1)Sự nương tựa tâm linh của đoàn viên GĐPT vào ngôi Tam Bảo
2)Mối quan hệ tương duyên giữa GĐPT với Thầy trụ trì và các cấp lãnh đạo Giáo hội địa phương
3)Nguyên nhân cội rể về tình trạng phân hóa hiện nay trong tổ chức GĐPTVN
3)Nương tựa vào "Thân Giáo" của hàng Tăng Bảo :
Lớp trẻ thường nhìn đời bằng cặp kính màu "trực cảm" trong khi lý trí chưa phát triển đầy đủ. Vì vậy, GĐPT đưa ra một phương pháp giáo dục phù hợp với tâm lý này gọi là phương pháp huân tập.
Phương pháp giáo dục huân tập là tạo cho các em tiếp xúc với một môi trường thiện lành để các em sống trong đó, bắt chước theo đó để rồi dần dần trở thành nề nếp trong suy nghĩ, lời nói và lối sống của các em.
Môi trường thiện lành là môi trường mà trong dó mọi người đều biểu hiện ý nghĩ, lời nói và việc làm chân chính của người Phật tử chân chính. Tăng bảo là đối tượng mà các em đoàn sinh GĐPT chăm chú nhìn vào, noi gương và học hỏi trong quá trình đến với tổ chức Áo Lam. Do vậy, hình ảnh tăng, ni là bài học không lời nhưng vô cùng sâu sắc đối với các em. Nếu hình ảnh tăng, ni mà các em gặp hằng ngày là hình ảnh đẹp thì nó sẽ có tác dụng tích cực giúp các em thêm tín tâm vào đạo Phật, giúp các em tinh tấn hơn trên con đường tu học và trong tương lai chắc chắn các em sẽ trở thành những Phật tử thuần thành, chân chánh, gắn bó sống chết với Phật Giáo trọn đời.
Nói đến hình ảnh đẹp của hàng Tăng Bảo là không chỉ nói đến vẻ đẹp bề ngoài, mà quan trọng là nơi đức hạnh mà tăng, ni thể hiện trong đời sống thường ngày. Đó chính là bài học "thân giáo" của tăng bảo dành cho đoàn viên GĐPT.
4)Nương tựa vào sự quan tâm giáo dưỡng của Giáo hội :
GĐPT, từ ngày ra đời đến nay, luôn luôn là đứa con hiếu của giáo hội các cấp dù bất cứ trong hoàn cảnh nào. Tuy sự nghiệp GĐPT, chủ yếu là do người cư sĩ đảm đương, nhưng nếu thiếu sự quan tâm bảo bọc chở che, nhất là sự ân cần giáo dưỡng của chư tôn đức trong giáo hội qua các thời kỳ, thì GĐPT không thể phát triển lớn mạnh như ngày nay.
Thực tế cho thấy, nhờ có Giáo hội bảo bọc chở che mà vào kỳ đại hội Phật Giáo Việt Nam toàn quốc lần thứ IV (1997), sinh hoạt GĐPT đã được phục sinh sau nhiều năm vắng bóng. Tại các tỉnh, thành, cũng nhờ vào tấm lòng bao dung thương mến của giáo hội địa phương mà GĐPT có được chỗ đứng vững vàng về mặt pháp lý để duy trì và phát triển sinh hoạt. Nhất là tại các cơ sở tự viện, nhờ có sự bảo bọc của thầy trụ trì và tăng ni trụ xứ mà các đơn vị GĐPT mới có nơi sinh hoạt cùng với nhiều phương tiện hỗ trợ khác.
Về mặt giáo dưỡng, từ khi GĐPT ra đời, chư tôn đức khắp nơi đã bỏ nhiều công sức vạch chương trình tu học , giảng dịch kinh điển soạn thành sách giáo khoa dành riêng cho GĐPT, tiêu biểu như cuốn "Phật Pháp GĐPT" do quý Thầy Minh Châu, Thiên Ân, Chơn Trí, Đức Tâm biên soạn được sử dụng qua rất nhiều năm tháng.
Sinh hoạt GĐPT được đặt dưới sự dẫn dắt của vị Phó Ban trị sự kiêm Trưởng Ban Hướng dẫn Phật tử. Nói cách khác, GĐPT được giáo dưỡng bởi một vị giáo phẩm đứng vào hàng quan trọng nhất nhì trong cơ chế nhân sự của giáo hội địa phương.
Chính sự thương yêu, bảo bọc và giáo dưỡng của giáo hội đối với GĐPT qua các thời kỳ đã hình thành nên tình thầy trò, nghĩa cha con giữa chúng Trung Tôn với hàng ngũ huynh trưởng và đoàn sinh GĐPT suốt hơn 70 năm trong lịch sử cận đại của Phật Giáo Việt Nam; đã viết nên những trang sữ oai hùng, trong đó hình ảnh đoàn viên Áo Lam sát cánh bên những chiếc y vàng, y nâu chung tay bảo vệ đạo pháp là minh chứng hùng hồn cho sự nương tựa của đoàn viên GĐPT vào chư tôn đức trong giáo hội qua các thời kỳ.