Tìm Hiểu Về Gia Đình Phật Tử – Kỳ 47: Phương Pháp Giáo Dục Trong GĐPT

G

TÌM HIỂU VỀ GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

C – ĐƯỜNG HƯỚNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC GĐPT

I.Mục đích giáo dục trong GĐPT

II.Nội dung giáo dục trong GĐPT

1) Phật pháp – Tinh thần – Lịch sử (Trí dục – Đức dục)

2) Kỹ năng sống (Hoạt động thanh niên) (Thể dục – Đức dục)

3)Hoạt động xã hội (Đức dục)

4) Văn nghệ (Mỹ dục)

5) Tu tập tự thân (giáo dục Tâm linh)

III. Phương pháp giáo dục trong GĐPT

1) Phương pháp huân tập

2) Phương pháp lý giải

3) Phương pháp hoạt động

4) Phương pháp quán niệm

Kỳ 47:

III. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRONG GĐPT

2)Phương pháp giáo dục Lý giải:

a-Định nghĩa:

Phương pháp Lý giải là dùng tư duy của lý trí cộng với phương pháp lý luận của Phật Giáo để giải thích vấn đề cho sáng tỏ hoàn toàn, không còn nghi ngờ hay mù mờ nào nữa.

Phật Giáo không như những tôn giáo nhất thần và đa thần ở chỗ, Đức Phật không bắt buộc người Phật tử phải tin tưởng một cách tuyệt đối và mù quáng vào lời dạy của Ngài. Ngài dạy rằng: "Trước khi tin vào một điều gì, các người hãy tư duy, quán chiếu, thể nghiệm về điều ấy cho chín chắn…" Vì vậy, giáo dục Phật giáo rất xem trọng phương pháp Lý giải.

Phương pháp lý giải cần được hỗ trợ bởi phương pháp Nhân minh luận, phương pháp Hoạt động và phương pháp Quán niệm, như vậy sẽ giúp cho việc lý giải mau sáng tỏ hơn và đưa đến niềm tin chắc chắn hơn.

10561658 264376303769978 6108148910837920348 n

b-Áp dụng phương pháp Lý giải vào sinh hoạt GĐPT:

-Trong khi đối với ngành Oanh, huynh trưởng chỉ áp dụng phương pháp Huân tập là chính, thì ở ngành Thiếu và ngành Thanh, huynh trưởng phải chọn phương pháp Lý giải làm phương pháp trọng yếu, vì ở độ tuổi từ 15 trở lên, các em đã bắt đầu phát triển tư duy bằng lý trí, các em chỉ chấp nhận những điều nào đã được huynh trưởng lý giải sáng tỏ chứ không dễ dãi chấp nhận bất cứ điều gì do huynh trưởng nói ra.

-Muốn áp dụng phương pháp Lý giải thành công, bản thân huynh trưởng hướng dẫn phải có vốn Phật học khá phong phú, đồng thời có kiến thức về đời sống dồi dào, cộng với nghệ thuật ăn nói, lý luận ở trình độ nhất định.

-Phương pháp Lý giải đôi khi cần được hỗ tương bằng phương pháp Hoạt động. Thí dụ: học về đề tài Hạnh Từ Bi, sau khi dùng lý giải để giải thích Từ Bi là gì ? người có lòng từ bi thì được những lợi ích gì ? làm sao để tâm hồn ta tăng trưởng hạnh từ bi v.v… Huynh trưởng có thể tổ chức cho đoàn sinh đi thăm một trại trẻ mồ côi hay một nhà dưỡng lão để các em trực tiếp cảm nhận thế nào là tình thương và tự tay làm những việc nhỏ để giúp đỡ cho những đối tượng bất hạnh này, từ đó bài học về Hạnh Từ Bi sẽ sâu sắc hơn

-Phương pháp Lý giải cũng cần được hỗ tương bởi phương pháp Quán niệm. Thí dụ: trước khi đi vào một đề tài Phật pháp, huynh trưởng cho các em niệm Phật hoặc thực hành 5 phút Chánh niệm. Như vậy sẽ giúp tâm các em bớt lăng xăng, dễ tập trung tiếp thu bài học hơn.

-Trong khi áp dụng phương pháp lý giải vào việc hướng dẫn các đề tài tu học cho đoàn sinh, huynh trưởng nên lưu ý tránh những điều bất cập sau đây:

+Không nói quá dài khiến các em dễ xao lãng

+Không dùng những từ ngữ cao xa khó hiểu dễ khiến các em chán nghe

+Không tạo không khí quá nghiêm túc đến độ trở thành khô khan, buồn tẻ

-Huynh trưởng phải biết lợi dụng những hình thức hỗ trợ sau đây:

+Đàm thoại: đặt nhiều câu hỏi giúp đoàn sinh tìm ra vấn đề

+Trực quan: cần có thêm những phương tiện  như: tranh vẽ, hình ảnh hay một đồ vật… liên quan đến đề tài để giúp các em tiếp thu nhanh chóng bài học.

+Kể chuyện: một câu chuyện có thật ngoài đời hoặc một câu chuyện trong sách vở giúp các em chú ý hơn vào đề tài sắp học và hướng dẫn các em nói lên những ý tưởng mà huynh trưởng muốn truyền đạt đến các em

-Phương pháp Lý giải giúp cho đoàn sinh tăng trưởng trí tuệ, tránh được tình trạng "học vẹt" mà đa số học sinh các trường phổ thông hay mắc phải.


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

Và người khác không biết,
Chúng ta đây bị hại.
Chỗ ấy, ai hiểu được
Tranh luận được lắng êm.

Phẩm Song Yếu

Tháng 10 năm 2024
18
Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Thứ 6
Ngày Ất Mão
Tháng Giáp Tuất
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
16
Tháng 09
Kiên Giang