thế giới (*)

Chú thích:

(*) Võ Đình Cường, Xã Hội Hóa Thông Tin Truyền Bá Giáo Lý Phật Giáo Và Lộ Trình Mới Cho GĐPT. Tuần báo Giác Ngộ, số đặc biệt kỷ niệm 20 năm thành lập Giáo hội , trang 59.

Và người khác không biết,
Chúng ta đây bị hại.
Chỗ ấy, ai hiểu được
Tranh luận được lắng êm.

Phẩm Song Yếu

Tháng 07 năm 2024
27
Giờ hoàng đạo: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19)
Thứ 7
Ngày Nhâm Thìn
Tháng Tân Mùi
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
22
Tháng 06
Kiên Giang