Tiến Trình Hình Thành Và Phát Triển Gia Đình Phật Tử Việt Nam (Bài 25)

G

TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM

Tác giả : THÍCH QUẢNG TRÍ
(Kỳ 25)

CHƯƠNG II
TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM

I-GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH (1930-1950)

1) Từ phong trào Chấn Hưng Phật Giáo (1930-1940)

2) Giai đoạn hình thành (1940 – 1950)

2a. Đồng Ấu Phật Tử

2b. Đoàn Phật Học Đức Dục

2c.Gia Đình Phật Hóa Phổ

II-GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN (1951 – 1974)

*Năm 1951: đại hội Huynh trưởng GĐPT toàn quốc lần thứ I tại Huế

*Năm 1953: đại hội Huynh trưởng GĐPT lần thứ II tại Huế

* Năm 1955: đại hội Huynh trưởng GĐPT lần thứ III tại Đà Lạt

*Năm 1961:đại hội Huynh trưởng GĐPT toàn quốc lần thứ IV tại Sài Gòn

*Năm 1963: GĐPT tham gia cuộc vận động đòi bình đẳng tôn giáo

*Năm 1964: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời.
                     Đại hội Huynh trưởng GĐPT toàn quốc lần thứ V tại Sài Gòn

*Năm 1967: Đại hội Huynh trưởng GĐPT toàn quốc lần thứ VI tại Sài Gòn

*Năm 1970: Đại hội Huynh trưởng GĐPT toàn quốc lần thứ VII tại Qui Nhơn (Bình Định)

*Năm 1973: Đại hội Huynh trưởng GĐPT toàn quốc lần thứ VIII tại Đà Nẵng

III-GIAI ĐOẠN TIỀM ẨN (1975 – 1996)

*Năm 1975 đến 1980 : GĐPT cả nước tạm ngưng sinh hoạt nhưng “ngọn lửa Lam” vẫn âm ỉ trong tim của từng đoàn viên GĐPT.

*Cuối năm 1981: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ra đời.

IV-GIAI ĐOẠN TÁI PHÁT TRIỂN (từ năm 1997 đến nay)

*Năm 1997: Đại hội toàn quốc lần thứ IV GHPGVN nhiệm kỳ 1997-2002- GĐPT được chính thức phục hoạt sau 22 năm tạm ngưng.

(…tiếp theo kỳ trước: Tham luận của đoàn Đại biểu PG Tp Đà Nẵng đọc tại Đại hội PG toàn quốc lần thứ IV-1997)

“Tổ chức Gia Đình Phật Tử đã có mầm mống từ những năm 30 của thế kỷ XX; từ thời kỳ đầu của phong trào Chấn hưng Phật giáo, đã phát sinh, phát triển và tồn tại qua nhiều chế độ chính trị khác nhau. Qua nhiều danh xưng của Giáo hội như An Nam Phật Học Hội (1932-Huế), Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam (1951), Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc (1952), Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (1964) và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (1981). Trong quá trình đó, GĐPT vẫn nguyên vẹn danh xưng của nó, càng khẳng định được tác dụng giáo dục tầng lớp Phật tử trẻ và thế đứng trong lòng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

(…) Từ hai nhiệm kỳ trước, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đối với sinh hoạt GĐPT, chưa đặt vấn đề về quản lý và tổ chức GĐPT. Cũng có thể chính vì thế mà xảy ra việc một số cựu huynh trưởng GĐPT phục hồi hoặc tự thành lập tổ chức hoạt động GĐPT ngoài phạm vi của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

Tháng 8/1984, Ban HDNNPT Trung ương mới đề ra phương án hoạt động. Tuy phương án này còn quá đơn giản lại không được triển khai một cách chu đáo, nhưng bước đầu cũng đã tạo tiền đề cho một số Ban trị sự có cơ sở nghiên cứu để ứng dụng vào sinh hoạt GĐPT tại địa phương mình.

Nhưng thật sự làm chỗ tựa về mặt pháp lý để GĐPT sinh hoạt đi vào nề nếp và phát triển là nhờ Thông bạch 455 ngày 21/7/1995 của HĐTS-GHPGVN với nội dung hướng dẫn thực hiện quản lý sinh hoạt GĐPT. Trung ương Giáo hội đã khẳng định: “Đây là một trong những Phật sự quan trọng mà Giáo hội có trách nhiệm hướng dẫn và quản lý”

(…) Vậy, đã là một Phật sự quan trọng mà chưa tổ chức thực hiện chu đáo, thì nhân Đại hội Đại biểu Toàn quốc GHPGVN kỳ IV lần này,phải đầu tư trí tuệ và vật lực để thực hiện cho kỳ được”

Đoàn đại biểu Phật giáo Tỉnh Quảng Ngãi phát biểu với các nội dung như sau:

1.Đưa danh hiệu GĐPT vào Hiến chương GHPGVN, bổ sung vào điều 19, có thể với tên gọi Ban Hướng Dẫn GĐPT.

