Tìm hiểu về Gia Đình Phật Tử – Kỳ 24: Mối Quan Hệ Tương Duyên Giữa Gia Đình Phật Tử Với Thầy Trụ Trì Và Lãnh Đạo Giáo Hội Các Cấp (tt)

G

TÌM HIỂU VỀ GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

B-HỆ THỐNG TỔ CHỨC GĐPTVN

IV.Tính gắn bó mật thiết của GĐPT với Giáo hội

1)Sự nương tựa tâm linh của đoàn viên GĐPT vào ngôi Tam Bảo

2)Mối quan hệ tương duyên giữa GĐPT với Thầy trụ trì và các cấp lãnh đạo Giáo hội địa phương

3)Nguyên nhân cội rể về tình trạng phân hóa hiện nay trong tổ chức GĐPTVN

Kỳ 23:

MỐI QUAN HỆ TƯƠNG DUYÊN

GIỮA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VỚI THẦY TRỤ TRÌ

VÀ LÃNH ĐẠO GIÁO HỘI CÁC CẤP

Trong bài viết kỳ trước, chúng tôi có viết :Người huynh trưởng không được có suy nghĩ, lời nói hay việc làm nào đi ngược lại tôn chỉ, truyền thống và nề nếp của chùa. Không bao giờ nói lỗi hay phê bình tăng, ni và Phật tử trong chùa.

Đây không phải là nhận định chung chung, mà là "kinh nghiệm xương máu" trong quan hệ giữa GĐPT với thầy trụ trì nói riêng, với chư tôn giáo phẩm trong giáo hội địa phương nói chung. Bởi vì người viết đã chứng kiến ít nhất hai trường hợp xảy ra tại miền Tây Nam Bộ, trong đó, một trường hợp bác gia trưởng gửi thư lên Ban trị sự vạch lỗi thầy trụ trì nơi GĐPT mình đang sinh hoạt. Hậu quả là lá thư ấy không mang lại kết quả gì, trái lại, bác gia trưởng ấy phải "về nhà đuổi gà" và Gia đình ấy cũng "ra đi không ngày trở lại".

Một trường hợp khác nặng nề hơn vì một anh trưởng Phân ban dám gửi thư tố cáo một vị giáo phẩm trong hàng lãnh đạo giáo hội tỉnh. Kết quả không phải vị giáo phẩm ấy bị tội theo lời tố cáo của anh, mà là Phân ban GĐPT tỉnh ấy bị giải tán không biết bao giờ mới thành lập lại được, tất nhiên sinh hoạt GĐPT tại tỉnh ấy cũng vì thế mà "tan đàn sẻ nghé" luôn.

Tóm lại, mối quan hệ tương duyên giữa GĐPT với thầy trụ trì cùng tăng (ni) chúng và Phật tử trong chùa, tuy thấy vậy chớ là vấn đề "cốt tử" của mọi ban huynh trưởng. Gia trưởng cần khôn khéo xử sự trong mọi tình huống để mối quan hệ ấy luôn bền vững nhằm bảo toàn vị trí GĐPT trong ngôi chùa, tạo điều kiện cho thanh thiếu đồng niên trong vùng có nơi để mỗi chiều chủ nhật tập họp sinh hoạt và tu học, nói theo ông bà ta : "không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc" cho các em.

III-GIA ĐÌNH PHẬT TỬ & GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG

Giáo hội địa phương để chỉ cho Ban trị sự giáo hội cấp tỉnh, huyện, thành phố, thị xã.

