Đại Đường Tây Vức Ký (kỳ 5)

G

ĐẠI ĐƯỜNG TÂY VỨC KÝ

                                                                             Pháp Sư HUYỀN TRANG

(kỳ 5)

QUYỂN THỨ HAI
(3 nước)
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang phụng chiếu Vua dịch
Chùa Đại Tổng TrìSa Môn Biện Cơ soạn

  1. Nước Lam Bà
  2. Nước Na Yết La Yết
  3. Nước Kiền Đà La

Những nước này thuộc về Ấn Độ; nhưng lễ nghĩa phong tục khác nhau. Nên có thể nói là riêng biệt. Hoặc nói là: Hiền Đậu. Đây dịch theo âm gọi là Ấn Độ. Người người tuỳ theo đó mà xưng là người Ấn Độ. Do những phong tục khác nhau mà có tên gọi khác nhau. Tiếng gọi Ấn Độ này có nghĩa là: Tốt đẹp. Đời nhà Đường gọi Ấn Độ có nhiều tên khác nhau. Nhưng có một tên xưng gọi nghĩa là mọi loài bị luân hồi không gián đoạn. Vì vô minh tăm tối nên chưa ra khỏi nơi này. Giống như mặt trời chiếu sáng làm tỏ rạng chỗ tối tăm. Tuy có ánh sáng ngôi sao chiếu đó. Há làm sao sáng bằng được ánh sáng mặt trăng? Vì nhân duyên ấy nên ở đây dụ cho mặt trăng là điều tốt đẹp, mà với đất nước này Thánh hiền tương tục xuất hiện như ánh sáng mặt trăng rọi soi. Do ý nghĩa nầy mà có tên là Ấn Độ. Ấn Độ được chia ra nhiều dân tộc và chủng loại khác nhau. Nhưng Bà La Môn vẫn là một giai cấp cao quý, mà từ tục lệ đã biến thành như vậy. Trải qua nhiều thời gian sai khác, gọi chung là nước Bà La Môn.

Nếu nói về lãnh vực biên giới, có thể nói rằng chung quanh Ấn Độ có năm nước và chu vi rộng hơn 90.000 dặm. Ba bên đều có biển. Phía bắc giáp Hy Mã Lạp Sơn. Phía bắc rộng phía nam hẹp. Hình dạng như mặt trăng khuyết. Trong đó còn chia ra hơn 70 nước nữa. Đa phần thuộc về nhiệt đới. Đất đai có nhiều suối nước nóng. Phía bắc có nhiều núi đồi. Phía đông có sông ngòi và ao hồ. Phía nam cây cỏ tốt tươi. Phía tây đất đai phì nhiêu. Đại khái xin lượt qua như vậy.

Đại đa số được gọi là Du Thiện Na. Du Thiện Na có nghĩa là từ xưa các vị Thánh Vương mỗi ngày đều đi du hành. Theo truyện cổ một Du Thiện Na hơn 40 dặm. Theo phong tục của nước Ấn Độ chỉ có 30 dặm. Theo giáo lý viết chỉ có 16 dặm. Cuối cùng phân tích một Du Thiện Na là tám Câu Lô Xá (Krosa – theo Tỳ Đàm Luận: bốn gang tay là một cung, 500 cung là một Câu Lô Xá, là hai dặm, tám Câu Lô Xá là một Do Tuần tức 16 dặm). Câu Lô Xá có nghĩa là tiếng rống của con bò có thể nghe được (năm dặm) nên xưng là Câu Lô Xá. cũng có định nghĩa khác: một Câu Lô Xá là 500 cung. Một cung là bốn Mạch. Một Mạch chia làm 24 Chỉ. Một Chỉ tức là bảy hạt lúa.

