Muốn nói đến việc đổi mới sinh hoạt GĐPT, trước hết ta phải hiểu về mục đích, nội dung và hình thức của sinh hoạt GĐPT. Có hiểu biết thấu đáo về sinh hoạt GĐPT ta mới có quyền đánh giá sinh hoạt hiện nay mạnh hay yếu, mạnh ở chỗ nào, yếu ở chỗ nào và tại sao cần đổi mới, đổi mới cái gì v.v…
– Nội quy Gia đình Phật Tử có ghi:
“Mục đích của GĐPT là:
-Đào luyện thanh, thiếu, đồng niên tin Phật thành Phật tử chân chính
Xem thêm
- Tìm Hiểu về Gia Đình Phật Tử – Kỳ 66: Ước Nguyện Sum Vầy
- Tìm Hiểu về Gia Đình Phật Tử – Kỳ 65: Ước Nguyện Sum Vầy
- Tìm Hiểu về Gia Đình Phật Tử – Kỳ 64: Cần Tạo Điều Kiện Cho Phật Tử Trẻ Tham Gia Sinh Hoạt GĐPT
- Tìm Hiểu về Gia Đình Phật Tử – Kỳ 63: Đổi Mới Sinh Hoạt Gia Đình Phật Tử Như Thế Nào? (tt)
- Tìm Hiểu về Gia Đình Phật Tử – Kỳ 62: Đổi Mới Sinh Hoạt Gia Đình Phật Tử Như Thế Nào? (tt)
- Tìm Hiểu về Gia Đình Phật Tử – Kỳ 61: Đổi Mới Sinh Hoạt Gia Đình Phật Tử Như Thế Nào? (tt)
- Tìm Hiểu về Gia Đình Phật Tử – Kỳ 60: Đổi Mới Sinh Hoạt Gia Đình Phật Tử Như Thế Nào? (tt)
- Tìm Hiểu về Gia Đình Phật Tử – Kỳ 58: Những Thuận Lợi Và Thách Thức Đối Với Sinh Hoạt GĐPT Hiện Nay (tt)
- Tìm Hiểu về Gia Đình Phật Tử – Kỳ 57: Những Thuận Lợi Và Thách Thức Đối Với Sinh Hoạt GĐPT Hiện Nay
- Tìm Hiểu về Gia Đình Phật Tử – Kỳ 56: Sự Phân Chia Đối Tượng Giáo Dục Theo Độ Tuổi
-Góp phần phụng sự đạo pháp và xây dựng xã hội”
Để đạt được mục đích nói trên, nội dung sinh hoạt chính yếu của GĐPT không ngoài việc tu học Phật pháp. Việc tu học của đoàn viên GĐPT nằm ở hai nội dung:
*Một là tiếp thu những giáo lý căn bản của đạo Phật
*Hai là huân tập theo nếp sống đạo đức Phật giáo để định hình nhân cách người Phật tử chân chính.
Giáo trình và tài liệu tu học của GĐPT được Ban Hướng Dãn GĐPT Trung ương biên soạn và thống nhất thực hiện trong cả nước cho từng ngành:
*Ngành Thanh (từ 19 tuổi trở lên) có 4 bậc: Hòa, Minh, Kiến, Trực (mỗi bậc học trong 3 năm)
*Ngành Thiếu (từ 13 đến 18 tuổi) có 4 bậc: Hướng thiện, Sơ thiện, Trung thiện, Chánh thiện (mỗi bậc học trong 1 năm)
*Ngành Đồng (từ 6 đến 12 tuổi) có 4 bậc: Mở mắt, Cánh mềm, Chân cứng, Tung bay ( mỗi bậc học trong 1 năm)
Ngoài ra, để phát triển thêm các đức tính tốt khác, đoàn sinh còn học thêm các môn kỹ năng như: gút dây, truyền tin, phương hướng, cứu cấp, ước đạt, trò chơi, văn nghệ…Tất cả đều do đội ngũ huynh trưởng trực tiếp hướng dẫn.