2.Tiếp tục quán triệt Thông bạch 455 đối với Ban trị sự các tỉnh ,thành hội chưa triển khai thực hiện.

3.Bổ sung hoàn thiện dự thảo Nội quy GĐPT và Điều lệ Huynh trưởng GĐPT mà Thông bạch 547 ngày 19/12/1995 của Ban Thường trực HĐTS-GHPGVN đã hướng dẫn góp ý, tu chính.

Bài tham luận kết luận: “Có như vậy, GĐPT mới trở thành một ngành hoạt động chuyên môn hóa thực hiện được mục đích “Đào luyện thanh, thiếu, đồng niên thành Phật tử chân chính theo giáo lý, đạo đức Phật giáo mang tính đặc thù, thực hiện khẩu hiệu “Phong trào nào thì cán bộ ấy” “.

Sau 3 ngày làm việc, Đại hội đã đem lại kết quả như sau:

-Suy tôn Hòa Thượng Thích Tâm Tịch lên ngôi vị Pháp chủ GHPGVN

-Tu chính Hiến chương, trình Chính Phủ nước CHXHCN Việt Nam phê chuẩn

-Danh xưng chính thức Ban Hướng dẫn Phật tử (bỏ 2 từ Nam, Nữ). Ban HDPT có hai phân ban là : Phân ban Cư sĩ và Phân ban GĐPT.

Bằng cách thiết lập Phân ban GĐPT trực thuộc Ban HDPT Trung ương GHPGVN, từ nay lịch sử GĐPT bước vào một chương mới tràn đầy lạc quan, tin tưởng. Bản Nội quy GĐPT được ban hành ngày 29/01/2002 là văn kiện vô cùng quan trọng cho công cuộc xây dựng tổ chức GĐPT trong tương lai.

*Năm 1998: xây dựng nền móng cho ngôi nhà Lam trong thời đại mới

-Ngày 15/9/1998, Nội quy Ban Hướng dẫn Phật tử GHPGVN được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự thông qua và duyệt y.

-Ngày 01/10/1998 Hội đồng trị sự ra Quyết định số 187/QĐ-HĐTS v/v chuẩn y thành phần nhân sự Ban hướng dẫn Phật tử Trung ương GHPGVN:

+Hòa thượng Thích Thiện Duyên làm Trưởng ban

+Hòa thượng Thích Minh Thành, Trưởng PB Cư sĩ PT

+Thượng tọa Thích Khế Chơn, Phó Phân ban CSPT

+Cư sĩ Nguyễn Thắng Nhu, Trưởng Phân ban GĐPT

Theo thống kê sơ khởi của Phân ban GĐPT trong năm 1998 như sau:

+Thừa Thiên-Huế có 117 Gia đình sinh hoạt với 1081 huynh trưởng

+Dak Lak có 60 Gia đình sinh hoạt

+Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức hội thảo chuyên đề, có 153 huynh trưởng tham dự. Mở trại Hạnh ngành Nữ, có 200 trại sinh tham dự.

+Kiên Giang mở liên trại huấn luyện Lộc Uyển – A Dục. Có 60 trại sinh tham dự

+Lâm Đồng có 26 đơn vị GĐPT sinh hoạt

+Gia Lai có 19 Gia đình đang sinh hoạt

+Đà Nẵng mở trại huấn luyện Anoma – Ni Liên, có 320 trại sinh tham dự

+Đồng Nai có 12 đơn vị GĐPT sinh hoạt

-TP.Hồ Chí Minh tổ chức trại Dũng có 250 trại sinh;  trại Hạnh có  164 trại sinh; trại Lục Hòa có 424 trại sinh tham dự.

+Quảng Trị có 170 đơn vị GĐPT sinh hoạt với hàng chục ngàn huynh trưởng và đoàn sinh. Đã tổ chức thi vượt bậc cho 2.445 đoàn sinh Thanh, Thiếu; Trại đầu thứ đàn có 1950 trại sinh; Trại đội, chúng trưởng có 790 trại sinh v.v…

*Năm 1999: tiếp tục hoàn thiện nền móng ngôi nhà Lam chuẩn bị bước vào thế kỷ XXI

Ngày 16/01/1999, cuộc họp đầu tiên của Ban HDPT Trung ương diễn ra tại Văn phòng II Trung ương GHPGVN. Cuộc họp kiểm điểm lại công tác, trao đổi kinh nghiệm và vạch phương án hoạt động năm 1999 như :

+Lập tổ Nghiên huấn và Tu thư để san định, bổ sung tài liệu tu học, huấn luyện của GĐPT được thống nhất

+Phổ biến quy định về xét xếp cấp cho các huynh trưởng GĐPT hội đủ các điều kiện đã quy định

+Xin cho Ban HDPT Trung ương tổ chức các cuộc hội ý cần thiết với Ban HDPT Tỉnh, Thành hội, các huynh trưởng có trách nhiệm tại địa phương để kiện toàn các hoạt động của ngành HDPT.