Cho đến gọi là Lông bò, lông dê, sừng thỏ, nước đồng, cũng còn gọi 7 phần này là một Vi trần. Vi trần chia ra làm 7 phần nhỏ nữa gọi là Cực vi trần. Cực vi trần thì không thể chia thêm nhỏ nữa. Nếu chia thêm sẽ trở về không. Cho nên gọi là cực vi vậy. Cũng có lịch âm dương đối chiếu theo ngày tháng, xưng gọi là đặc thù không khác. Tuỳ theo ngôi sao mà định hướng của tên tháng. Thời gian ngắn nhất gọi là sát na. 120 sát na làm một Đản Sát Na. 60 Đản Sát Na thành một Thử thần. 30 Thử thần là một Mâu Hồ Phiêu Đa. Năm Mâu Hồ Phiêu Đa là một giờ. Sáu giờ thành một ngày một đêm. Nhưng cũng có nơi chia ra mỗi ngày đêm có tám giờ. Đầu tháng cho đến giữa tháng là tháng trắng.

Giữa tháng có trăng cho đến tháng cuối gọi là tháng đen. Phần đen là trước ngày 14 và 15. Trăng thì có trăng già và trăng non. Có trăng và không trăng (trắng và đen) hợp thành một tháng. Sáu tháng như vậy là một hành. Mặt trời đi bên trong gọi là bắc hành, mặt trời đi bên ngoài gọi là nam hành. Tổng cộng có 2 hành hợp lại thành 1 năm. Mỗi năm chia ra làm 6 mùa. Từ 16 tháng giêng đến 15 tháng 3 là mùa ít nóng. Từ 16 tháng 3 cho đến 15 tháng 5 là mùa nóng nhất. Từ 16 tháng 5 cho đến 15 tháng 7 là mùa mưa. Từ 16 tháng 7 cho đến 15 tháng 9 là mùa tạnh. Từ 16 tháng 9 đến 15 tháng 11 là mùa ít lạnh. Từ 16 tháng 11 đến 15 tháng giêng là mùa thật lạnh.

Giáo lý của Đức Như Lai chia ra làm 3 mùa. Từ 16 tháng giêng đến 15 tháng 5 là mùa nóng. Từ 16 tháng 5 cho đến 15 tháng 9 là mùa mưa. Từ 16 tháng 9 đến 15 tháng giêng là mùa đông. Hoặc cũng có nơi gọi 4 mùa, gọi là xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân có 3 tháng. Gọi là tháng Đản La, tháng Phục Khá Xứ, Kỳ Sắt Ngỏa. Những tháng này từ 16 tháng giêng đến 15 tháng tư. Mùa Hạ có 3 tháng, đó là tháng Loại Sa Trà, tháng Thất La Phiệt Nô, tháng Bà La Bát Đa. Những tháng này từ 16 tháng 4 đến 15 tháng 7. Mùa thu có 3 tháng. Đó là tháng An Ổn Thần Phố Xà, tháng Ca Sắt Vệ Ca, tháng Vị Già Thỉ La. Những tháng này từ 16 tháng 7 đến 15 tháng 10.

Trong ba tháng mùa đông gồm có: tháng Vị Báo Xa, tháng Ma Khứ và tháng Loại Lặc Thê Nô. Những tháng này từ 16 tháng 10 đến 15 tháng giêng. Cho nên Tăng tín đồ của Ấn Độ theo lời Phật dạy, họ có hai mùa an cư. Hoặc trước 3 tháng hoặc sau 3 tháng. Trước 3 tháng có nghĩa là từ 16 tháng 5 đến 15 tháng 8. Sau 3 tháng có nghĩa là từ 16 tháng 6 cho đến 15 tháng 9. Chữ Tiền được dịch nghĩa theo Kinh luật hoặc gọi là một Tọa Hạ hay một Tọa Lạp (một tuổi đạo). Đây là những tục lệ cổ. Chẳng giống với Trung Quốc về âm vận hoặc phương ngôn khi chuyển dịch ra như vậy. Cho nên sự nhập thai của Đức Như Lai cũng như Đản Sanh, Xuất Gia, Thành Phật, Nhập Niết Bàn, ngày giờ đều có sự sai khác. Nguyên nhân như sau.

