Tìm Hiểu về Gia Đình Phật Tử – Kỳ 56: Sự Phân Chia Đối Tượng Giáo Dục Theo Độ Tuổi

G

TÌM HIỂU VỀ GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

C – ĐƯỜNG HƯỚNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC GĐPT

I.Mục đích giáo dục trong GĐPT

II.Nội dung giáo dục trong GĐPT

III. Phương pháp giáo dục trong GĐPT

IV. Lợi ích của giáo dục GĐPT

V. Sự phân chia đối tượng giáo dục trong GĐPT

1) Ý nghĩa, mục đích sự phân chia đối tượng giáo dục trong GĐPT

2) Phân chia theo giới tính: ngành Nam – ngành Nữ

3) Phân chia theo độ tuổi: ngành Thanh – ngành Thiếu – ngành Đồng

SỰ PHÂN CHIA ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC

TRONG GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

I-Ý NGHĨA, MỤC ĐÍCH:

II-PHÂN CHIA THEO GIỚI TÍNH:

III-PHÂN CHIA THEO ĐỘ TUỔI:

Kỳ 56

SỰ PHÂN CHIA ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC

THEO ĐỘ TUỔI

I)Ý nghĩa mục đích:

Trong suốt cuộc đời của một người từ khi sinh ra cho đến lúc nhắm mắt lìa đời, thường trải qua các giai đoạn: ấu niên, đồng niên, thiếu niên, thanh niên, trung niên và lão niên. Cùng một con người, nhưng trong từng giai đoạn, con người ấy sống với một thể chất khác nhau và một tinh thần (tri thức, kinh nghiệm, suy nghĩ, tánh tình…) khác nhau, ngoài ra, hoàn cảnh sống ở từng độ tuổi cũng có nhiều khác biệt nhau. Do đó, không thể có sự hòa hợp trong cung cách, lối sống, sức khỏe, suy nghĩ… giữa các lứa tuổi với nhau. Từ đó, để đạt kết quả trong giáo dục, tổ chức Gia Đình Phật Tử (GĐPT) đề ra nguyên tắc phân chia đối tượng giáo dục theo độ tuổi.

II. Sự phân chia độ tuổi trong GĐPT:

Để phù hợp với tâm sinh lý của từng độ tuổi trong sinh hoạt và tu học, tổ chức GĐPT phân chia đối tượng giáo dục như sau:

1. Ngành Đồng: bao gồm những đoàn sinh từ 6 đến 12 tuổi

2. Ngành Thiếu: bao gồm những đoàn sinh từ 13 đến 18 tuổi

3. Ngành Thanh: bao gồm những đoàn sinh từ 19 tuổi trở lên

III. Sự phân chia độ tuổi trong sinh hoạt:

Để phù hợp với tâm sinh lý của từng độ tuổi, giờ giấc, hình thức và nội dung sinh hoạt của từng ngành cũng khác nhau. Thí dụ:

1. Ngành Đồng:

-Giờ giấc sinh hoạt của hai đoàn Oanh Vũ nam và Oanh Vũ nữ ngắn hơn các đoàn kia

-Hình thức sinh hoạt nhẹ nhàng, gần gũi, thân mật, giống như một buổi đi chơi, hay một buổi trò chuyện giữa anh (chị) với các em.

-Nội dung sinh hoạt là sự khám phá những điều mới lạ hơn là "nhồi nhét" kiến thức qua các môn học

2. Ngành Thiếu:

-Giờ giấc sinh hoạt cho phép kéo dài hơn ngành Đồng

-Hình thức sinh hoạt vẫn nhẹ nhàng nhưng cần có kỷ luật và khuyến khích sự thể hiện cá tính, tài năng của từng cá thể

-Nội dung sinh hoạt hướng đến sự sáng tạo và đòi hỏi một số kỹ năng nơi các em

3. Ngành Thanh:

-Giờ giấc sinh hoạt có thể dài hơn hai ngành Thiếu và đồng

-Hình thức sinh hoạt thể hiện tính nghiêm túc và có chiều sâu

-Nội dung thường đi sâu vào các đề tài giáo lý hơn là hoạt động chân tay.

