A-KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN GĐPTVN
II.Những chặng đường phát triển
1)Giai đoạn sơ khởi (1930-1950)
2)Giai đoạn phát triển (1951-1974)
3)GĐPT hy sinh bảo vệ Đạo Pháp
4)Giai đoạn tiềm ẩn (1975-1996)
5)Giai đoạn phục hồi sinh hoạt (1997 đến nay)
V-GIAI ĐOẠN PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN (1997 đến nay) :
1)Cuộc họp lịch sử ngày 29/10/1997: Vào thời điểm này, mọi điều kiện để cho GĐPT phục hồi sinh hoạt đã chín muồi. Để chuẩn bị cho sinh hoạt GĐPT bước vào giai đoạn mới, một cuộc họp của những người lãnh đạo tổ chức Áo Lam đã được tổ chức tại thiền viện Vạn Hạnh, TP Hồ Chí Minh. Cuộc họp do Hòa Thượng Thích Minh Châu, phó chủ tịch kiêm chánh thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, là thành viên sáng lập tổ chức GĐPT, gởi thư triệu tập 4 huynh trưởng cấp Dũng gồm : Võ Đình Cường, Tống Hồ Cầm, Nguyễn Xuân Quyền và Nguyễn Châu.
Cuộc họp đã thống nhất vè 5 vấn đề, xin tóm gọn như sau :
2-Sinh hoạt GĐPT hiện nay phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp lý của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
3-Một vài điều trong Nội quy GĐPT và Quy chế huynh trưởng cần được tu chính cho phù hợp với Hiến chương GHPGVN
4-Huynh trưởng và đoàn sinh GĐPT cần chung sức chung lòng
5-GĐPT cần tranh thủ sự giúp đỡ của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam.
2)Đại hội đại biểu Phật Giáo toàn quốc lần thứ IV-1997 :
Vào ngày 22, 23/11/1997, đại hội đại biểu Phật Giáo Việt Nam toàn quốc diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt-Xô quy tụ gần 500 đại biểu của 49 đơn vị Tỉnh, Thành hội Phật Giáo trong cả nước. Đại hội đã suy tôn Hòa Thượng Thích Tâm Tịch lên ngôi vị pháp chủ GHPGVN.
Đại hội tu chính một số điều trong Hiến chương. Riêng ngành Hướng dẫn Phật tử và Gia Đình Phật Tử có những thay đổi và bổ sung quan trọng như sau :
-Ban HDPT có hai Phân ban là : Phân ban Cư sĩ Phật tử và Phân ban Gia Đình Phật Tử
Tóm lại, Đại hội PGVN toàn quốc lần thứ IV đã mở ra cơ sở pháp lý cho GĐPT sinh hoạt trở lại sau hơn 20 năm tiềm ẩn.
Thành phần nhân sự Phân ban GĐPT Trung ương được Hội đồng Trị sự GHPGVN chuẩn y vào năm 1998.
3)Đợt xét xếp cấp đầu tiên (giai đoạn phục hồi sinh hoạt) : Ngày 16/6/2000, Hội đồng trị sự GHPGVN ra Quyết định số 169/QĐ-HĐTS về việc công nhận 28 huynh trưởng cấp Tấn thuộc GHPGVN. Trong đó: GĐPT Quảng Trị 7, Kiên Giang 4, Quảng Ngãi 4, Quảng Nam 9, Thừa Thiên-Huế 4.
Tiếp theo đó, ngày 27/12/2000, Hội đồng Trị sự GHPGVN ra Quyết định số 720/QĐ=HĐTS v/v công nhận 12 huynh trưởng cấp Tấn, trong đó : GĐPT Daklak 3, TP.Hồ Chí Minh 4, Đà Nẳng 5.