Phàm chỗ ở, làng mạc, thành ấp cho đến phố xá, thị thành, do trải qua địa bàn mà tạo nên đường xá rộng hẹp. Có người ở chỗ cao ráo đẹp đẽ. Có người ở chỗ ô uế tạp cư. Những kẻ sống bên ngoài đi đứng qua lại thành phải trái. Từ chỗ ở đó chế tạo ra những công việc thành thục. Do địa thế và khí hậu khác nhau mà thành. Cho nên làm tường hoặc bằng tre gỗ hoặc bằng những loại gạch nhiều hồ than. Tất cả những khác biệt đó ở trong mùa hạ. Những loại bằng cỏ bằng mây tạo nên những tấm thảm để trang sức trên những bức tường bằng đá bằng than.

Dưới đất có trải phân bò cho là sạch, có lúc rải hoa lên đó; nên có điều khác lạ. Mà ở các chùa thường không làm như vậy. Các chùa thường làm 4 lầu 3 từng. Trên nóc có đòn dông chạm khắc nhiều hình tướng. Trên tường có những bức hoạ đồ nhiều màu sắc khác nhau mà thứ dân thì không như thế. Phòng ở giữa cao lớn rộng hơn. Tầng thứ nhì có khắc các hình tướng không giống nhau. Cửa thường hướng về đông. Buổi sáng ngồi xoay mặt về hướng đông cho đến ngủ nghỉ thì dùng thằng sàng (giường dây) để ngủ.

Vua chúa, trưởng giả, thứ dân có sự khác nhau. Những sự trang sức có quy củ và không sai biệt mấy. Nơi chỗ ngồi của quân Vương thường cao rộng. Đặc biệt thường ngồi trên tòa sư tử, được làm bằng những loại trân bảo. Hàng trăm loại quý giá được điêu khắc khác nhau nơi y phục cũng như đồ mặc. Rõ ràng có sự sai khác rất nhiều. Phía người nam mặc đồ bao bọc chung quanh qua phía vai hữu. Người nữ mặc kín đáo hơn. Ở trên đầu có để tóc ngắn. Hoặc có dấu hiệu khác tục. Cổ thì choàng hoa tươi, thân hình thì đeo anh lạc. Đây là những y phục kiều diễm làm bằng vải và những đồ trân quý cũng như bằng lụa hoặc bằng vỏ cây.

Cũng có khi bằng loại gai hoặc bằng vải cũng như lông dê. Những y phục đặc biệt được làm bằng lông thú. Lông chim đẹp cũng là một loại y phục trân quý vậy. Ở phía bắc Ấn Độ phong thổ lạnh lẽo nên y áo được chế biến khác hơn. Bên ngoài được mặc thêm nhiều áo khác nhau giống như lông con chim khổng tước hoặc trang sức những anh lạc. Hoặc chẳng để lộ hình. Hoặc lấy cỏ mây che thân thể. Hoặc cạo tóc hoặc bới đầu. Những loại thể như thế không có định hướng cũng như màu sắc khác nhau. Pháp phục của Sa Môn chỉ có ba y và Tăng Khước Kỳ cũng như Nê Thần Thử La. Ba y cũng được cấu tạo không giống nhau. Hoặc ngắn dài rộng hẹp, hoặc lớn nhỏ khác nhau.

Tăng Khước Kỳ vai trái rộng, hai bên trái mở ra, bên phải đóng lại để bao bọc lên người. Nê Thần Thử La (Niết Bàn Tăng) không có dây cột giống như áo. Tất cả đều tính thành một bộ y mà mỗi bộ đều khác nhau, màu sắc vàng đỏ cũng không giống nhau. Sát Đế Lợi Bà La Môn sự ăn ở cũng khác nhau. Quốc vương đại thần ăn mặc đẹp lạ. Hoa cài tóc, cổ trang sức gồm nhiều đồ anh lạc để hoá trang. Trong ấy cũng có nhiều thương gia giàu có làm như vậy. Người người có nhiều khác biệt như tục nhuộm răng hoặc đỏ hoặc đen. Tóc, răng, tai, mũi mắt cũng đều làm đẹp như thế.

