Tìm Hiểu Về Gia Đình Phật Tử – Kỳ 42:Nội Dung Giáo Dục Của Gia Đình Phật Tử

G

TÌM HIỂU VỀ GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

C – ĐƯỜNG HƯỚNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC GĐPT

I.Mục đích giáo dục trong GĐPT

II.Nội dung giáo dục trong GĐPT

1) Phật pháp – Tinh thần – Lịch sử (Trí dục – Đức dục)

2) Kỹ năng sống (Hoạt động thanh niên) (Thể dục – Đức dục)

3) Văn nghệ (Mỹ dục)

4) Tu tập tự thân (giáo dục Tâm linh)

III. Phương pháp giáo dục trong GĐPT

1) Phương pháp huân tập

2) Phương pháp lý giải

3) Phương pháp hoạt động

4) Phương pháp quán niệm

Kỳ 42:

NỘI DUNG GIÁO DỤC CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

Nền giáo dục GĐPT đào luyện người đoàn viên trên 5 phương diện :

1)Trí dục

2)Đức dục

3)Thể dục

4)Mỹ dục

5)Tâm linh

HTKG 29

I-TRÍ DỤC :

Trí dục trong GĐPT không lấy các loại kiến thức khoa học thế gian làm cứu cánh.

Trí dục trong GĐPT lấy Chánh Kiến và Chánh Tư Duy của Phật Giáo làm mục tiêu giáo dục. Muốn có chánh kiến và chánh tư duy phải dựa vào giáo lý Phật Đà (Phật Pháp) , bởi vì, theo như nhà bác học Albert Einstein đã nói :"Tôn giáo trong tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ, nó phải siêu việt lên trên một Thượng đế cá nhân, tránh giáo điều và thần học; bao quát cả hai mặt tự nhiên và tâm linh. Nó phải dựa trên một ý thức tôn giáo nảy sinh từ sự thực nghiệm của mọi sự vật, tự nhiên và tâm linh, được quan niệm như một thể thống nhất có ý nghĩa. Phật Giáo đáp ứng một mô tả như vậy. Nếu có một tôn giáo thỏa mãn được những yêu cầu của khoa học hiện tại, thì tôn giáo đó là đạo Phật"

Để có chánh kiến và chánh tư duy, giáo dục GĐPT cung cấp cho người đoàn viên những kiến thức Phật học sau đây :

1)Giáo lý Duyên Khởi (hay lý Nhân Duyên): giúp cho đoàn viên nhìn thấu chân lý về sự hình thành hay mất đi của con người và vạn hữu, xác định mối quan hệ hữu cơ giữa con người với vạn hữu, hình thành vũ trụ quan và nhân sinh quan phù hợp với khoa học hiện đại, giũ bỏ những u mê tin vào một đấng toàn năng sáng tạo ra mọi thứ trên đời này.

2)Giáo lý Tứ Đế : giúp người đoàn viên nhìn cuộc đời đúng với những gí nó vốn có : khổ đau và nguyên nhân khổ đau – Niết bàn và con đường đưa đến niết bàn, tức có nghĩa là con người có toàn quyền cải tạo cuộc đời theo hướng tích cực, chứ không chờ đợi một đấng thần linh nào ban phước hay giáng họa.

1502688 4943369358628 4580493779529676917 o

3)Nhân quả – Nghiệp báo – Luân hồi : là một chân lý giúp con người xây dựng đời sống hiện tại và tương lai tốt đẹp . Người hiểu luật nhân quả sống có trách nhiệm hơn người không chấp nhận luật nhân quả.

4)Giáo lý Vô thường: giúp con người chấp nhận một sự thật không thể chối cãi : trên đời này không có cái gì trường tồn, đẹp cũng thế, xấu cũng thế;  vĩ đại như vũ trụ hay nhỏ nhiệm như hạt bụi…Cái gì có sanh ra tất có diệt đi. Giáo lý vô thường giúp cho con người sống an nhiên tự tại, không tham đắm vào bất cứ điều gì, nhưng cũng không chê bỏ, hủy hoại bất cứ cái gì.

5)Giáo lý Trung Đạo : Người đoàn viên GĐPT luôn hiểu rằng : cái gì quá cực đoan đều không tốt. Nóng quá hay lạnh quá đều không tốt cho sức khỏe; hưởng thụ sung sướng quá hay khổ hạnh ép xác quá cũng đều không hay; Tham đăm cuộc đời này quá hay chán ghét cuộc đời này quá cũng đều không phải. Hiểu như vậy, tư duy như vậy sẽ giúp cho con người sống thư thái an vui, giữ được giá trị con người trước mọi đau khổ hay cám dỗ.

HTKG 33

6)Duy Thức học – Ngũ Uẩn học : là khoa siêu tâm lý học giúp người đoàn viên biết rõ từng diễn biến tâm sinh lý của con người. Khoa Tâm lý học ngoài đời so với Duy Thức học của Phật Giáo chẳng khác gì ánh sáng đom đóm so với ánh sáng trăng rằm.

7)37 phẩm trợ đạo – Bát Chánh Đạo: là một khoa Luân Lý học vĩ đại , chưa có khoa luân lý học nào của thế gian hay tôn giáo khác theo kịp tính bao trùm mọi mặt đời sống, thiết thực, khả thi, khế cơ khế lý của giáo lý này.

Không thể kể hết những gì nền giáo lý Phật Đà, mà Kinh Pháp Hoa gọi là "Phật tri kiến", đã mang đến cho nhân loại những tri thức vượt không gian và thời gian, vượt cả xã hội con người để vươn tới đỉnh cao tuyệt thế của trí tuệ nhân loại mà khoa học hiện đại còn chưa theo kịp, như nhà bác học Albert Einstein đã nói : "Những gì tôi phát hiện ngày nay thì Đức Phật Thích Ca đã nói trước đó hàng ngàn năm rồi!"


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.

Phẩm Song Yếu

Tháng 11 năm 2024
21
Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Thứ 5
Ngày Kỷ Sửu
Tháng Ất Hợi
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
21
Tháng 10
Kiên Giang