4)Những sự kiện trọng đại trong năm 2001 : Vào các ngày 27. 28 và 29/7/2001, tại chùa Từ Đàm-Huế đã diễn ra các sự kiện trọng đại của GĐPTVN như :
a-Hội nghị huynh trưởng cấp Dũng và cấp Tấn GĐPT Việt Nam với gần 80 huynh trưởng đại biểu chính thức. Hội nghị đã tiến hành tu chính một số điều của bản Nội Quy năm 1973 để nhằm phù hợp với tình hình mới. Hội nghị này được xem như đại hội GĐPT toàn quốc đầu tiên trong giai đoạn mới và là đại hội GĐPT toàn quốc lần thứ IX trong lịch sử GĐPTVN kể từ khi thành lập (1951).
b-Lễ kỷ niệm 50 Năm Gia Đình Phật Tử Việt Nam ( 1951-2001) có sự tham dự của đại diện GĐPT từ Quảng Trị đến Cà Mau
c-Khai mạc trại huấn luyện Vạn Hạnh II do huynh trưởng cấp Dũng Võ Đình Cường làm trại trưởng, quy tụ 306 trại sinh chính thức và 14 huynh trưởng cấp Tấn dự thính. (Trại kết khóa năm 2005 tại trại trường GĐPT, chùa Trúc Lâm, Huế, có 285 trại sinh trúng cách)
d-Trại họp bạn Lục Hòa 3 tổ chức tại đồi chùa Trúc Lâm, có 5157 trại sinh thuộc 157 đơn vị GĐPT của Thừa Thiên-Huế.
5)Hội nghị huynh trưởng GĐPT toàn quốc lần thứ X-2006 :
Hội nghị GĐPT toàn quốc lần thứ X tại chùa Vĩnh Nghiêm-TP.HCM từ ngày 11 đến ngày14/8/2006. Trọng tâm hội nghị X là tu chính chương trình tu học và huấn luyện huynh trưởng GĐPT. Có 300 huynh trưởng đại biểu các tỉnh, thành trong cả nước về dự.
Trong dịp này Ban Hướng dẫn Trung ương khai mạc lớp học bậc Lực lần thứ III (2006-2011) quy tụ hơn 300 huynh trưởng theo học.
6)Những hoạt động nổi bật từ năm 2006 đến năm 2011 :
-Trại họp bạn ngành Thiếu toàn quốc quy tụ hơn 3.500 trại sinh cả nước diễn ra tại chùa Linh Ứng -Bãi Bụt- Tp Đà Năng từ ngày 9 đến 12/8/2007.
-Trại hội thảo ngành Nữ toàn quốc tổ chức tại chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm, Bà Rịa-Vũng Tàu từ ngày 01 đến 04/8/2008 với số lượng trên 2.500 trại sinh
-Hội trại GĐPT các tỉnh Tây Nguyên từ 31/7 đến 03/8/2009 tại tổ đình Sắc tứ Khải Đoan, tp Buôn Ma Thuột quy tụ 2000 trại sinh
-Trại họp bạn Khuông Việt lần I tổ chức tại chùa Nga Hoàng, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc từ ngày 29/6 đến 01/7/2010 cho các GĐPT phía Bắc quy tụ 600 trại sinh
-Hội trại Chánh Trí gồm 14 tỉnh thành Nam bộ tổ chức tại Long Quang cổ tự-tp Cần Thơ từ 14 đến 17/7/2010 quy tụ 700 trại sinh
-Trại huấn luyện Vạn Hạnh III tổ chức từ ngày 25 đến 29/6/2010 tại khu du lịch Suối Hoa, tp Đà Nẳng, có 274 huynh trưởng trại sinh tham dự
-Hội trại Nguyên Hùng tổ chức tại chùa Hội Khánh, Bình Dương từ ngày 09 đến 12/3/2011 quy tụ 1.000 trại sinh các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam phần
7)Những sự kiện trọng đại vào các ngày 31/7 – 04/8/2011 tại Huế:
a-Kỷ niệm 60 năm GĐPTVN (1951-2011): Buổi lễ được tổ chức long trọng tại trại trường GĐPT (chùa Trúc Lâm-Huế) với khoảng 10.000 người tham dự. Phát biểu trong buổi lễ này, HT Thích Thiện Nhơn, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN đã nói : “…Trong sáu mươi năm qua, Gia Đình Phật Tử Việt Nam đã xây dựng, đào luyện một thế hệ thanh niên có đạo đức, có tinh thần dân tộc, bảo vệ thuần phong mỹ tục, nét đẹp của văn hóa, đạo đức Phật Giáo Việt Nam, góp phần xây dựng và phát triển đất nước qua các thời kỳ khác nhau của lịch sử và xã hội. Giáo hội luôn trân trọng ghi nhận sự hy sinh, sự đóng góp to lớn này của GĐPTVN qua các thời kỳ…”
b-Hội nghị huynh trưởng GĐPT toàn quốc lần thứ XI: diễn ra tại tổ đình Từ Đàm. Có 416 huynh trưởng đại biểu đến từ 26 đơn vị tỉnh, thành cả nước về dự. Trọng tâm của hội nghị lần này là đổi mới phương thức sinh hoạt GĐPT, tu chính và bổ sung một số điều trong Nội quy GĐPT và Nội quy huynh trưởng. Trong hội nghị này, lần đầu tiên bộ lễ phục GĐPT được thống nhất đưa vào Nội quy. Báo cáo hội nghị cho biết : đến thời điểm này, toàn quốc có 31 tỉnh, thành có sinh hoạt GĐPT với khoảng 60.000 đoàn viên.
