Tiến Trình Hình Thành Và Phát Triển Gia Đình Phật Tử Việt Nam (Bài 37)

G

TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM
Tác giả : THÍCH QUẢNG TRÍ
(Kỳ 36)
CHƯƠNG V
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GĐPT VIỆT NAM

1. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG
2.MỤC ĐÍCH, CHÂM NGÔN CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ:
2.1. Mục đích:
2.2. Châm Ngôn:
3.SỰ LỚN MẠNH CỦA TỔ CHỨC:
4.VỊ TRÍ VÀ SỨ MẠNG CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

C.KẾT LUẬN

1.Xác Định Lại Vấn Đề: (…Tiếp theo kỳ trước)

2-Xác định hướng đi cho Gia Đình Phật Tử hiện nay:

Phần này, người viết không bày ra phương hướng ”Thử tìm lối đi mới cho Gia Đình Phật Tử Việt Nam”, mà chỉ là xác định lại hướng đi, có nghĩa là khẳng định tính tích cực và tầm quan trọng của GĐPT, để những ai đang gánh vác trách nhiệm lớn lao này thấy được tính thiết thực của nó mà phát tâm dõng mãnh hơn nữa, nhằm làm cho ngôi nhà Phật Pháp ngày càng xán lạn hơn. Bởi vì, GĐPT đã có mặt hơn nữa thế kỷ qua và đã vạch sẵn hướng đi rồi. Hôm nay, vấn đề không phải đặt ra hướng đi nữa, mà chỉ xác định lại.

Lâu nay, có người đã thao thức tìm hướng đi mới cho Gia Đình Phật Tử, song có thực hiện được bao nhiêu! Dù muốn dù không, người viết cũng xin trích dẫn và nêu lên một vài ý kiến của các bậc thức giả khi nghĩ về GĐPT trong tương lai, từ đó cùng nhau xác định hướng đi cho Gia Đình Phật Tử Việt Nam.

“Cho đến bây giờ, Phật giáo vẫn chưa thực sự đi vào lòng giới trẻ. Cái quan niệm “Trẻ vui nhà, già vui chùa” từ lâu được Phật tử áp dụng: con cái chở ông bà, cha mẹ đi chùa, chiều lại rước về nhưng không đi chùa. Họ thích đi xem ca nhạc hơn đi nghe Pháp, thích vào phòng Internet hơn đọc quyển sách kinh mà chẳng hiểu được ý tứ bởi những thuật ngữ Phật học được viết bằng chữ Hán Việt khó hiểu, khó giải thích. Vậy thì làm sao có thể truyền bức thông điệp “cứu khổ, ban vui” của Đức Phật đến mọi tầng lớp, mà nhất là giới trẻ?. Hãy nhìn lại thế hệ trẻ hôm nay, họ cần gì trong đời sống hằng ngày? Sự dư thừa của cải, ăn mặc sung sướng có thể xoa dịu được những trái tim nóng hổi, nhiệt tình và nhiều đam mê? (*)Tien Trinh Hinh Thanh Va Phat Trien Gia Dinh Phat Tu Viet Nam Bai 37

Đó là những gì mà người con Phật chúng ta cần phải quan tâm để cùng với đât nước giáo dục con em Phật tử đi đúng hướng. Vì lý tưởng và mục đích cao cả của GĐPT nên vấn đề thực hiện hướng đi của GĐPT cần phải đặt ra. Hướng đi cho GĐPT Việt Nam trong hiện tại không ngoài ba yếu tố:

  1. Bổ sung đường hướng giáo dục theo mục đích
  2. Thích ứng theo xã hội và tâm sinh lý đoàn sinh
  3. Chỉnh lý về phương diện tổ chức và hình thức cho phù hợp với thời đại.

Dẫu biết rằng GĐPT đã thành lập từ lâu, cách đây hơn 60 năm, có nội quy, quy chế, có mục đích rõ ràng, nhưng trải qua nhiều thời cuộc khác nhau không sao tránh khỏi sự thấy biết sai lệch về ý nghĩa của giáo dục GĐPT. Một số không áp dụng khế thời, không uyển chuyển, nên cho đên bây giờ, tổ chức GĐPT vẫn chưa thống nhất đồng bộ. Bên cạnh đó, ban Giáo hạnh chưa phổ cập được tài liệu tu học thống nhất cho Huynh trưởng, Đoàn sinh về các cơ sở sinh hoạt, nhiều nơi còn sử dụng hình thức sinh hoạt tự phát. Một số huynh trưởng trẻ sau này có nhiệt huyết, nhưng chưa được huấn luyện đúng mức nên vấn đề dẫn dắt đàn em rất khó thực hiện. (**)

Vậy, muốn duy trì và phát huy GĐPT , trước tiên cần có sự quan tâm của Giáo hội, sự vận dụng tùy duyên, uyển chuyển của Ban huynh trưởng thì mới có sự giáo dục đúng hướng theo tôn chỉ GĐPT đã đề ra. Đó là mục đích và đường lối để thực hiện hướng đi cho GĐPT.

