V.Nội quy GĐPT và Nội quy Huynh trưởng GĐPT
1) Ý nghĩa ra đời Nội quy GĐPT và khái quát các chương, điều
2) Ý nghĩa ra đời Nội quy Huynh trưởng và khái quát các chương, điều
3) Huynh trưởng GĐPT, một hình ảnh người Phật tử chân chánh của Phật Giáo Việt Nam
5)Chân lý vô thường – vô ngã : Huynh trưởng GĐPT (HTGĐPT) tin rằng : mọi sự vật, sự việc trên thế gian này đều không trường tồn mãi mãi "Cái gì có sinh ra tất có diệt đi". Vì vậy người HTGĐPT không tham đắm, bám víu vào bất cứ một thứ gì. Chân lý Vô thường cũng chỉ ra rằng : "Không có vật gì mất hẳn, chúng chỉ thay đổi hình thức sống mà thôi" Vì vậy HTGĐPT không bi quan thất vọng mỗi khi mất mát điều gì.
Từ lý Vô thường và lý Duyên khởi, chúng ta thấy rằng : "không có một sự vật, sự việc nào tự nó sinh ra và bất biến thường hằng" Vì vậy chúng đều Vô Ngã , kể cả thân Ngũ Uẩn của chúng ta. Như vậy thì có gì phải quá trân trọng Cái Ta vốn không thật này ?
Từ quan điểm như vậy, người HTGĐPT sống vị tha, không ích kỷ, không thu vén cho riêng mình mà quan tâm chia sẻ với cộng đồng nhiều hơn. Đó là một con người không bi quan cũng không lạc quan, không chán đời cũng không yêu đời, nhưng luôn vui vẻ chấp nhận những gì diễn ra trong cuộc sống.
* * *
Qua hai kỳ trước, người viết đã trình bày với độc giả về năm chân lý mà người Huynh trưởng GĐPT chấp nhận, tiếp thu, thực hành trong đời sống hằng ngày để đem lại lợi ích cho bản thân mình và góp phần ảnh hưởng tốt đến nhân quần xã hội.
Thật ra, nói đến những điều vi diệu của Phật Pháp đã đem lại hạnh phúc đến cho thế gian, không chỉ có năm chân lý mà chúng tôi vừa trình bày; Song, đấy là những chân lý căn bản bao trùm vũ trụ quan, nhân sinh quan của người Phật tử nên chúng tôi chọn để trình bày. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn chứng minh cho độc giả thấy được sự đóng góp xây dựng xã hội của người HTGĐPT như thế nào và bằng cách nào, chứ không có ý đi sâu vào giáo lý nhà Phật vốn thâm sâu, vi diệu mà người viết tự nhận thấy khả năng Phật học của mình chưa đủ sức "múa rìu qua mắt thợ".
Năm chân lý căn bản nêu trên đã hình thành nên vũ trụ quan và nhân sinh quan của người Phật tử nói chung, HTGĐPT nói riêng. Từ năm chân lý ấy, người HTGĐPT thấy rằng:
1)Cuộc sống này vận hành trên Nhân Quả. Nhân nào quả nấy không sai chạy. Từ đó, mọi hành vi của con người đều phải nhận lấy một kết quả tốt hoặc xấu đi theo như bóng với hình. Hành vi tốt hay xấu, nếu được diễn ra thường xuyên và lâu dài sẽ biến thành nghiệp . Nghiệp là nguyên nhân của mọi sự may, rủi, tốt, xấu, hạnh phúc hay bất hạnh của một đời người.
2)Sự sống con người không chỉ diễn ra trong đời này rồi chấm hết. Trái lại, nó luân hồi mãi mãi trong sáu nẻo tùy theo nghiệp đã tạo. Nghiệp là sức mạnh dẫn dắt sự sống con người đi hết đời nay qua đời khác như một bánh xe guồng nước cứ quay tròn không biết bao giờ ngừng lại.
3)Mọi sự vật, sự việc trên đời này sinh ra hay mất đi đều tương quan, tương duyên với nhau mà hình thành. Không có một sự vật hay sự việc nào tự nó ngẫu nhiên được sinh ra hay mất đi mà không có sự tham gia của những sự vật hay sự việc khác. Sự có mặt của cái này khiến cái kia có mặt; sự mất đi của cái này khiến cái kia mất đi v.v…
4)Mọi sự tồn tại trong đời sống đều đòi hỏi một sự cân bằng tuyệt đối. Mọi thiên hướng cực hữu hay cực tả đều đưa đến hoại diệt. Trong cuộc sống, sự hưởng thụ quá đáng sẽ đưa tới hư hỏng, yếu hèn, tội lỗi; Ngược lại, sống khổ hạnh ép xác cực đoan sẽ dẫn đến kiệt quệ cà thể xác lẫn tinh thần, cũng trở thành con người bất khả dụng cho xã hội.
5)Trong đời sống này không có cái gì tồn tại mãi mà không bị hoại diệt. Cái gì có hình tướng thì đều có ngày hoại diệt. Thay đổi chính là quy luật của sự sống. Muốn được an vui hạnh phúc thì không nên bám chặt vào bất cứ một sự vật, sự việc nào . Chính sự luôn thay đổi của vạn pháp đã cho chúng ta ý niệm mọi điều trên thế gian này đều giả tạo, không bền chắc, không vĩnh hằng.
(Còn tiếp…)
Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.
Phẩm Song Yếu 1