Tìm Hiểu Về Tổ Chức Gia Đình Phật Tử

G

TÌM HIỂU VỀ GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

Kỳ 1: LỜI NÓI ĐẦU & ĐỀ CƯƠNG BÀI VIẾT

Tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam (GĐPT) ra đời đến nay đã hơn 70 năm, trải qua nhiều đời giáo hội khác nhau nhưng vẫn bảo lưu được tôn chỉ, mục đích và tổ chức, đặc biệt GĐPT luôn giữ vững truyền thống: “Sinh hoạt trong lòng một tổ chức giáo hội hợp pháp” (xin thưa rõ, hợp pháp nghĩa là được pháp luật Nhà nước tại thời điểm đó công nhận). Cụ thể là:

-Thời kỳ mới khai sinh, GĐPT sinh hoạt trong lòng Hội An Nam Phật Học (Trung Kỳ)

-Thời kỳ 1951 – 1963: GĐPT sinh hoạt trong lòng Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam

-Thời kỳ 1964 – 1975: GĐPT sinh hoạt trong lòng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

-Giai đoạn hiện tại, GĐPT sinh hoạt trong lòng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

Nhờ sinh hoạt trong vòng luật pháp Nhà nước ở mọi giai đoạn mà GĐPT bảo tồn được lực lượng, chẳng những không bị mai một mà còn có nhiều cơ hội phát triển ngày càng lớn mạnh hơn.

 

Hiện tại, trong cả nước đã có 33 tỉnh thành có sinh hoạt GĐPT với trên 1.000 đơn vị cơ sở và hơn 70.000 đoàn viên, trong đó mạnh nhất vẫn là các tỉnh bắc Trung bộ như : Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẳng, Quảng Nam, Quảng Ngãi v.v…Tại đây, mỗi tỉnh thành thường có từ 100 đơn vị trở lên, như : Quảng Trị có 162 đơn vị với hơn 12.000 đoàn viên; Thừa Thiên-Huế có 221 đơn vị với gần 20.000 đoàn viên; Quảng Nam có 116 đơn vị với hơn 6.000 đoàn viên. Riêng thành phố Đà Nẳng với diện tích không hơn thành phố Cần Thơ mà có đến 60 đơn vị với 4.500 đoàn viên.

 

Tại miền Bắc từ năm 1997 đến nay đã phát triển  sinh hoạt GĐPT tại 5 tỉnh thành : Quảng Bình, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc. Riêng tại các tỉnh miền Tây Nam bộ, tình hình sinh hoạt GĐPT là kém phát triển nhất, mặc dù trước năm 1975 tỉnh nào cũng có GĐPT. Khi tìm hiểu sâu về tình hình này, người ta nhận ra khá nhiêu nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, trong đó nguyên nhân chủ yếu nhất chính là sự thiếu hiểu biết về GĐPT của một bộ phận không nhỏ tăng, ni và Phật tử tại đây.

 

Để tạo điều kiện cho sinh hoạt GĐPT tại các tỉnh miền Tây Nam bộ phát triển nhằm giúp hàng Phật tử trẻ có điều kiện tiếp cận với nền giáo lý Phật Đà, ban biên tập trang Website gdptkiengiang.vn xin cung cấp đến quý độc giả những kiến thức về sinh hoạt GĐPT mà hiện nay còn khá hạn chế trong tăng ni và Phật tử miền Tây Nam bộ.

 

Loạt bài viết này được xây dựng qua đề cương như sau:

A-KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN GĐPTVN

 

I.Ý nghĩa, mục đích ra đời của tổ chức GĐPTVN

1) Bối cảnh xã hội Việt Nam vào thời điểm GĐPTVN khai sinh

2) Công cuộc chấn hưng Phật Giáo Việt Nam

3) Ý nghĩa sự ra đời của GĐPTVN

4) Mục đích ra đời của GĐPTVN

II.Những chặng đường phát triển

1) Giai đoạn sơ khởi (1930-1950)

2) Giai đoạn phát triển (1951-1974)

3) Giai đoạn tiềm ẩn (1975-1996)

4) Giai đoạn phục hồi sinh hoạt (1997 đến nay)

 