Tất cả cũng chỉ mục đích làm cho đẹp và trong sạch. Phàm ăn uống, trước tiên có tẩy rửa, phải dùng rượu và dùng những chén bát khác nhau. Cũng có dùng chén bát bằng vàng, bằng bạc, bằng đồng. Ở trong những trường hợp ăn uống như thế tăm xỉa răng cũng cốt làm sạch. Nước súc miệng cũng không là điều chấp trước. Mỗi khi tắm rửa thường dùng hương thơm của lá cây hay bằng bột trầm, bột nghệ. Khi quân vương tắm thì âm nhạc trổi lên, ca hát tế lễ rất là hưyên náo.Dai Tuong Tay Vuc Ky P5 B

Chữ nghĩa rõ ràng. Do Phạm Thiên chế ra gồm 47 chữ. Nhờ vào những vật hợp thành mà trở nên chuyên dụng. Rồi phát triển rộng ra. Đây là nguyên nhân vậy. Rồi từ đó người địa phương cải biến lại. Ngôn ngữ nầy sau nầy cũng có sự thay đổi từ bổn gốc mà lấy Trung Tâm Ấn Độ làm tiêu chuẩn, để điều hòa tiếng Phạn rõ ràng hơn. Vần đọc thanh cao lấy người làm quy tắc. Những nước khác lân cận cũng được giáo dục thành thục như thế. Có sự cạnh tranh muốn bảo toàn thuần phong mỹ tục. Cho nên trong những thơ văn lời nói vẫn còn tồn tại. Sử chép rằng gọi chung những điều như thế là Ni La Tế Trà. Tốt, xấu đều do nơi đây mà ảnh hưởng vậy, mà mở ra 12 chương tốt đẹp để chỉ đạo. Sau bảy tuổi thì lãnh thọ Ngũ Minh Đại Luận

  • Một là Thanh Minh, giải nghĩa những chữ huấn dụ. Chú giải những mục sớ văn.
  • Hai là Công Xảo Minh là những cơ quan kỹ thuật và lịch âm dương đối chiếu
  • Ba là Y Phương Minh. Cấm chỉ những tà thuật về thưốc men có ngải bằng đá kim
  • Bốn là Nhơn Minh, khảo sát việc chánh tà nghiên cứu tìm chơn ngụy
  • Năm là Nội Minh, nghiên cứu về diệu lý nhân quả, ngũ thừa.

Đây là bốn luận Vệ Đà của Bà La Môn:

– Thứ nhất là Thọ, nghĩa là duỡng nuôi tánh thiện,
– Thứ hai là Từ nghĩa là tế tự cầu nguyện
– Thứ ba là Bình, nghĩa là lễ nghi binh pháp quân trận
– Thứ tư là Thuật, nghĩa là dùng y học để đối lại với những ma chú.

Vị Thầy bắt buộc phải nghiên cứu rộng rãi tinh vi ý nghĩa nầy. Để minh thị ý nghĩa dẫn đạo to lớn trong lời nói tế nhị. Đề cao những việc thiện khắc ghi vào danh bạ. Nếu mà ý thức được nhiều thì sẽ làm nguyên tắc sống rõ. Thành sự học nghiệp phải trải qua ba mươi năm. Lúc đó chí nguyện mới đạt thành. Mới có thể hưởng lộc đầu tiên về đạo đức của một vị Thầy. Cho nên đây là sự chiếm cứ tốt đẹp nhất của việc biết rộng vậy. Đây là sự biểu hiện của những vật bên ngoài chìm nổi thay đổi, đây là sự chịu đựng không sợ tai tiếng từ xa. Nếu nhà vua có tà vạy, chưa thể khuất phục được, nhưng vì việc nước là trọng thì phải thông qua tập tục cao sáng đó. Đồng thời cũng tán thành mệnh lệnh của long thể là trọng yếu.

