Tiến Trình Hình Thành Và Phát Triển Gia Đình Phật Tử Việt Nam (Bài 13)

G

TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM

Tác giả :  THÍCH QUẢNG TRÍ
(Kỳ 13)

CHƯƠNG II
TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM

I-GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH (1930-1950)

1) Từ phong trào Chấn Hưng Phật Giáo (1930-1940)

2) Giai đoạn hình thành (1940 – 1950)

2a. Đồng Ấu Phật Tử

2b. Đoàn Phật Học Đức Dục :

2c.Gia Đình Phật Hóa Phổ

TIỂU KẾT: (Giai đoạn hình thành 1932 – 1950)

Phát xuất từ Hội An Nam Phật Học, các vị hữu công sáng lập của hội rất quan tâm đến thế hệ trẻ và đây là nguồn cội, là động lực để cho Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục sinh trưởng, rồi những tổ chức khác ra đời như: Đồng Ấu Phật Tử, Gia Đình Phật Hóa Phổ.

Đoàn Phật Học Đức Dục thành lập năm 1940, dưới sự hướng dẫn của Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám và dưới sự dạy dỗ của chư vị Tôn túc trong Hội Việt Nam Phật Học (An Nam Phật Học Hội), các vị thiện tri thức của cố đô Huế. Đoàn có những đóng góp đáng kể vào việc phổ biến tư tưởng giáo lý Phật giáo trong quảng đại quần chúng, gây được một phong trào tìm hiểu, tu học ngày càng đông trong hàng ngũ Phật tử. Bên cạnh đó, tầng lớp thanh thiếu niên là đối tượng quan trọng mà Hội An Nam Phật Học hằng lưu tâm. Để hướng dẫn Phật tử, Cư sĩ Tâm Minh khởi xướng phong trào bằng cách thành lập các Gia Đình Phật Hóa Phổ với sự tham gia của các anh trong Đoàn Phật Học Đức Dục.

Đại hội năm 1944 chính thức thành lập Gia Đình Phật Hóa Phổ, đánh dấu được sự phát triển của GĐPT. Năm 1947, sau khi hồi cư, các anh chị trong Đoàn Phật Học Đức Dục xây dựng lại Gia Đình Phật Hóa Phổ, thành lập thêm một số Gia Đình khác và phong trào phát triển khắp các tỉnh miền Trung, Hà Nội, Hải Phòng và Sài Gòn, v.v… Đến năm 1948 thành lập Ban Hướng dẫn tại miền Trung.

Năm 1949, các chương trình có quy mô mở rộng được hình thành, như soạn thảo nội quy, chương trình Phật pháp, cho ra mắt tập san “Mùa Sen Mới”, v.v… và các trại huấn luyện được tổ chức tại Huế: Trại huấn luyện huynh trưởng đầu tiên là trại “A Dục” tại trường Thanh Long vào ngày 22 đến 24 tháng 8 năm 1948. Một trại huấn luyện có quy mô dành cho huynh trưởng ngành nữ đầu tiên tại trụ sở Tổng Hội Phật Học Trung Việt là trại “Ni Liên Thuyền” đầu tháng 8 năm 1950.

Năm 1950, anh Võ Đình Cường đại diện Hội Phật Học miền Trung được đề cử đi tham dự đại hội Phật giáo Thế giới tại Tích Lan từ ngày 25/5 đến 08/6/1950. Anh là người am hiểu Phật pháp và cũng thông thạo tiếng Anh (Ký Sự, lời của Hòa thượng Tố Liên). Sau đại hội Phật giáo Thế giới, Phật giáo Việt Nam là một hội viên sáng lập Phật giáo Thế giới và là Chi Bộ Hội Phật giáo Thế giới tại Việt Nam. Thượng tọa Tố Liên làm đại diện Ban chấp hành Phật giáo Thế giới, trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) và Giáo kỳ Phật giáo Thế giới lần đầu tiên được treo phất phới tại chùa Quán Sứ vào dịp lễ Phật đản ngày 08 tháng 4 năm Tân Mão (13/5/1951).

Vào cuối thập niên 1950, Ban Hướng dẫn Gia Đình Phật Hóa Phổ thành lập một đoàn Nữ Phật tử có tên là Hương Trang, họp tại trụ sở của Hội Phật giáo Trung Việt-Huế do chị Hoàng Thị Kim Cúc đảm trách. Đoàn Phật tử Hương Trang sinh hoạt rất có hiệu quả. Năm 1953, Ban Hướng Dẫn thành lập thêm đoàn Nữ Phật tử Liên Hương do chị Cúc, chị Đào, chị Nhơn, v.v… hướng dẫn. Đoàn đã đào tạo nhiều nữ huynh trưởng xuất sắc góp phần xây dựng Gia Đình ngày càng lớn mạnh.

Tại buổi ra mắt thành lập Gia Đình Phật Hóa Phổ Chân Trí tại khuôn hội Phú Lâu – chợ Cống (nay là niệm Phật đường Phú Lâu thuộc phường Phú Hội-Huế)năm 1948, anh Trưởng Ban Hướng Dẫn Võ Đình Cường đã nói lên tinh thần Phật hóa gia đình của tổ chức, làm cho mọi người nhìn Phật giáo với con mắt lạc quan hơn.

“Từ trước, người ta thường có quan niệm sai lầm: chỉ những kẻ già nua tuổi tác, không biết dùng đời để làm gì nữa; chỉ những kẻ thất chí, bị cuộc đời ruồng bỏ; chỉ những kẻ lầm lỡ muốn hối cải, chỉ những kẻ ấy mới đi tu. Người ta tưởng chỉ có những nét mặt nhăn nheo vì tuổi tác, hay vì khổ đau mới đến chùa, v.v…

Từ ngày Gia Đình Phật Hóa Phổ ra đời, quan niệm sai lầm trên đã được cải chính. Từ đây, đạo Phật không phải chỉ dành riêng cho người già mà còn là của tuổi trẻ thơ. Chữ tu đã được hiểu theo đúng nghĩa của nó, nghĩa là sửa mình, trau dồi Đức và Trí dục, nghĩa là thực hành một phương pháp giáo dục mà Đức Phật đã chỉ bày cho chúng ta…”

Đây là sự cống hiến của Gia Đình Phật Hóa Phổ, đem đạo vào đời, lý tưởng phục vụ tuổi trẻ, xây dựng xã hội, những đường hướng giáo dục đúng đắn, mục đích và châm ngôn của Gia Đình Phật Hóa Phổ đã đề ra.

Để thống nhất tổ chức, Tổng Trị Sự triệu tập hội nghị vào tháng tư năm 1951 tại chùa Từ Đàm-Huế. Hội nghị gồm có 9 tỉnh miền Trung và đại diện GĐPHP Bắc Việt. Hội nghị đổi danh hiệu Gia Đình Phật Hóa Phổ thành Gia Đình Phật Tử Việt Nam và bản Nội Quy trình cũng hội nghị vạch ra

[Kỳ sau: Giai đoạn phát triển (1951-1974)]


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.

Phẩm Song Yếu 1

Tháng 07 năm 2024
27
Giờ hoàng đạo: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19)
Thứ 7
Ngày Nhâm Thìn
Tháng Tân Mùi
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
22
Tháng 06
Kiên Giang