IV. Sự phân chia độ tuổi trong tu học:

Đặc tính của Phật pháp là thậm thâm vi diệu. Tùy theo đối tượng nghe pháp, diễn giả có thể khéo nói một đề tài trong vòng 30 phút, nhưng cũng có thể nói cùng đề tài ấy trong một buổi, một ngày, thậm chí cả tháng… Đấy là nguyên tắc soạn bài hướng dẫn đoàn sinh trong GĐPT. Nguyên tắc ấy cũng được ứng dụng trong việc phân chia độ tuổi trong chương trình tu học của GĐPT. Thí dụ:

1. Ngành Đồng:

-Cần những đề tài cụ thể, đoàn sinh tiếp thu đề tài qua các phương tiện trực quan

-Chọn những đề tài Phật pháp phù hợp với mức độ suy nghĩ của lứa tuổi nhi đồng

-Cách giảng dạy giống như kể một câu chuyện cổ tích

-Không cần chép bài, chỉ sử dụng trí nhớ qua nghe kể chuyện (Vì chuyện kể không có quá nhiều tình tiết). Nếu cần chép bài thì nên cho các em ghi các "từ khóa" có tác dụng gợi nhớ đến đề tài hơn là chép toát yếu dài dòng.

2. Ngành Thiếu:

-Đề tài dành cho ngành Thiếu bắt đầu đi vào lý giải những vấn đề trừu tượng và đòi hỏi quá trình tư duy ở đoàn sinh.

-Huynh trưởng không còn kể chuyện cổ tích như ở ngành Đồng, mà nên đặt thành những câu hỏi, những thắc mắc và gợi ý cho đoàn sinh lý giải, thảo luận và đi đến kết luận.

-Tránh những chi tiết huyền bí khó giải thích theo khoa học. Người dạy cần đọc nhiều, biết nhiều để thỏa mãn cơn khát "thắc mắc" của các em.

-Cần liên hệ giáo lý với các vấn đề thực tiễn của đời sống xã hội hôm nay

1463674 187336764792171 432291398 n

3. Ngành Thanh:

-Tâm lý ngành Thanh là thích chuyên sâu vào các đề tài Phật pháp. Một số đoàn sinh ngành Thanh trong quá trình đến với đạo Phật, đã tham gia các đạo tràng tu các pháp môn khác nhau trước khi gia nhập GĐPT. Do vậy, đây là đối tượng khó hướng dẫn nhất trong GĐPT

-Muốn hướng dẫn ngành Thanh có kết quả, đòi hỏi phải do đích thân chư tăng, ni đã qua trường lớp giảng sư. Nếu là huynh trưởng hướng dẫn thì đó phải là người trọng tuổi, có uy tín và có kiến thức Phật học sâu.

-Các đề tài Phật học dành cho ngành Thanh không hạn chế, tuy nhiên vẫn phải bảo đảm tính tiệm tiến (từ thấp lên cao)

KẾT LUẬN

Sự phân chia đối tượng giáo dục theo độ tuổi trong GĐPT là việc làm mang tính khoa học, cũng giống như nền giáo dục quốc gia với các cấp học: mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học…

Người huynh trưởng, trước khi nhận trách vụ hướng dẫn đoàn sinh, tuyệt đối phải am hiểu vấn đề này. Thầy trụ trì hay cấp lãnh đạo một đơn vị GĐPT cũng cần hiểu biết về việc làm này để chọn người có đức tính phù hợp với từng lứa tuổi để chỉ huy và hướng dẫn các em tu học đạt kết quả.

Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Không ôm hiềm hận ấy,
Hận thù được tự nguôi.

Phẩm Song Yếu

Tháng 10 năm 2024
08
Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Thứ 3
Ngày Ất Tỵ
Tháng Giáp Tuất
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
06
Tháng 09
Kiên Giang