Tiến Trình Hình Thành Và Phát Triển Gia Đình Phật Tử Việt Nam (Bài 22)

G

TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM

Tác giả : THÍCH QUẢNG TRÍ
(Kỳ 22)

CHƯƠNG II
TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM

I-GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH (1930-1950)

1) Từ phong trào Chấn Hưng Phật Giáo (1930-1940)

2) Giai đoạn hình thành (1940 – 1950)

2a. Đồng Ấu Phật Tử

2b. Đoàn Phật Học Đức Dục

2c.Gia Đình Phật Hóa Phổ

II-GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN (1951 – 1974)

*Năm 1951: đại hội Huynh trưởng GĐPT toàn quốc lần thứ I tại Huế

*Năm 1953: đại hội Huynh trưởng GĐPT lần thứ II tại Huế

* Năm 1955: đại hội Huynh trưởng GĐPT lần thứ III tại Đà Lạt

*Năm 1961:đại hội Huynh trưởng GĐPT toàn quốc lần thứ IV tại Sài Gòn

*Năm 1963: GĐPT tham gia cuộc vận động đòi bình đẳng tôn giáo

*Năm 1964: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời.
                     Đại hội Huynh trưởng GĐPT toàn quốc lần thứ V tại Sài Gòn

*Năm 1967: Đại hội Huynh trưởng GĐPT toàn quốc lần thứ VI tại Sài Gòn

*Năm 1970: Đại hội Huynh trưởng GĐPT toàn quốc lần thứ VII tại Qui Nhơn (Bình Định)

*Năm 1973: Đại hội Huynh trưởng GĐPT toàn quốc lần thứ VIII tại Đà Nẵng

III-GIAI ĐOẠN TIỀM ẨN (1975 – 1996)

*Năm 1975 đến 1980:

Sau đại hội Huynh trưởng và ban Bảo Trợ Gia Đình Phật Tử Việt Nam tổ chức tại Đà Nẳng năm 1973, đầu năm 1974, bản Nội quy và Quy chế Huynh trưởng được tu chính và ban hành trên toàn quốc.

“Chiếu theo điều thứ 16 của Hiến chương lập ngày 14/12/1965, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất có một tổ chức giáo dục thanh thiếu niên lấy danh hiệu là Gia Đình Phật Tử Việt Nam, tổ chức này nằm trong Tổng Vụ Thanh Niên (Gia Đình Phật Tử Vụ) của Viện Hóa Đạo”

Từ đây, tổ chức sinh hoạt và tu học của Gia Đình Phật Tử đều được Ban Hướng Dẫn Trung ương soạn thảo đầy đủ, áp dụng Nội quy và Quy chế Huynh trưởng từ cấp trung ương đến địa phương, tất cả tổ chức sinh hoạt đều nằm trong Tổng Vụ Thanh Niên của Viện Hóa Đạo.

Mọi sinh hoạt của Gia Đình Phật Tử từ năm 1975 đến 1980, nói chung không được phát triển rầm rộ như trước đây mà chỉ tiềm ẩn theo từng địa phương vì một số nguyên nhân như sau:

– Đất nước mới hòa bình độc lập, nhân dân cả nước rất bận rộn trước muôn vàn công việc, dành mọi nỗ lực ưu tiên cho lao động sản xuất, ổn định đời sống, hàn gắn vết thương chiến tranh quá nặng nề, cùng chung lo xây dựng và giữ vững nền độc lập v.v…nên sinh hoạt GĐPT có phần hạn chế.

– Ban Hướng Dẫn GĐPT Trung ương không hoạt động, không trực tiếp mở được các khóa huấn luyện quy mô cho toàn quốc. Anh chị trong BHD Trung ương một số thì ly tán, một số đi Thanh niên Xung phong, một số đi vùng kinh tế mới lập nghiệp, trong khi các phương tiện về sinh hoạt GĐPT lại hư hỏng, thất lac bởi chiến tranh chưa thể sắm lại được. Một số nơi thờ tự, chùa chiền bị hư hại, không có nơi sinh hoạt cho GĐPT.

– Bên cạnh đó, một số huynh trưởng cảm thấy dao động và lo ngại, do chưa tin tưởng vào tính cách pháp lý của Giáo hội, pháp nhân của GĐPT, nên chưa mạnh dạn đứng ra tổ chức. Vì vậy, rất nhiều đơn vị GĐPT bị tan rã, nhiều đơn vị cấp tỉnh tự ngưng sinh hoạt nhất là các tỉnh miền Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Tại một số tỉnh miền Trung, Cao nguyên như Quảng Trị, Thừa Thiên, Đà Nẳng, TP.Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đà Lạt, v.v., một số đơn vị còn duy trì sinh hoạt nhưng đã giảm sút rất nhiều về hình thức cũng như nội dung. Họ tự sinh hoạt theo định kỳ, từng địa phương của mình, các Gia đình thỉnh thoảng mở trại họp bạn, tuy không quy mô nhưng cũng nói lên được “Tình Lam” thắm thiết luôn tiềm ẩn trong tình đạo của GĐPT.