Xét về phương diện học tập và huấn luyện, ta thấy không cần phải bàn thêm, vì cách đây 40 năm, đạo hữu Võ Đình Cường, một trong những vị sáng lập viên của GĐPT, trong bài “Thử Tìm Một Lối Đi cho Gia Đình Phật Tử Việt Nam” đã nhận rõ được điều đó:

“Muốn dự liệu tương lai, cần phải kiểm điểm quá khứ. Mục đích của Gia Đình Phật Tử, tuy trong các nội quy có đổi thay một vài danh từ, thêm bớt một vài mệnh đề nhưng trọng tâm vẫn là : Đào tạo những Phật tử chân chánh đầy đủ 3 phương diện Bi-Trí-Dũng để phục vụ Đạo và đời.

Để thực hiện mục đích trên, chương trình học tập và huấn luyện đầy đủ, có thể nói là quá đầy đủ, đã được thảo ra, nhằm cả ba phương diện Đức, Trí và Thể (về Đức thì dùng văn nghệ để huấn luyện tình cảm, về Trí thì dạy giáo lý đạo Phật và về Thể thì áp dụng những hoạt động thanh niên).

(…) Trước tiên, về mục đích của Gia Đình Phật Tử, chúng tôi không thấy gì đẹp đẽ hơn, nó nhằm vừa cải tạo con người vừa cải tạo xã hội. Con người, nếu thực hiện được mục đích ấy, là một con người lý tưởng mà chắc chắn một đoàn thể Thanh niên nào cũng mong muốn hướng đến. Nhưng có lẽ vì mục đích quá cao đẹp mà chương trình huấn luyện để trèo đến mục đích ấy càng nặng nề khó khăn chăng?

Thực thế, Gia Đình Phật Tử đã có nhiều tham vọng trong khi thảo chương trình tu học. Chương trình này gồm ba ngành: Giáo lý, Văn nghệ và Hoạt động thanh niên, mà ngành nào cũng quan trọng gần ngang nhau. Với một chương trình học tập như thế chúng ta đòi hỏi một đoàn sinh phải thông hiểu giáo lý như một tu sĩ, lão luyện văn nghệ như một nghệ sĩ và thông thạo Hoạt động thanh niên như một Hướng đạo sinh đã nhiều năm trong đoàn. Một con người có đủ ba phương diện như thế thực là một con người lý tưởng xuất chúng. Và bởi thế cho nên, mặc dù đã 18 năm qua, Gia Đình Phật Tử chưa đào tạo được một đoàn sinh như thế cả.

Do vậy trước hết phải giản dị hóa và làm nhẹ bớt chương trình tu học của các ngành. Không thể một lúc bắt đoàn sinh học tập cả ba chương trình Phật pháp, Văn nghệ, Hoạt động thanh niên ngang nhau, hãy đặt trọng tâm vào Phật pháp, vào phần đức hạnh. Hai phần sau chỉ xem là phần phụ, phần bổ túc. Nhưng học Phật pháp ở đây không có nghĩa là chỉ học lý thuyết, mà phải thực hành cho được trong đời sống của đoàn sinh, phải áp dụng cho được câu “Học Nhi Thời Tập Chi” chớ đừng có lý thuyết mơ hồ viễn vông. Phải để dành nhiều thời giờ cho những công tác xã hội; Đoàn sinh sẽ học thêm giáo lý và áp dụng những điều mình học ngay trong những công tác xã hội ấy. Trong quá khứ, đoàn sinh chỉ ngồi nghe giảng giáo lý và đi cắm trại như là những cuộc du ngoạn, giải trí, chứ ít tiếp xúc với hoàn cảnh thực tế chung quanh . Do đó, trong lý thuyết thì hay mà trong thực hành thì kém” (***)

(Còn tiếp…)


Chú thích:

(*)Thích Nữ Hạnh Tâm: Phật Giáo Với Tuổi Trẻ, tuần báo Giác Ngộ, số 148, ra ngày 27/11/2002, trang 47.

(**) Nhận định của tác giả vào thời điểm 2005

(***)Võ Đình Cường Thử Tìm Lối Đi Cho GĐPT Việt Nam, Liên Hoa Nguyệt san sô đặc biệt ngày 29/01/1964, trang 49.

Như mái nhà vụng lợp,
Mưa liền xâm nhập vào.
Cũng vậy tâm không tu,
Tham dục liền xâm nhập.

Phẩm Song Yếu

Tháng 07 năm 2024
27
Giờ hoàng đạo: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19)
Thứ 7
Ngày Nhâm Thìn
Tháng Tân Mùi
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
22
Tháng 06
Kiên Giang