B-HỆ THỐNG TỔ CHỨC GĐPTVN

 

I. Cấp trung ương

1) Ban Hướng dẫn Phật tử trung ương

2) Phân ban GĐPT trung ương

II. Cấp tỉnh, thành phố

1) Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh, thành

2) Phân ban GĐPT tỉnh, thành

III.Cấp cơ sở

1) Thầy trụ trì

2) Ban huynh trưởng GĐPT

3) Hệ thống tổ chức 1 đơn vị GĐPT

4) Điều kiện thành lập 1 đơn vị GĐPT

5) Cơ sở vật chất cần thiết cho sinh hoạt GĐPT

6) Chương trình một buổi sinh hoạt thường xuyên (hằng tuần)

7) Các hoạt động ngoại khóa của 1 đơn vị GĐPT

8) Ban bảo trợ GĐPT

IV.Tính gắn bó mật thiết của GĐPT với Giáo hội

1) Sự nương tựa tâm linh của đoàn viên GĐPT vào ngôi Tam Bảo

2) Mối quan hệ tương duyên giữa GĐPT với Thầy trụ trì và các cấp lãnh đạo Giáo hội địa phương

3) Nguyên nhân cội rễ về tình trạng phân hóa hiện nay trong tổ chức GĐPTVN

V.Nội quy GĐPT và Nội quy Huynh trưởng GĐPT

1) Ý nghĩa ra đời Nội quy GĐPT và khái quát các chương, điều

2) Ý nghĩa ra đời Nội quy Huynh trưởng và khái quát các chương, điều

3) Huynh trưởng GĐPT, một hình ảnh người Phật tử chân chánh của Phật

Giáo Việt Nam

 

C-ĐƯỜNG HƯỚNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC GĐPT

 

I.Mục đích giáo dục trong GĐPT

II.Nội dung giáo dục trong GĐPT

1) Phật pháp – Tinh thần – Lịch sử (Trí dục – Đức dục)

2) Kỹ năng sống (Hoạt động thanh niên) (Thể dục – Đức dục)

3) Văn nghệ (Mỹ dục)

4) Tu tập tự thân (giáo dục Tâm linh)

III. Phương pháp giáo dục trong GĐPT

1) Phương pháp huân tập

2) Phương pháp lý giải

3) Phương pháp hoạt động

4) Phương pháp quán niệm

IV. Lợi ích của giáo dục GĐPT

1) Lợi ích giáo dục GĐPT đối với sự tu tập của đoàn viên GĐPT

2) Lợi ích giáo dục GĐPT đối với gia đình, xã hội và giáo hội

V. Sự phân chia đối tượng giáo dục trong GĐPT

1) Ý nghĩa, mục đích sự phân chia đối tượng giáo dục trong GĐPT

2) Phân chia theo giới tính: ngành Nam – ngành Nữ

3) Phân chia theo độ tuổi: ngành Thanh – ngành Thiếu – ngành Đồng

 

D-NHỮNG THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC HIỆN NAY ĐỐI VỚI

SINH HOẠT GĐPT

1) Những thuận lợi chủ quan và khách quan

2) Những khó khăn chủ quan và thách thức từ hoàn cảnh khách quan

3) Đổi mới sinh hoạt GĐPT như thế nào ?

 

E-MỘT VÀI KIẾN NGHỊ LÊN GIÁO HỘI PGVN CÁC CẤP

1) Cần có một giáo trình về GĐPT đưa vào chương trình dạy tại các

trường Phật học và tại các khóa bồi dưỡng trụ trì trong cả nước

2) Những việc làm trước mắt nhằm tạo điều kiện cho sinh hoạt GĐPT được phát triển rộng khắp và theo đúng đường lối, chủ trương Giáo hội PGVN

3) Chấm dứt tình trạng phân hóa hiện nay trong sinh hoạt GĐPTVN

Và người khác không biết,
Chúng ta đây bị hại.
Chỗ ấy, ai hiểu được
Tranh luận được lắng êm.

Phẩm Song Yếu

Tháng 11 năm 2024
21
Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Thứ 5
Ngày Kỷ Sửu
Tháng Ất Hợi
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
21
Tháng 10
Kiên Giang