Điều đáng tán dương là với khả năng tiềm ẩn sẵn có của nhiều huynh trưởng. Họ rất tâm huyết với đạo pháp, dù đi kinh tế mới, ở miền Duyên Hải hay Tây Nguyên nhưng chí nguyện “Tình Lam” của các anh chị không bao giờ xao lãng. Chính vì thế mà nơi nào có bước chân của anh chị huynh trưởng thì nơi đó GĐPT dần dần được hình thành. Bước đầu, các huynh trưởng kết hợp với các bác Phật tử thâm niên ở vùng kinh tế mới thành lập Khuôn hội và cứ thế mỗi Khuôn hội được thành lập là mỗi mầm mống GĐPT dần dần được ra đời.

Nói chung, ở vùng kinh tế mới, GĐPT tuy không phát triển rầm rộ quy mô, nhưng đây cũng là mái nhà chung cho những người con Phật xa quê hương cùng nhau tu học, tín ngưỡng tâm linh sau những ngày nương rẫy.

Cuối năm 1981, Phật giáo Việt Nam thống nhất một lần nữa, tại chùa Quán Sứ-Hà Nội. Năm 1951, 6 tập đoàn Phật giáo đã thống nhất, thành lập Tổng hội Phật Giáo Việt Nam tại chùa Từ Đàm-Huế. Năm 1964, 11 tập đoàn Phật giáo lại thống nhất, thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tại chùa Xá Lợi-Sài Gòn. Đến năm 1981, toàn bộ hệ phái, tập đoàn Phật giáo trên toàn quốc đều thống nhất, quy về một tổ chức, đó là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

*Những sự kiện trong năm 1981:

Sau khi nhận được giấy phép số 671/V8 cấp ngày 19/9/1981 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cho phép tiến hành hội nghị đại biểu thống nhất Phật giáo toàn quốc, Thường trực Ban Vận động quyết định tổ chúc đại hội thống nhất Phật giáo toàn quốc vào 4 ngày, từ 04 đến 07/11/1981, khai sinh Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN).

Ngày 04 đến ngày 07/11/1981, tại chùa Quán Sứ-Hà Nội, Hội nghị đại biểu thống nhất Phật Giáo Việt Nam chính thức khai mạc, với 165 đại biểu của 9 tổ chức Giáo hội, hệ phái cả nước tham dự. Hội nghị thảo luận, thông qua văn kiện Hiến chương và các văn kiện liên hệ thành lập GHPGVN với 2 cấp hành chánh:

a) Tại trung ương có Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự:

-Hội đồng chứng minh (HĐCM) lãnh đạo về mặt tinh thần, giới luật. Hòa Thượng Thích Đức Nhuận được suy tôn lên ngôi vị Pháp chủ.

-Hội đồng trị sự (HĐTS) trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Giáo hội, do Hòa Thượng Thích Trí Thủ làm Chủ tịch

b) Tại các tỉnh, thành :

-Thành lập Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo để tự quản lý xây dựng, phát triển và chịu trách nhiệm trước pháp luật nhà nước.

-Thành lập các Ban Đại diện các Quận, Huyện làm gạch nối liên hệ giữa Ban Trị sự Tỉnh, Thành đến Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường cùng tăng, ni và Phật tử.

Để GHPGVN có đủ pháp nhân và pháp lý, nên bản Hiến chương được Hội đồng Trị sự soạn thảo và thông qua hội nghị ngày 07/11/1981 tại chùa Quán Sứ-Hà Nội. Bản Hiến chương gồm có lời nói đầu cùng 11 chương và 46 điều, dược Nhà nước công nhận bằng Quyết định số 83/HĐBT ngày 29/12/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)

(Còn tiếp…)


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

Và người khác không biết,
Chúng ta đây bị hại.
Chỗ ấy, ai hiểu được
Tranh luận được lắng êm.

Phẩm Song Yếu

Tháng 07 năm 2024
27
Giờ hoàng đạo: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19)
Thứ 7
Ngày Nhâm Thìn
Tháng Tân Mùi
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
22
Tháng 06
Kiên Giang