Trước đại hội toàn quốc nhiệm kỳ 2012-2017 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì chưa có ban trị sự cấp huyện, thành phố (thuộc tỉnh), thị xã. Nhưng kể từ  nhiệm kỳ này có thêm ban trị sự cấp huyện, thành phố, thị xã. Đây là một sự thay đổi về tổ chức của giáo hội mà người huynh trưởng GĐPT phải biết để điều chỉnh mối quan hệ cho tốt đẹp.

tdbt 03

1)Yếu tố đầu tiên trong mối quan hệ:

Ban trị sự giáo hội các cấp là cơ quan chủ quản của GĐPT tại địa phương, vì thế có thể nói mối quan hệ của GĐPT với giáo hội các cấp là mối quan hệ vô cùng thiết yếu, đặc biệt là ở cấp tỉnh. Phong trào GĐPT tại địa phương mạnh hay yếu, thuận lợi hay khó khăn, đều bắt đầu từ mối quan hệ này. Nơi nào có hàng huynh trưởng thủ lĩnh GĐPT tạo được sự tin cậy và cảm tình nơi chư tôn đức lãnh đạo tỉnh hội thì nơi đó sinh hoạt GĐPT có điều kiện nẩy nở, tất nhiên sinh hoạt GĐPT có được phát triển hay không còn đòi hỏi nhiều yếu tố khác nữa, song chính mối quan hệ như vừa nói là cơ bản nhất trong mọi yếu tố.

Người huynh trưởng GĐPT không nên đòi hỏi chư tôn đức lãnh đạo tỉnh hội phải quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện… cho GĐPT; trái lại, chúng ta phải nỗ lực hộ trì Tam Bảo để tạo công đức, chúng ta phải tự lực cánh sinh, trưởng thành để chư tôn đức vui lòng đẹp dạ và tự hào vì đàn con Áo Lam tỉnh nhà. Được như vậy là chúng ta đã mở đầu một cách tốt đẹp cho mối quan hệ giữa GĐPT với giáo hội địa phương vậy.

2)Lý tưởng, sự nghiệp GĐPT và vai trò của giáo hội địa phương :

GĐPT được khai sinh tại Hội An Nam Phật Học (Huế), một hội Phật học do hàng cư sĩ điều hành. Khi phong trào GĐPT lan rộng vào miền Nam cũng được nuôi dưỡng bởi Hội Phật Học Nam Việt cũng do hàng cư sĩ điều hành. Như vậy, chúng ta thấy rằng sinh hoạt GĐPT là do giới cư sĩ khai sinh ra. Cho đến ngày nay, dù các hội Phật học ngày xưa đã hòa chung vào một tổ chức giáo hội duy nhất theo xu thế của thời đại, thì lý tưởng và sự nghiệp "Đào luyện thanh, thiếu, đồng niên tin Phật thành Phật tử chân chánh, góp phần phụng sự đạo pháp và xây dựng xã hội"  cũng vẫn là của hàng cư sĩ.

Tuy nhiên, để cho lý tưởng và sự nghiệp ấy thành tựu viên mãn, rất cần đến vai trò lãnh đạo tinh thần của giới Tăng Già. Thực tế đã chứng minh rằng Hội An Nam Phật Học ngày xưa đã gắn bó mật thiết thế nào với Tăng Già tại Huế cũng như sau này khi phong trào đi vào miền Nam thì Hội Phật Học Nam Việt cũng đã gần gũi, nương tựa với Giáo hội Tăng Già Nam Việt như thế nào.

Xin đơn vử một thí dụ: tất cả các GĐPT tại miền Nam từ 1955 đến 1963 đều do quý thầy bên Giáo Hội Tăng Già Nam Việt như các ngài : Thanh Từ, Huyền Vi, Thiền Định v.v… đi các nơi vận động thành lập, trong khi đó, địa điểm sinh hoạt là các chùa của Chi hội Phật Học Nam Việt tại các tỉnh, thành.

Ngày nay, vai trò của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam cũng không khác chi Giáo hội Tăng Già khi xưa. Đó là vai trò của bậc cha mẹ nâng đỡ, dạy bảo, dìu dắt đàn con Áo Lam thực hiện mỹ mãn lý tưởng và sự nghiệp của các con để góp phần làm rạng danh cho dòng tộc , đóng góp một phần công đức của đạo Phật cho đời sống xã hội theo lời di chúc của Đức Bồn Sư Thích Ca.

ant 102

3)Giáo hội quản lý GĐPT như thế nào ?

