Tìm Hiểu về Gia Đình Phật Tử – Kỳ 55: Sự Phân Chia Đối Tượng Giáo Dục Trong Gia Đình Phật Tử (tt)

G

TÌM HIỂU VỀ GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

C – ĐƯỜNG HƯỚNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC GĐPT

I.Mục đích giáo dục trong GĐPT

II.Nội dung giáo dục trong GĐPT

III. Phương pháp giáo dục trong GĐPT

IV. Lợi ích của giáo dục GĐPT

V. Sự phân chia đối tượng giáo dục trong GĐPT

1) Ý nghĩa, mục đích sự phân chia đối tượng giáo dục trong GĐPT

2) Phân chia theo giới tính: ngành Nam – ngành Nữ

3) Phân chia theo độ tuổi: ngành Thanh – ngành Thiếu – ngành Đồng

Kỳ 55:

SỰ PHÂN CHIA ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC

TRONG GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

I-Ý NGHĨA, MỤC ĐÍCH:

II-PHÂN CHIA THEO GIỚI TÍNH:

1)Ý nghĩa mục đích:

sự phân chia theo giới tính các đối tượng giáo dục trong GĐPT có ý nghĩa, mục đích như sau:

-Là một tổ chức Phật giáo, chúng ta theo truyền thống thiền môn là giữ gìn sự trong sáng, thanh tịnh trong sinh hoạt tu học và giao tiếp giữa phái nam và phái nữ ngay trong khuôn viên chùa. Sự phân chia đoàn viên ra hai ngành nam – nữ giúp chúng ta thực hiện theo truyền thống ấy.

-Đứng trên nguyên tắc giáo dục Phật giáo, sự phân chia này giúp cho mỗi ngành nam – nữ phát huy được điểm mạnh trong đặc tính của người nam hay người nữ. Thí dụ:

* Đối với ngành nam, sự giáo dục thiên về những bộ môn vận động đòi hỏi sức mạnh và ý chí…

* Đối với ngành nữ, sự giáo dục thiên về những bộ môn nghệ thuật cần sự khéo léo và sáng tạo. V.v…

-Sự phân chia giới tính nam – nữ còn nhằm mục đích tạo môi trường sinh hoạt thuận lợi cho cả hai phái nam và nữ.

1619121 211879805686295 1318629613 n

2) Phân chia giới tính trong tổ chức:

trong một đơn vị GĐPT cần chia hai ngành: Nam – Nữ:

a-Ngành Nam: gồm có 3 đoàn: 1. Đoàn Nam Phật tử   2.Đoàn Thiếu nam   3.Đoàn Đồng nam (Oanh Vũ nam).

b-Ngành Nữ: gồm có 3 đoàn: 1.Đoàn Nữ Phật tử   2.Đoàn Thiếu nữ   3.Đoàn Đồng nữ (Oanh Vũ nữ)

-Các đoàn trưởng và phó ngành Nam phải là những huynh trưởng Nam

-Các đoàn trưởng và phó ngành Nữ phải là những huynh trưởng Nữ

Phụ ghi: từ đại hội GĐPT toàn quốc năm 1964, đã có ý kiến tách rời sinh hoạt của hai ngành Nam và Nữ (sinh hoạt cùng chùa nhưng khác buổi). Thậm chí, đã có những trại họp bạn, trại huấn luyện được tổ chức riêng cho ngành Nữ. Và trên thực tế, việc tách rời sinh hoạt nói trên đã được thực hiện tại một số tỉnh có đông đoàn viên nữ như: Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế v.v… trong khi đại đa số các tỉnh còn lại trong nước vẫn duy trì sinh hoạt chung hai ngành nam – nữ vì lý do ngành Nữ thiếu huynh trưởng có đủ điều kiện để tách rời sinh hoạt riêng.

Từ khi sinh hoạt GĐPT được phục hồi vào năm 1997 đến nay, việc tách rời sinh hoạt hai ngành nam – nữ không còn được đề ra nữa. Riêng việc chia ngành nam – nữ trong từng đơn vị vẫn được duy trì như là truyền thống của GĐPT.

3) Phân chia giới tính trong sinh hoạt:

* Trong sinh hoạt GĐPT vẫn duy trì thường xuyên những hoạt động riêng theo đặc thù của ngành nam – nữ. Thí dụ:

-Trại Dũng truyền thống của ngành Nam

-Trại Hạnh truyền thống của ngành Nữ

-Thỉnh thoảng Ban Hướng dẫn Trung ương cũng tổ chức trại họp bạn riêng cho ngành Nữ. V.v…

* Sinh hoạt của ngành nữ GĐPTVN chú trọng phát huy những nét đẹp của người phụ nữ Á Đông với những đức tính: công, dung, ngôn, hạnh.

* Sinh hoạt của ngành nam thường chú trọng phát huy các đức tính: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Các đoàn viên nam luôn xung phong nhận lấy những công việc nặng nhọc cho các bạn nữ. Chị em ngành nữ luôn xung phong nhận phần ẩm thực, chưng hoa, trang trí… trong mỗi lần đi trại.

10533761 255403904667218 496177807872226296 n

4)Phân chia giới tính trong học tập:

-Môn học Phật pháp dành chung cho cả hai ngành.

-Môn gia chánh (nấu ăn, may thêu, làm bánh mứt…) và từ thiện xã hội được chú trọng ở ngành nữ

-Môn cắm trại, du thám, cứu thương… được quan tâm đối với ngành nam.

-Các trò chơi nhỏ nhằm phát triển năng khiếu được áp dụng cho cả hai ngành

-Các trò chơi lớn cần nên xem xét áp dụng phù hợp với sức khỏe và tâm lý của mỗi ngành nam hay nữ.

5)Kết luận:

Sự phân chia đối tượng giáo dục theo giới tính là nhằm tạo điều kiện cho nam giới và nữ giới phát huy những đức tính tốt đẹp của giới mình, làm phong phú cho cuộc sống và tạo thế quân bình theo quy luật âm dương tự nhiên.

Trái lại, một nền giáo dục khiên cưỡng, áp đặt ý chí phi tự nhiên lên con người sẽ biến con người thành một sinh vật khác thường, không có lợi cho sự sống trên trái đất này.


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Không ôm hiềm hận ấy,
Hận thù được tự nguôi.

Phẩm Song Yếu

Tháng 10 năm 2024
21
Giờ hoàng đạo: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19)
Thứ hai
Ngày Mậu Ngọ
Tháng Giáp Tuất
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
19
Tháng 09
Kiên Giang