Cho nên có thể có ý chí mãnh liệt để học hỏi, quên đi những nghề nghiệp đi xa mệt mỏi. Sự tìm đạo phải nương theo lý lẽ nhân nghĩa không quá xa hơn ngàn dặm. Nhà tuy giàu mà có ý chí ra đi, đầu óc rõ ràng. Quý trọng để biết đạo chứ không xấu hổ để tham tài. Vui chơi đoạ nghiệp vào sự ăn mặc. Chẳng phải vì đức hạnh lại chẳng thực tập, vì sự sỉ nhục đến tạo nên tai tiếng cao xa, như giáo lý của đức Phật tuỳ loại mà được thành tựu.

Đến Thánh quả của chánh pháp kia còn xa vời trách nhiệm nghe thấy giải thích đều do tâm nầy vậy. Nghe biết thực hành để được ngộ đạo. Chấp trước tranh luận để làm sáng tỏ. Những môn học chuyên môn khác làm cho thấy rõ sự sai biệt. Mười cõi, tám loài mỗi mỗi đều rõ ràng. Đại Thừa, Tiểu Thừa hai giáo đều có sự riêng biệt; nơi đây đều có sự yên tĩnh tư duy qua sự đi đứng nằm ngồi. Định tuệ lắng yên sự tranh tụng. Tùy theo điều nầy mà đại chúng được chế ra để phòng ngừa không thể cho rằng Luật Luận Kinh là kinh Phật

– Bộ thứ nhất, tuyên dương, không cần tri sự tăng
– Bộ thứ hai, tăng thêm tư liệu phòng ốc
– Bộ thứ ba, sai bảo thị giả cung kính phụng thờ
– Bộ thứ tư, cho người tịnh hạnh nhơn việc làm
– Bộ thứ năm, đi theo xe voi
– Bộ thứ sáu, dẫn đường theo sau.

Lấy đạo đức đầu nêu cao tánh mệnh, cho nên tập họp để khảo sát những giảng luận nầy về ưu khưyết điểm phân biệt thiện ác mà có đen trắng sáng tối. Trong nầy cũng có sự bàn bạc tế nhị để đề cao Diệu Lý. Những ngôn từ tốt đẹp cũng được triển khai. Đây là bảo tượng cao quý để chỉ đạo như vào trong rừng vậy. Cho đến ý nghĩa hư vọng cũng được chỉnh đốn. Lý giải rõ ràng, nghĩa lý phù hợp với lời nói, tức tùy theo sự hợp nhất giống như đất ở trên tường. Hoặc giả, phải ở nơi tịch tịnh để biểu hiện tánh hiền thuận.

Người ta biết rằng vui theo niềm đạo là điều được khuyến thỉnh để học hỏi. Người xuất gia trở lại đời cũng được gọi là tốt. Tuy nhiên khi còn ở trong Tăng bị phạm luật thì phải bị phạt. Không thể khinh xuất mệnh lệnh của chúng tăng được. Lại ở trong chúng không được nói, cũng không được cùng chúng ở chung, không được cùng chúng ăn cơm, đi ra khỏi trụ xứ phải sống biệt trụ, để phản tĩnh lại việc làm sai trái đầu tiên của mình. Nếu mà nói về chủng tộc có bốn loại như sau:

  • Thứ nhất, Bà La Môn, là những kẻ tịnh hạnh, giữ đạo trinh khiết, tiết tháo.
  • Thứ hai, Sát Đế Lợi, là những kẻ nắm vương quyền, là những bậc nhân chủ trong đời, lấy nhân đức làm chí nguyện
  • Thứ ba, Phệ Xá, là những kẻ buôn bán làm giàu do sự buôn bán gần xa.
  • Thứ tư, Thủ Đà La, là những kẻ nông dân, đem sức lực của mình siêng năng làm việc nhà cửa. Phàm tất cả đều do bốn chủng tộc nầy mà lưu hành.

