B-HỆ THỐNG TỔ CHỨC GĐPTVN
I.Cấp trung ương
1)Ban Hướng dẫn Phật tử trung ương
2)Phân ban GĐPT trung ương
II.Cấp tỉnh, thành phố
1)Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh, thành
2)Phân ban GĐPT tỉnh, thành
III.Cấp cơ sở
1)Thầy trụ trì
2)Ban huynh trưởng GĐPT
3)Hệ thống tổ chức 1 đơn vị GĐPT
4)Điều kiện thành lập 1 đơn vị GĐPT
5)Cơ sở vật chất cần thiết cho sinh hoạt GĐPT
6)Chương trình một buổi sinh hoạt thường xuyên (hằng tuần)
7)Các hoạt động ngoại khóa của 1 đơn vị GĐPT
8)Ban bảo trợ GĐPT
3.Liên đoàn phó : liên đoàn phó là một quân cờ dự bị của đơn vị, phòng khi anh (chị) liên đoàn trưởng vì một lý do nào đó vắng mặt ngắn hạn hoặc dài hạn thì có người thay thế liền, chứ không để đơn vị lâm vào cảnh “rắn mất đầu”. Do vậy, một liên đoàn phó giỏi không phải là tranh giành công việc với liên đoàn trưởng, mà là tranh thủ học hỏi ở liên đoàn trưởng những điều hay ho tốt đẹp của anh (chị) ấy (đồng thời cũng ghi nhận luôn những mặt yếu mà liên đoàn trưởng còn chưa khắc phục được để làm kinh nghiệm cho mình mai sau). Bên cạnh việc học hỏi là chính, người liên đoàn phó cũng phải tích cực hoàn thành nhiệm vụ do liên đoàn trưởng giao cho để nhằm thực tập những công việc mà sau này có ngày mình sẽ gánh vác.
( Xin lưu ý : trong một đơn vị chỉ cần có 03 huynh trưởng cấp Tín là đủ : 1)Gia trưởng – 2)Liên đoàn trưởng – 3)Liên đoàn phó. Còn lại gồm huynh trưởng cấp Tập và tập sự đảm nhiệm các chức vụ khác. Người viết sẽ phân tích vấn đề này ở phần cuối bài)
4)Thư ký : nếu là một huynh trưởng cấp Tập càng tốt, nhưng nếu không có cấp vẫn không sao, miễn là người này phải có trình độ nhất định trong việc sử dụng máy vi tính để thảo văn bản và làm một số việc văn phòng. Thư ký giống như mặt tiền hay phòng khách của ngôi nhà, khách đến thăm nhà có cảm tình với chủ nhân hay không cũng do phần lớn ở vẻ đẹp của mặt tiền và phòng khách nhà. Một đơn vị mà hằng quý đều gởi báo cáo đúng kỳ, nội dung rõ ràng, tất cả số sách đều được lập đầy đủ, đúng biểu mẫu và cập nhật từng ngày… tất nhiên sẽ tạo được cảm tình đầu tiên với Ban Hướng Dẫn Tỉnh trước khi tìm hiểu sâu vào sinh hoạt của đơn vị. Thư ký đóng góp khá lớn cho sự thành công của đơn vị. Chức vụ thư ký không có nhiều công việc, nên kiêm thêm một chức vụ nào đó phù hợp với tính cách và khả năng của anh (chị) ấy.
5)Thủ quỹ : thủ quỹ không chỉ đơn thuần là người giữ tiền, khí mảnh, tài sản đơn vị mặc dù chức năng này cũng quan trọng không kém bất cứ một chức vụ nào khác . Tuy nhiên, nếu thủ quỹ là người có khả năng kiếm tiền cho đơn vị thì thật tuyệt vời. Do đó, không quan trọng anh (chị) này có cấp hay không, miễn là người có uy tín, cẩn thận, chăm chỉ và biết cách gây quỹ cho đơn vị. Tất nhiên, thủ quỹ phải chịu trách nhiệm về công việc và những ý tưởng của mình trước gia trưởng và tập thể ban huynh trưởng. Thủ quỹ cũng nên kiêm thêm một chức vụ nào đó phù hợp với tính cách và khả năng.
6)Đoàn trưởng : đây là con người cực kỳ quan trọng mà các đơn vị thường không chú trọng. Trên lý thuyết, đoàn trưởng là một huynh trưởng có tuổi đời tối thiểu là 23, đã trúng cách bậc Trì và trại huấn luyện cấp I A Dục và mang cấp Tập. Tuy nhiên, trên thực tế sinh hoạt GĐPT tại miền Nam, ít có đơn vị nào đủ huynh trưởng cấp Tập để làm đoàn trưởng (vì đại đa số huynh trưởng ở tuổi này là tuổi ra đời lập nghiệp nên số người còn trụ lại là rất ít, đơn vị thường mất đoàn viên ở độ tuổi từ 19 – 25) Do đó, ta không nên quan trọng việc có cấp hay không, mà nên xem xét tư cách và năng lực của các anh (chị) để đề bạt vào chức đoàn trưởng. Nhất định không để trống chức đoàn trưởng trong một đơn vị. Nếu muốn đơn vị có đông đoàn sinh thì phải có những đoàn trưởng giỏi.
Mẫu người đoàn trưởng cũng giống như mẫu người liên đoàn trưởng, tuy ở mức độ “non” hơn, nghĩa là anh (chị) này phải có tư chất của người thủ lĩnh. Đặc biệt, người đoàn trưởng phải có một tính cách vô cùng quan trọng, đó là : thu hút đoàn sinh. Đoàn nào có đoàn trưởng thu hút thì đoàn đó có số lượng đoàn sinh đông hơn các đoàn khác. Thậm chí có trường hợp các em đoàn sinh “mê” anh (chị) đoàn trưởng đến mức buổi sinh hoạt nào đoàn trưởng vắng mặt thì đoàn sinh cũng vắng mặt theo !
