Tiến Trình Hình Thành Và Phát Triển Gia Đình Phật Tử Việt Nam: Giới Hạn Phạm Vi Đề Tài

G

TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM

Của tác giả :  THÍCH QUẢNG TRÍ

GIỚI HẠN PHẠM VI ĐỀ TÀI

CHƯƠNG I:

Người viết trình bày qua ý nghĩa và mục đích của Gia Đình Phật Tử (GĐPT). Đồng thời, nêu rõ hệ thống tổ chức GĐPT trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và bản Nội Quy của GĐPT được tu chỉnh năm 2001.

CHƯƠNG II:

Nội dung chính yếu của đề tài là trình bày tiến trình hình thành và phát triển GĐPT Việt Nam từ khi thành lập cho đến hôm nay (2005). Trong chương này, giai đoạn Tiềm ẩn và giai đoạn Tái phát triển, GĐPT sinh hoạt có hai hệ thống, trong giới hạn phạm vi đề tài, người viết chỉ đề cập đến hệ thống  GĐPT trưc thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các vấn đề liên quan chỉ được đề cập sơ lược mà thôi.

CHƯƠNG III:

Người viết đề cập đến đường hướng giáo dục trong  GĐPT. Đạo Phật là đạo thiết thực cuộc sống, học để mà tu, tu để chuyển hóa mọi tánh hư tật xấu của mình, hoàn thiện nhân cách, phẩm hạnh tốt của một con người. Đối với xã hội, người Phật tử làm tròn trách nhiệm của một người công dân; đối với đạo pháp là một Phật tử chân chánh hộ đạo giúp đời, đem an lạc cho bản thân, gia đình và xã hội. Cho nên, tổ chức  GĐPT không chỉ chú trọng về cơ cấu tổ chức, mà còn có một phần quan trọng cốt lõi trong sự tổ chức, đó chính là đường hướng giáo dục theo tinh thần giáo dục Phật giáo và những nét đặc thù trong giáo dục  GĐPT.

tiến trình hình thành và phát triển GĐPT Việt Nam (ảnh minh họa) 

CHƯƠNG IV:

Là chương đề cập đến chương trình tu học của  GĐPT. Giả như, giáo dục mà chỉ giảng dạy bằng lý thuyết thì chưa đủ, mà cần phải áp dụng vào thực tiễn tu tập, có tu tập mới dẹp bỏ được Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi và Ác kiến v.v… như phương châm của cổ đức :"Học phải đi đôi với hành".Đây là chương trình tu học và cấp bậc tu học của huynh trưởng và đoàn sinh  GĐPT.

CHƯƠNG V:

Là chương đề cập đến sự phát triển của  GĐPT, đây là vấn đề quan trọng. Bởi vì, do đâu mà có sự phát triển của  GĐPT Việt Nam. Trong một quốc gia, các sinh hoạt quốc phòng, an ninh, kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục… đều có mối tương quan mật thiết theo dây chuyền. Đối với đạo Phật, duyên khởi tính luôn đặt lên hàng đầu cho sự phát triển của tổ chức.

Chính nhờ lý duyên sinh mà Phật giáo nhận thức được rằng : Phật giáo không thể đứng độc lập, không thể tách rời xã hội mà tồn tại. "Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác" ; Cũng như tổ chức Giáo hội, ngoài pháp nhân, pháp lý ra, cần phải có tín đồ quần chúng Phật tử. Tổ chức  GĐPT cũng vậy, là một ngành trực thuộc Giáo hội, cho nên sự phát triển của GĐPT không thể phát triển tồn tại độc lập, mà cần phải có sự tương quan tương duyên với Giáo hội và xã hội. Có như vậy, GĐPT mới thực sự hòa mình cùng sự phát triển chung của đất nước.

Sự tương quan của tứ chúng đồng tu dẫn đến sự lớn mạnh của tổ chức. Sự lớn mạnh đó là nhờ tinh thần hộ pháp của Phật tử chân chánh. Trong đó, GĐPT là một thành viên quan trọng góp phần trong công cuộc hộ trì chánh pháp phổ độ quần sanh của Giáo hội. Do vậy, GĐPT có một vị trí quan trọng không thể tách rời trong ngôi nhà Giáo hội Phật giáo Việt Nam. (Còn tiếp)


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

Như mái nhà vụng lợp,
Mưa liền xâm nhập vào.
Cũng vậy tâm không tu,
Tham dục liền xâm nhập.

Phẩm Song Yếu

Tháng 12 năm 2024
02
Giờ hoàng đạo: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19)
Thứ hai
Ngày Canh Tý
Tháng Bính Tý
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
02
Tháng 11
Kiên Giang