Về việc hôn phối thì không được vượt qua những giai cấp đó. Nội ngoại gia tộc được cấu thành không phức tạp, người lấy chồng không được tái giá. Nếu không sẽ bị khai trừ ra khỏi tộc đó. Mỗi chủng tộc đều có mỗi tục lệ khác nhau, khó có thể tường lãm hết. Quân Vương trị thế ở đời chỉ có dòng Sát Đế Lợi. Họ được xưng là cao quý trên các tộc khác; nhưng lính tráng của nước nhà được tuyển chọn khác nhau. Cha con chuyên nghiệp cùng theo binh thuật, ở nơi cung điện để phòng vệ. Ra đi chinh phục được cử đi trước. Phàm trong bốn loại binh, thì có bộ binh, mã binh, xa binh và tượng binh.

Voi được điều khiển bởi những người nài, một tướng ngồi lên đó, hai bên tả hữu có quân lính đi theo ngự giá gồm xe tứ mã. Binh tướng theo hầu, cận vệ hai bên để phù trợ xe vua. Quân cỡi ngựa chia ra hộ tống. Phía bắc quân đi bộ là những kẻ dũng sĩ được tuyển chọn cầm theo giáo mác dài và giữ những dao kiếm đi kề. Phàm những khí cụ như thế đều được vót nhọn. cũng gồm có cung tên, dao kiếm, búa lớn, búa nhỏ, giáo mác dài cùng theo xe . Tất cả đều để biểu dương uy thế. Phàm làm như vậy là tục lệ, biểu hiện tính chất mạnh mẽ cấp thời chiếm lĩnh, không được cẩu thả, để có nghĩa là bảo hộ.

Nếu không thì phải bị tội khinh thường sự sống là nghiệp vậy. Ngụy trang những việc làm ấy để trở thành ngụy tín. Chính sách giáo dục phong tục phải điều hòa tốt xấu. Những kẻ hung dữ bị luật pháp quốc gia trừng trị. Có ý mưu hại làm nguy đến Quân Vương, làm chướng ngại v.v… những việc như thế đều bị hình phạt. Vì sự sanh tử chẳng kể nhân luân. Phạm vào lễ nghĩa nghịch lại trung hiếu bị xẻo mũi, cắt tai, chặt tay, và chặt chân. Hoặc đuổi ra khỏi nước. Hoặc phóng thích nhưng bị phạm vào tội ăn cắp tài sản, đa phần bị ở tù cũng như những hình phạt khác, tùy theo vấn đề mà đối sách sự việc để giải quyết.Dai Tuong Tay Vuc Ky P5 A

Nếu kẻ phạm tội quá sức mà muốn làm rõ sự thật thì phải theo án lệnh. Trong đó có bốn điều: dùng nước lửa để trị tội, tội nhân bị bỏ vào nước cùng với đá, khi chìm rồi, nhận sâu xuống mới biết đúng sai. Khi chìm rồi, lấy đá đè lên phạm nhân. Nếu người nổi đá chìm không ổn. Dùng lửa bằng cách đốt cột đồng để tội nhân leo lên đó. Hoặc đốt nơi chân để hỏi cung. Hoặc đưa vào lưỡi. Nếu không có tội không sao, nếu có thì bị tổn thương.