Còn những đức tính khác, đoàn trưởng cần học tập nơi các anh chị lớn trong đơn vị, nhất là học ở anh (chị) liên đoàn trưởng. Nên nhớ : trước khi là một liên đoàn trưởng giỏi, các anh (chị) phải là một đoàn trưởng giỏi.
7)Đoàn phó : vai trò của đoàn phó cũng giống như liên đoàn phó. Ta có thể đọc lại phần nói về liên đoàn phó để ứng dụng vào vai trò người đoàn phó.
07 chức danh trên đây nằm trong thành phần Ban Huynh Trưởng của một đơn vị. Tuy nhiên, chúng ta không thể bỏ quên một thành phần cũng khá quan trọng, hình thành nên hạ tầng cơ sở của tổ chức Áo Lam. Đó là các đội trưởng, phó ; các chúng trưởng, phó và các đầu đàn, thứ đàn :
–Đội trưởng : là một đoàn sinh thanh, thiếu nam gương mẫu trong kỷ luật và học tập, tác phong chững chạc và được đoàn sinh tin tưởng. Đội trưởng điều khiển một đội 8 người gồm : đội trưởng + 6 đoàn sinh + đội phó. Đội trưởng thi hành theo lệnh của đoàn trưởng và chịu trách nhiệm trước đoàn trưởng
–Đội phó : là một đoàn sinh thanh, thiếu nam, được đội trưởng đề cử, có nhiệm vụ phụ giúp cho đội trưởng điều khiển đội. Đội phó chịu trách nhiệm trước đội trưởng.
–Chúng trưởng, chúng phó : là một đoàn sinh thanh, thiếu nữ. Vai trò, trách nhiệm cũng giống như đội trưởng, đội phó
–Đầu đàn, thứ đàn : là một đoàn sinh Đồng niên hoặc Đồng nữ, Vai trò, nhiệm vụ cũng giống như đội trưởng, đội phó
Nếu đơn vị muốn có huynh trưởng kế thừa thì ngay bây giờ phải tìm đoàn sinh giỏi và đặt các em vào các chức vụ đội, chúng trưởng, phó và đầu, thứ đàn. Việc làm này có nhiều cái lợi là :
-Để cho các em có cơ hội phát huy các tính tốt trong vai trò chỉ huy, nhằm xây dựng đội ngũ huynh trưởng kế thừa sau này
-Đỡ đần công việc cho đoàn trưởng trong việc điều khiển đội, chúng, đàn
-Phát hiện và nuôi dưỡng tài năng của đơn vị ngay từ lúc các em còn là đoàn sinh để giữ lại người giỏi cho đơn vị . Nếu là đoàn sinh giỏi mà không kịp cất nhắc thì có thể đơn vị sẽ bị mất đoàn sinh ấy.
Khâu tổ chức nhân sự vô cùng quan trọng, nó quyết định sự thành công nhiều hay ít trong sinh hoạt một đơn vị GĐPT. Một khi hệ thống tổ chức tại đơn vị đã đầy đủ, chặt chẽ thì sinh hoạt sẽ vô cùng thuận lợi và hiệu quả. Quan trọng nhất vẫn là đặt người đúng chỗ, phù hợp với tính cách và năng lực của người ấy. Chức vụ trong GĐPT không phải là đặc ân hay phần thưởng để ban phát cho người mình cảm tình. Chức vụ là để làm việc, để cống hiến sức lực và tài năng cho tổ chức. Vì thế chọn người xứng đáng đặt vào các chức vụ là việc làm vô cùng quan trọng, mang tính sống còn của một đơn vị GĐPT.
Cơ cấu huynh trưởng trong một đơn vị có ý nghĩa quan trọng quyết định chất lượng sinh hoạt ở mỗi đơn vị. Thành phần ban huynh trưởng cần hợp lý, tức là vừa có những huynh trưởng hơi lớn tuổi (cấp Tín) có kinh nghiệm , tay nghề và bản lãnh “cứng cáp” vừa đủ; lại vừa có những huynh trưởng trẻ (cấp Tập) quản đoàn , nhất là phải luôn luôn có một số huynh trưởng tập sự (chưa có cấp – từ 18 – 22 tuổi) để dự bị kế thưa đàn anh. Một đơn vị GĐPT có thể ví như một cái cây : phải có đủ thân, cành, nhánh nhóc và nhiều chồi non cùng với lá hoa trái thì cái cây ấy mới thật sự tươi tốt. Vì thế, một ban huynh trưởng lý tưởng nhất trong một đơn vị là :
-Gia trưởng | : cấp Tín |
-Liên đoàn trưởng | : cấp Tín |
-Liên đoàn phó | : cấp Tín |
-Các đoàn trưởng | : cấp Tập |
-Các đoàn phó | : tập sự |
-Các chức vụ khác | : tùy theo năng lực mỗi người. |
-Huynh trưởng cấp Tín “chiếm” hết các vị trí, không còn chỗ để các huynh trưởng trẻ có cơ hội vươn lên.
-Không còn nhu cầu phát triển huynh trưởng trẻ, cũng như một cái cây không có chồi non.
-Đoàn sinh sẽ dần rơi rụng vì đoàn trưởng (cấp Tín, lớn tuổi) không còn thu hút đoàn sinh, do sự cách biệt tuổi tác.