-Việc hướng dẫn giáo lý và các môn học kỹ năng cho đoàn sinh được thực hiện bởi đội ngũ Huynh trưởng. Mỗi huynh trưởng phải qua 4 bậc học và trại huấn luyện từ thấp lên cao. Cụ thể là:
*Bậc Kiên học trong 1 năm, sau đó phải qua huấn luyện liên tục 5 ngày đêm tại trại huấn luyện huynh trưởng mang tên Lộc Uyển
*Bậc Trì học trong 2 năm, sau đó phải qua huấn luyện liên tục 5 ngày đêm tại trại huấn luyện huynh trưởng mang tên A Dục
*Bậc Định học trong 3 năm, sau đó phải qua huấn luyện liên tục 5 ngày đêm tại trại huấn luyện huynh trưởng mang tên Huyền Trang
*Bậc Lực học trong 4 năm, sau đó phải qua huấn luyện liên tục 5 ngày đêm tại trại huấn luyện huynh trưởng mang tên Vạn Hạnh
-Sự giáo dục trong GĐPT không nặng về nhồi nhét kiến thức, không nặng về thi cử và bằng cấp, không khô khan và đầy áp lực như ở trường học, không cần phòng học với bàn ghế và các tiện nghi khác…
Giờ học có thể diễn ra dưới bóng cây hay một góc sân có bóng mát. Người dạy và người học gần gũi thân mật như anh chị em một nhà. Lớp học có thể đông người học, mà cũng có thể chỉ có một thầy một trò, vậy mà việc dạy và học vẫn diễn ra đúng bài bản theo phương pháp giáo dục của GĐPT.
-Phương pháp giáo dục huân tập được xem là quan trọng nhất trong sinh hoạt GĐPT, nó được áp dụng cho cả 4 thành phần đối tượng của GĐPT là: huynh trưởng, ngành thanh, ngành thiếu và nhất là ngành đồng.
Sự huân tập đòi hỏi ở tính bền bĩ qua thời gian chứ không phải ở tính ồ ạt phô trương, đình đám qua hình thức mà những người tổ chức các sinh hoạt cho thanh thiếu niên thường hướng đến. Những sinh hoạt mang tính sôi nổi chỉ có thể thu hút thanh thiếu niên và đem đến cho các em một vài giờ phút giải trí nhất thời, chớ không thể kéo dài ngày này qua ngày nọ, trong khi nền giáo dục GĐPT nhắm đến cải tạo con người theo tinh thần Phật giáo, muốn vậy cần phải có thời gian chứ không chỉ trong một ngày một buổi.
Trong GĐPT vẫn có những sinh hoạt mang tính sôi động phù hợp với tuổi trẻ như: cắm trại, dã ngoại, du khảo, lửa trại, trình diễn ca múa nhạc, hội thi thể thao, làm báo tường, nữ công gia chánh, hoạt động xã hội, thi dựng lều, thắt gút dây, truyền tin, mật thư, trò chơi nhỏ, trò chơi lớn v.v… Đây không chỉ đem đến cho đoàn sinh những giờ phút vui chơi lành mạnh, mà chúng còn là những bài học làm tăng trưởng các đức tính và những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống cho các em.
-Các nghi thức tôn giáo mà đoàn viên GĐPT thực hiện trong sinh hoạt không phải để trở thành những ban hộ niệm chuyên nghiệp phục vụ cho ma chay, cúng lễ, cũng không phải khuyến khích các em xuất gia vào chùa đi tu. Chúng chỉ là phương tiện dẫn dắt các em đến với môi trường tâm linh Phật giáo, đem đến cho các em những giờ phút tĩnh tâm và an lạc ngay trong cuộc sống bộn bề này, giúp các em nếm trải một phần rất nhỏ của hương vị Niết Bàn… Tất cả đều nhằm xây dựng nền tảng cho đời sống Đạo của các em sau này.
-Sinh hoạt GĐPT rất cần sự liên tục tham gia của đoàn viên, vì thế thời biểu sinh hoạt của các em là hằng tuần vào ngày chủ nhật (thời gian mà các em có quyền được nghỉ ngơi giải trí sau 6 ngày học tập và phụ tiếp công việc nhà cho cha mẹ). Thỉnh thoảng, GĐPT cũng tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho đoàn sinh như: tham quan dã ngoại, cắm trại, văn nghệ, làm công quả cho chùa, từ thiện xã hội v.v… nhưng chủ yếu vẫn là thời gian sinh hoạt và tu học trong môi trường Phật giáo tại ngôi chùa gần nhà vì đó chính là điều kiện cần thiết cho các em huân tập để trở thành người Phật tử chân chính về sau.
Tóm lại, tất cả mọi nội dung và hình thức sinh hoạt trong GĐPT đều hướng tới mục tiêu giáo dục, cải tạo con người theo tinh thần Phật giáo, trên nền tảng tự nguyện và vui thích tham gia của từng đoàn viên, không áp đặt, không dụ dỗ, không phô trương. Tuy âm thầm nhưng bền bĩ ; nhìn bề ngoài tưởng như sinh hoạt không lấy gì hấp dẫn, nhưng bên trong ẩn chứa sức mạnh của truyền thống hơn 70 năm hình thành và phát triển của tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam.
Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.
Phẩm Song Yếu 1