Có bị thương tích hay không do sự thật hư mà có. Kẻ nhu nhược không chịu nổi lửa cháy mạnh. Cây chưa phát hỏa, thì sẽ bị cháy sém. Kẻ thật hư sẽ bị hoa lửa kia đốt cháy. Đây gọi là người bị đá đe nặng nhẹ. Kẻ hư ngụy sẽ bị đá đè lên người. Độc thủ hơn là cho một con dê mang đá đến chỗ tra khảo và người bị kiện cho uống thuốc độc, kẻ xử phạt bắt người đó phải chết. Kẻ hư ngụy sẽ bị chất độc làm hại. Đây là đơn cử bốn điều đã nói để phòng hờ trăm việc trái.

Cho đến nghi thức cung kính cũng có chín nghi lễ. Thứ nhất là nói lời an ủi. Thứ hai là cúi đầu cung kính. Thứ ba là giơ tay cao chào. Thứ tư là chắp tay ngang ngực. Thứ năm là quỳ gối. Thứ sáu là chân để duỗi ra. Thứ bảy là tay duỗi thẳng ra đất. Thứ tám là năm luân đều cong. Thứ chín là năm vóc đều gieo xuống đất. Phàm chín việc này đều phải cung kính. Đây là cái đức cao cả, tận lực cung kính tán thán. Về phía xa hơn nữa thì phải cúi đầu chấp tay. Về phía gần thì chân phải quỳ gối.

Phàm nói năng phải nương vào lệnh trên. Tôn trọng bậc hiền thánh, thọ nhận sự lễ bái tất có sự an ủi. Hoặc cọ sát nơi đầu. Hoặc vỗ về nơi lưng. Lời nói diệu hiền mẫn cảm hướng dẫn minh thị chỗ thân thiết nồng hậu. Xuất gia làm Sa Môn được thọ nhận sự kính lễ. Chỉ có thêm nguyện tốt không dừng lại sự lễ bái. Tùy theo công việc của Tông môn có nhiều khác biệt. Hoặc chỉ một lần. Hoặc hai ba lần. Tâm niệm ấy do sự cầu thỉnh riêng mà được.

Phàm khi gặp bệnh nhịn ăn bảy ngày trong thời kỳ đó sẽ có thuyên giảm. Nếu chưa hết mới dùng đến thuốc than. Tên của những loại thuốc thì không giống nhau. Đây là công việc của y khoa chiếm lĩnh có sự khác nhau. Cuối cùng khi chết đi thì đều nhỏ lệ. Người thân cạo tóc để ngực, áo quần được chế tạo để mặc cư tang thì không hạn định. Khi tống tán nghi lễ có ba loại. Thứ nhất là hoả táng, dùng củi để thiêu. Thứ hai là thủy tán, cho dìm xuống nước để trôi đi. Thứ ba là dã táng, nghĩa là cho xác vào rừng cho chim ăn. Khi Quốc Vương băng hà đầu tiên lập một ban tổ chức cho tang lễ, rồi phân chia trên dưới.

Khi sống lấy đức làm đầu. Khi chết không còn kiêng cử nữa. Những người nhà có tang thì không ăn uống. Sau khi tang lễ xong trở lại bình thường không kiêng kỵ. Những người đi đưa đám chết không sợ dơ hoặc tắm rửa bên ngoài rồi cho vào. Cho đến tuổi tác sống lâu hay chết sớm cũng thế. Khi sống không sợ mệt nhọc đắm chìm. Con thú khi lìa đời còn muốn trở lại nhân gian. Sự sanh tử nặng nhẹ hy vọng vào con đường phía trước. Cho nên người thân thuộc phải biết tạo nên niềm vui bằng tiệc rượu. Hoặc đánh trống thổi kèn để thêm sức. Kẻ trung lưu cũng được sanh thiên. Trong mười cõi ấy một cõi này cũng chưa thấy được. Kẻ xuất gia làm tăng không bị quy vào đây.