Nhiều người thấy sinh hoạt GĐPT được điều hành bởi người cư sĩ nên thiếu niềm tin và thường bóng gió cho rằng :GĐPT khó quản lý;  Sinh hoạt GĐPT không hiệu quả;  Huynh trưởng GĐPT vượt quyền tăng, ni; Sự hướng dẫn của các huynh trưởng sao bằng được với tăng, ni; Đoàn sinh GĐPT kính trọng huynh trưởng hơn tăng, ni v.v…

Những quan điểm này thường xuất phát từ những người chưa hề sinh hoạt GĐPT một ngày nào; chưa hề đứng lớp hướng dẫn thanh thiếu đồng niên một tiết học giáo lý hay kỹ năng hoặc văn nghệ nào; chưa từng đọc bất cứ một văn kiện nào của Trung ương Giáo hội quy định về sinh hoạt GĐPT.Tóm lại, là từ những người chưa hiểu biết gì về sinh hoạt GĐPT, một vốn quý của Phật Giáo Việt Nam từng được Hòa thượng Tiến sĩ Narada Mahathéra (Tích Lan) khen tặng : "GĐPT là một đặc sắc của PGVN, chưa có một quốc gia Phật Giáo nào trên thế giới xây dựng được một tổ chức khéo léo như vậy" (trích Việt Nam Phật Giáo Sử Luận – Nguyễn Lang- NXB Lá Bối 1972)

GĐPT được giáo hội quản lý như thế nào ?

Ở đây, chúng tôi xin lấy ví dụ về sự quản lý của Ban trị sự Tỉnh, Thành Hội đối với sinh hoạt GĐPT tại địa phương để trình bày  :

-Về cơ chế, GĐPT là một phân ban của Ban Hướng dẫn Phật tử , một trong 12 ban ngành chính của Ban trị sự tỉnh, thành.

-Trưởng Phân ban GĐPT là ủy viên  BTS tỉnh, thành; là Phó trưởng ban Hướng dẫn Phật tử, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Trưởng ban HDPT.

-Trưởng ban HDPT do một vị Phó trưởng Ban trị sự  đảm trách

-Nhân sự Ban hướng dẫn Phân ban GĐPT là do Ban trị sự tỉnh hội duyệt xét và ra quyết định công nhận.

-Một đơn vị GĐPT ra đời là do BTS Tỉnh hội xem xét, ban hành quyết định công nhận

-Mỗi 6 tháng một lần, Phân ban GĐPT phải báo cáo bằng văn bản các mặt hoạt động trong 6 tháng qua và chương trình hoạt động 6 tháng tới về Ban trị sự (thông qua trưởng ban HDPT Tỉnh hội)

4)Quản lý GĐPT ở cấp vĩ mô:

Cơ bản và toàn diện hơn cả trong việc quản lý GĐPT của giáo hội là bản Nội Quy GĐPT và Nội Quy Huynh trưởng GĐPT. Hai văn bản pháp quy này vừa thể hiện quyền hạn, phương thức, phạm vi, đối tượng quản lý của giáo hội đối với GĐPT, mà cũng vừa nói lên tính pháp nhân – pháp lý của tổ chức "Áo Lam – Sen Trắng", tức là công nhận tính hợp pháp của GĐPT trong lòng Giáo hội Phật Giáo Việt Nam.

Không phải bây giờ GĐPT mới có Nội quy, vào năm 1951, khi đại hội Gia Đình Phật Hóa Phổ toàn quốc quyết định thay đổi danh xưng thành Gia Đình Phật Tử, thì ngay trong đại hội ấy đã cho ra đời bản Nội quy trình GĐPT đầu tiên. Từ đó về sau, cứ mỗi kỳ đại hội GĐPT toàn quốc, bản Nội quy lại được tu chỉnh cho phù hợp với tình hình mới, nhu cầu mới. Gần đây nhất là trong hội nghị huynh trưởng GĐPT toàn quốc tại tổ đình Từ Đàm-Huế vào tháng 8/2011, bản Nội quy GĐPT và Nội quy Huynh trưởng đã được hội nghị tu chỉnh lần nữa để trình lên Trung ương Giáo hội phê duyệt và ban hành.

