Tìm Hiểu Về Gia Đình Phật Tử – Kỳ 52: Lợi Ích Của Nền Giáo Dục GĐPT (tt)

G

TÌM HIỂU VỀ GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

C – ĐƯỜNG HƯỚNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC GĐPT

I.Mục đích giáo dục trong GĐPT

II.Nội dung giáo dục trong GĐPT

III. Phương pháp giáo dục trong GĐPT

IV. Lợi ích của giáo dục GĐPT

1) Lợi ích giáo dục GĐPT đối với sự tu tập của đoàn viên GĐPT

2) Lợi ích giáo dục GĐPT đối với gia đình, xã hội và giáo hội

Kỳ 52:

PHẦN IV: LỢI ÍCH CỦA NỀN GIÁO DỤC GĐPT

I. LỢI ÍCH GIÁO DỤC GĐPT ĐỐI VỚI SỰ TU TẬP CỦA BẢN THÂN ĐOÀN VIÊN GĐPT:

2)Thay đổi ý nghĩ:

Khi một người bước vào môi trường tu tập – dù tu tập hết sức đơn giản như GĐPT- người ấy sẽ dần dần thay đổi hành vi và ý nghĩ theo chiều hướng tích cực. Đó là trường hợp một thanh, thiếu niên bước vào sinh hoạt GĐPT. Ta có thể thấy một số thay đổi trong ý nghĩ của bạn ấy như sau:

10846480 898888156789526 2063565951878381040 n

-Thấy được tội và phước: Khi còn chưa biết Phật pháp, em hết sức mơ hồ về khái niệm "tội và phước", thậm chí em có thể buông lời phỉ báng nếu có ai đem "tội-phước" ra nói với em. Từ đó mọi hành động của em hết sức phóng túng, không có gì câu thúc hay nhắc nhở em mỗi khi em quyết định làm một việc gì đó. Thật là nguy hiểm nếu bạn ấy cứ sống và hành động như vậy. Thế nhưng, khi vào GĐPT, dù muốn hay không, em cũng sẽ tập làm quen với lý Nhân Quả của nhà Phật, từ đó khái niệm về tội – phước dần hình thành trong ý nghĩ của em. Từ đây, mỗi khi sắp làm một việc gì, em cũng đắn đo suy nghĩ xem việc làm này sẽ đem lại tội hay phước cho em. Chúng ta cứ thử so sánh hai trường hợp như vừa nêu trên của một bạn trẻ trước khi và sau khi đi sinh hoạt GĐPT , ta sẽ thấy đâu là lợi ích mà em hưởng được từ nền giáo dục GĐPT.

-Làm quen với khái niệm "KHỔ": Người ta sinh ra ở đời thường sống theo bản năng khi còn trẻ và chỉ thấy được một ít sự thật về cuộc đời khi tuổi đã về chiều, do đó những người lớn tuổi dễ chấp nhận khái niệm "KHỔ" của Phật giáo hơn là tuổi trẻ. Khổ là một chân lý vốn có của đời sống, nhưng khi còn trẻ người ta không nhận ra sự thật đó, hoặc không chấp nhận sự thật đó chỉ vì bản năng tham sống, bản năng hưởng thụ, bản năng truyền giống và nhiều bản năng khác của một sinh vật còn quá mạnh, khiến cho người trẻ không chấp nhận khái niệm "Khổ". Nhưng dù con người có chấp nhận hay không thì "Khổ" vẫn hiện diện trong kiếp nhân sinh. "Khổ" chính là lưỡi dao cạo bén ngót, thú vui được ví như mật ngọt dính trên lưỡi dao ấy. Con người mãi mê hưởng thụ các thú vui trần tục cũng giống như hình ảnh một con chuột đang sung sướng liếm mật ngọt trên lưỡi dao cạo bén ngót kia mà không biết rằng lưỡi dao sẽ cắt đứt lưỡi của mình chỉ trong một chốc nữa thôi.

10431538 10201449155750483 733036221570211626 n

Làm quen với khái niệm "Khổ" không phải để chán đời, trốn đời, mà chính là để hiểu được bản chất của đời sống, từ đó ta chọn lựa thái độ và cách thức hành xử trong cuộc sống, sao cho lợi mình và không hại đến mọi người chung quanh. Đó chính là tài sản vô giá mà đức Phật để lại cho chúng ta hôm nay.

-Tiếp cận với sự thật "VÔ THƯỜNG":  Cũng như "Khổ", khái niệm "Vô thường" ít được người trẻ chấp nhận. Chỉ có bậc thức giả như Nguyễn Du mới nói được câu:

"Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng…"

"Bể dâu" chính là hình ảnh của định luật "Vô thường" mà đạo Phật dạy chúng ta. Vì vô minh nên con người không thấy được "vô thường" và nghĩ rằng mọi sự vật, sự việc trên đời này là thường hằng, là bất biến, là tồn tại vĩnh viễn, vì thế mà người ta mê đắm, chấp chặt mọi thứ vào cho mình, đó gọi là THAM. Trong lịch sử loài người, Tham là thủ phạm gây ra lắm tội tình khiến nhân loại "thất điên bát đảo", xã hội không lúc nào bình yên.

GĐPT giúp cho các bạn trẻ hiểu được "Vô thường" để kìm hãm bớt lòng tham trong đời sống thường ngày. Người thấu được lẽ Vô thường sẽ không đau khổ khi bị mất mát người thân, tài sản… thậm chí ngay cả thân mạng của chính mình có mất đi cũng là lẽ thường.

-Làm quen với khái niệm "VÔ NGÃ": Khái niệm "Vô ngã" là một khái niệm chỉ có trí tuệ siêu việt của Phật mới nhìn thấy. Phật dạy rằng: "Mọi sự vật, sự việc trên đời, kể cả con người chúng ta, đều không có tự tánh (bản ngã). Chúng có mặt là do rất nhiều yếu tố họp lại mà thành, nếu một trong nhiều yếu tố ấy mất đi thì chúng cũng không còn tồn tại"

Thí dụ: Con người chúng ta được kết hợp bởi 7 yếu tố (thất đại):

1) Đất: chất rắn

2) Nước: chất lỏng

3) Gió: không khí

4) Lửa: sức nóng

5) Không: hư không

6) Kiến: sự nhận thấy của 6 giác quan

7) Thức: sự phân biệt của tâm

Nếu một hay nhiều yếu tố này mất đi thì con người chúng ta cũng không thể tồn tại. Vì vậy, nói rằng con người chúng ta là không có một cái bản ngã cố định, tức Vô Ngã.

Khái niệm Vô ngã giúp các bạn trẻ bớt kiên căng ngạo mạn và xem tất cả mọi người đều bình đẳng như nhau.


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Không ôm hiềm hận ấy,
Hận thù được tự nguôi.

Phẩm Song Yếu

Tháng 11 năm 2024
08
Giờ hoàng đạo: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19)
Thứ 6
Ngày Bính Tý
Tháng Ất Hợi
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
08
Tháng 10
Kiên Giang