+Hoàn tất mẫu thẻ huynh trưởng để tiến hành cấp thẻ cho huynh trưởng có cấp đang sinh hoạt.

+Vạch chương trình thăm viếng một số Ban HDPT thuộc các Tỉnh, Thành hội Phật Giáo để nắm vững tình hình sinh hoạt tu học cụ thể, tạo sự gắn bó mật thiết và cùng giải quyết những khó khăn nếu có.

Ngày 03/02/1999, Hội đồng Trị sự GHPGVN ra công văn số 22/CV-HĐTS về việc phổ biến, triển khai quy định xếp cấp huynh trưởng GĐPT của Ban HDPT Trung ương.

Ngày 20/9/1999, Ban Tôn giáo Chính phủ ra công văn số 459/TGCP-V2 về việc quy định tạm thời về hướng dẫn GĐPT, chương trình tu học và xét xếp cấp huynh trưởng GĐPT. Ban Tôn giáo Chính phủ chấp nhận với nội dung như sau:

“Giáo hội Phật giáo Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý sinh hoạt GĐPT, trong đó có việc quyết định xét xếp cấp huynh trưởng và cử vào Ban HDPT các cấp (kể cả Phân ban Hướng dẫn đặc trách Gia Đình Phật Tử)”

Ngày 02, 03 và 04/10/1999, thực hiện Nghị quyết 201 (điều 5) của HĐTS GHPGVN, Ban HDPT Trung ương tổ chức cuộc họp để triển khai các vấn đề về GĐPT. Cuộc họp diễn ra tại Thiền viện Quảng Đức (Văn phòng II Trung ương GHPGVN) dưới sự chứng minh của chư tôn giáo phẩm Trung ương, Ban HDPT Trung ương và chư tôn đức Trưởng ban hay Ủy viên Ban HDPT các Tỉnh, Thành hội từ Quảng Trị đến Cà Mau. Kết quả cuộc họp như sau:

+Ban hành bản Nội quy tạm thời của Ban HDPT Trung ương gồm: Lói nói đầu, 5 chương và 19 điều.

+Ban hành Quy định tạm thời về chương trình tu học và huấn luyện huynh trưởng GĐPT. Quy định tạm thời về việc xét xếp cấp huynh trưởng GĐPT.

Ngày 23/12/1999, HĐTS ban hành Quyết định số 314/QĐ-HĐTS v/v chuẩn y thành phần nhân sự Hội đồng xét xếp cấp huynh trưởng GĐPT.

*Năm 2000:

Ngày 03/01/2000, thực thi Quyết định số 314/QĐ-HĐTS  ngày 23/12/1999 Hội đồng xét xếp cấp huynh trưởng GĐPT- GHPGVN tổ chức họp tại chùa Đạo Nguyên, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Ngày 16/02/2000, GĐPT tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị đại biểu huynh trưởng tại chùa Tỉnh hội Phật giáo Quảng Trị.

Ngày 16/06/2000, HĐTS-GHPGVN ra Quyết định số 169/QĐ-HĐTS v/v công nhận 28 huynh trưởng cấp Tấn thuộc GHPGVN. Trong đó: GĐPT Quảng Trị 7, Kiên Giang 4, Quảng Ngãi 4, Quảng Nam 9, Thừa Thiên-Huế 4.

Ngày 03/12/2000, buổi họp mặt và hội thảo huynh trưởng cấp Tấn (các tỉnh miền Trung) nhân lễ thọ cấp được tổ chức tại chùa Từ Đàm-Huế.

Ngày 27/12/2000, HĐTS-GHPGVN ra Quyết định số 720/QĐ-HĐTS v/v công nận 12 huynh trưởng cấp Tấn thuộc GHPGVN, gồm: Dak Lak 3, TP.HCM 4, Đà Nẵng 5 huynh trưởng.

Buổi lễ thọ cấp cho các huynh trưởng vừa nêu (cùng với 4 huynh trưởng cấp Tấn của Kiên Giang) được tổ chức cùng ngày tại chùa Ấn Quang-TP.HCM.

(Còn tiếp…)


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

Và người khác không biết,
Chúng ta đây bị hại.
Chỗ ấy, ai hiểu được
Tranh luận được lắng êm.

Phẩm Song Yếu

Tháng 07 năm 2024
27
Giờ hoàng đạo: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19)
Thứ 7
Ngày Nhâm Thìn
Tháng Tân Mùi
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
22
Tháng 06
Kiên Giang