Quyết định số 25/2013/QĐ-HĐTS ngày 17/7/2013 do Chủ tịch Hội Đồng Trị Sự GHPGVN, Hòa thượng Thích Trí Tịnh ký ban hành 2 văn bản Nội quy GĐPT và Nội quy Huynh trưởng được áp dụng trong việc quản lý GĐPT của giáo hội các cấp.

Nội quy GĐPT gồm 7 chương, 27 điều, quy định từ việc lớn cho tới việc nhỏ liên quan đến mọi mặt sinh hoạt GĐPT ; Nội quy Huynh trưởng có 5 chương và 18 điều, quy định về việc tu học, huấn luyện, xét xếp cấp, bổn phận, nhiệm vụ, quyền hạn của người huynh trưởng GĐPT.

KQCT 10

Điều đáng nói là, đối với vấn đề tu học và huấn luyện của GĐPT, đã được Trung ương Giáo hội vạch ra một cách khoa học và kỹ lưỡng bao gồm chương trình tu học các bậc học và nội dung huấn luyện theo từng cấp trại. Thí dụ :

A-TU HỌC :

I-Tu học ngành Đồng (6-12 tuổi) có 4 bậc :

1.Bậc Mở mắt

(mỗi bậc học trong 1 năm)

2.Bậc Cánh mềm

-nt-

3.Bậc Chân cứng

-nt-

4.Bậc Tung bay

-nt-

 

II-Tu học ngành Thiếu (13-18 tuổi) có 4 bậc :

1.Bậc Hướng thiện

(mỗi bậc học trong 1 năm)

2.Bậc Sơ thiện

-nt-

3.Bậc Trung thiện

-nt-

4.Bậc Chánh thiện

-nt-

 

III-Tu học ngành Thanh (19 tuổi trở lên) có 4 bậc :

1.Bậc Hòa

(mỗi bậc học trong 3 năm)

2.Bậc Minh

-nt-

3.Bậc Kiến

-nt-

4.Bậc Trực

-nt-

 

IV-Tu học huynh trưởng :

1-Bậc Kiên

(học trong 1 năm )

2-Bậc Trì

(học trong 2 năm )

3-Bậc Định

(học trong 3 năm )

4-Bậc Lực

(học trong 4 năm )

tdbt 19

B-HUẤN LUYỆN :

1.Trại Tuyết Sơn : đào tạo đầu, thứ đàn

2.Trại Anoma : đào tạo đội trưởng, phó

3.Trại Ni Liên : đào tạo chúng trưởng, phó

4.Trại Lộc Uyển : đào tạo đoàn phó

5.Trại A Dục : đào tạo đoàn trưởng

6.Trại Huyền Trang : đào tạo kiên đoàn trưởng

7.Trại Vạn Hạnh : đào tạo ban viên Ban Hướng Dẫn

Tổ chức GĐPT được giáo hội chăm lo, quản lý từ tổ chức cho đến nhân sự, từ sinh hoạt cho đến tu học và huấn luyện với một chương trình vừa tinh tường vừa khoa học, lại khế cơ, khế lý, khế thời tưởng chừng không có một ban ngành nào trong 12 ban ngành của giáo hội mà được chăm lo chu đáo. đầy đủ như thế.

Thế thì, bảo rằng: sinh hoạt GĐPT khó quản lý , nói vậy thì oan cho GĐPT lắm !  

(còn tiếp…)


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Không ôm hiềm hận ấy,
Hận thù được tự nguôi.

Phẩm Song Yếu

Tháng 11 năm 2024
21
Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Thứ 5
Ngày Kỷ Sửu
Tháng Ất Hợi
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
21
Tháng 10
Kiên Giang