Khi cha mẹ mất tụng niệm để nhớ ơn. Xa hơn là cầu việc phước đức. Giữa chính trị và tôn giáo có những điều cũng giản đơn. Nhà nào chẳng có gia phả thì người đó chẳng có thay đổi quá trình. Trong đất đai của Vua chúa cũng chia ra làm bốn loại. Thứ nhất đất ấy nhà nước dùng để làm tế lễ. Thứ hai đất ấy ban cho các tể tướng triều thần. Thứ ba đất ấy thưởng cho những kẻ học cao tài rộng. Thứ tư đất ấy giống như ruộng phước điền cấp cho những đạo khác. Cho nên cũng có chế độ thuế má nặng nhẹ được kiểm soát bởi tỉnh. Mọi người trong đời có nghề nghiệp đều có đầy đủ cổ phần đất đai. Nếu là ruộng quý thì phải đóng một phần sáu thuế.

Sự thương mại có lời qua lại cũng như sự buôn bán trước sau đều có thuế. Sự buôn bán giúp cho quốc gia giàu mạnh bắt buộc phải lao dịch. Đây là giá trị của sự thành công vậy. Trấn nhậm chinh phạt là do lính tráng. Số nhiều do mọi tộc và các huyện tuỳ theo người mà thưởng. Những người đầu ấp được cử ra để thâu thuế. Các nơi đều có phân chia đất đai cho việc ăn uống. Phong tục khác biệt, chỗ ở cũng như vậy. Hoa quả cây trái đủ loại khác nhau. như Am Mộc La, trái Am Nhi La, trái Mạc Đỗ Già, trái Phạt Đạt La, trái Kiếp Tỳ Hoá, trái A Mạc La, trái Chấn Đỗ Già. Phàm những loại như thế thật khó biết hết.

Vì thấy lạ trên đời nên lược ghi như vậy thôi. Cho đến những loại cây khác của Ấn Độ cũng ít nghe tới như quả lê, quả đào, nho v.v… . Nước Già Hiển Nhi La cũng đã đến đây mang về trồng. Thạch Lựu Cao Kiều các nước đều có trồng. Tuỳ theo nhà nông mùa màng canh tác, để trồng tuỳ theo thời tiết mà có sự thay đổi. Đất đai nơi đây cũng trồng được nhiều lúa mạch. Rau cải cũng được trồng nơi có nước. Rau cỏ tuy ít nhưng không thiếu để dùng. Nhà có nhiều miệng ăn phải chia khu ra để canh tác. Cho đến sữa tươi, đường cát, mật ong, dầu và các thứ bánh cũng đều dư dả. Dê, nai và những loại quý cũng như voi, ngựa, chó, khỉ, sư tử, gà nhà v.v… Phàm những loại động vật có lông thì vô số kể. Những người có tâm xấu hổ thường hay không làm những việc ác.

Những kẻ ấy bị người đời coi thường ví như những kẻ uống rượu say sưa đều ít trân quý. Rượu nho cam thảo là những thứ dùng cho giòng Sát Đế Lợi uống. Rượu cúc và những loại rượu khác cũng như vậy. Sa Môn, Bà La Môn uống nước nho và nước cam thảo, không có nghĩa là uống rượu say. Có nhiều bộ tộc khác nhau cho nên không thể nói riêng biệt được. Họ dùng những đồ ăn uống đặc thù. Tùy theo đồ vật và thời gian mà có sự liên quan khi dùng đến mà không thể biết hết được; đa phần ly bằng đất ít dùng mà dùng loại đồng đỏ. Khi ăn, dùng một cái bát để hết thức ăn vào đó. Dùng tay bốc ăn. Cho đến khi già bệnh, họ vẫn dùng đồ bằng đồng.

Với hận diệt hận thù,
Ðời này không có được.
Không hận diệt hận thù,
Là định luật ngàn thu.

Phẩm Song Yếu

Tháng 07 năm 2024
27
Giờ hoàng đạo: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19)
Thứ 7
Ngày Nhâm Thìn
Tháng Tân Mùi
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
22
Tháng 06
Kiên Giang