c-Đại lễ cầu siêu : đặt dưới sự chứng minh của chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni có gần 500 vị và sự tham dự của 5.000 Phật tử. Đại lễ cầu siêu biểu thị tinh thần tri ân và báo ân đối với các bậc tiền bối hữu công, anh linh chư Thánh tử đạo, huynh trưởng và đoàn sinh GĐPT quá cố.
d-Khai giảng lớp học bậc Lực khóa IV (2011-2016): có 378 huynh trưởng đăng ký học bậc Lực khóa IV.
8)Hội nghị Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương : vào ngày 03/8/2013, tại thiền viện Quảng Đức-TP.HCN đã diễn ra hội nghị ngành HDPT. Trọng tâm hội nghị lần này nhằm để ra mắt thành phần nhân sự của Ban HDPT Trung ương và các Phân ban trực thuộc Ban HDPT, gồm : PB Cư sĩ, PB Gia Đình Phật tử, PB Phật tử Dân tộc, PB Thanh thiếu nhi,Tiểu ban Phật tử Khất sĩ, Tiểu ban Phật tử người Hoa, Tiểu ban Phật tử Nam tông Kinh, Tiểu ban Phật tử Nam tông Khmer, Tiểu ban Phật tử Hải ngoại, Tiểu ban Bảo trợ Ban HDPT.
Tại hội nghị, ban tổ chức cũng giới thiệu các bản Nội quy thuộc ngành HDPT như : Nội quy Ban HDPT/TW, Nội quy Phân ban Cư sĩ, Nội quy Phân ban GĐPT, Nội quy Huynh trưởng GĐPT, Nội quy PB Phật tử Dân tộc, Nội quy PB Thanh Thiếu Nhi Phật tử.
Sau hội nghị này, Ban Hướng dẫn PBGĐPT Trung ương, được sự cho phép của Giáo hội và Nhà nước, bắt đầu sử dụng khuôn dấu tròn riêng của Phân ban trên các công văn giấy tờ .
9)Hội nghị tổng kết Phật sự năm 2014 của BHD Phân ban GĐPT Trung ương diễn ra tại tổ đình Vĩnh Nghiêm-TP.HCM vào ngày 20/1/2015 có mặt đại diện của 32 tỉnh, thành trên cả nước. Theo báo cáo tại hội nghị, tính đến cuối năm 2014, cả nước có 32 tỉnh, thành đã có sinh hoạt GĐPT với 1.050 đơn vị Gia đình, số lượng huynh trưởng là 9.477 anh chị, số lượng đoàn sinh là 64.248 em.
Chương II Những chặng đường phát triển trong lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam xin tạm kết thúc tại đây. Người viết mong rằng với những gì vừa trình bày trong 8 kỳ qua, quý độc giả có thể khái quát được toàn bộ “Lý lịch nhân thân” của tổ chức Áo Lam. Từ đó hiểu và thương hơn đối với Gia Đình Phật Tử.
Để kết thúc chương này, chúng tôi xin mượn lời của Hòa thượng Narada Maha Théra, một vị cao tăng người Tích Lan, trong một lần đến thăm Phật Giáo Việt Nam năm 1964, đã phát biểu về Gia Đình Phật Tử Việt Nam như sau : “Gia Đình Phật Tử là một tổ chức giáo dục thiếu nhi quan trọng và có sắc thái độc đáo; có thể nói đó là một trong những nét đặc biệt nhất của đạo Phật tại Việt Nam. Tại các nước Phật Giáo trên thế giới chưa có một tổ chức thiếu nhi nào đông đảo và có tổ chức khéo léo như thế” (Việt Nam Phật Giáo Sử Luận – Nguyễn Lang- NXB Lá Bối 1973)
Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.
Phẩm Song Yếu 1