Đại Đường Tây Vức Ký (kỳ 17)

T

ĐẠI ĐƯỜNG TÂY VỨC KÝ
                                                                             Pháp Sư HUYỀN TRANG
(kỳ 17)
QUYỂN THỨ TÁM
(1 nước)
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang phụng chiếu Vua dịch
Chùa Đại Tổng TrìSa Môn Biện Cơ soạn

Nước Ma Kiệt Đà – Phần một.

Nước Ma Kiệt Đà – Phần một. 

Nước Ma Kiệt Đà chu vi năm ngàn dặm. Trong thành nhỏ có nhiều người ở. Đất đai màu mỡ dễ dàng trồng trọt, có nhiều loại lúa hạt rất to, mùi thơm đặc biệt và màu sắc lóng lánh. Tục lệ hay dùng lúa gạo để cúng dường. Đất trồng trọt nằm dưới thấp. Cư dân ở miền cao. Sau mùa hạ và trước mùa thu, dân chúng bơi thuyền trên sông. Phong tục thuần chất. Khí hậu ôn hòa. Rất ưa học hỏi và tôn kính Phật Pháp. Có hơn 50 ngôi Già Lam, và 10.000 tăng sĩ. Có nhiều phái tu tập theo Đại thừa giáo, có 10 ngôi đền thờ. Ngoại đạo sống hỗn tạp.

Phía nam sông Hằng có một thành cổ, chu vi hơn 70 dặm, đã hoang phế chỉ còn lại dấu tích ngày xưa. Chuyện xưa kể lại rằng nơi đây có người tuổi thọ không lường được. Thành nầy có tên là Câu Tô Ma Bổ La (Hương Hoa Cung Thành) Vương cung có nhiều hoa nên gọi như vậy. Đa phần người ta sống thọ đến 1000 tuổi. Cho nên có tên gọi là Ba Tháp Phóng Tử Thành (Ba Liên Phất). Đầu tiên có người Bà La Môn học rộng tài cao, có hơn 1000 người học trò đến học. Những người học trò đó từ xa đến tham học. Có một thư sinh bồi hồi thất vọng. Người đồng liêu hỏi:

– Sao mà buồn thế?

– Có nhiều việc ràng buộc và ám ảnhThời gian năm tháng chất chồng mà không thành công học nghiệp, nhớ lại việc nầy mà lo buồn vậy thôi.

Người bạn đồng học vui miệng nói rằng:

– Anh nên đi tìm vợ đi.

Kế đó giả lập ba người bên nhà trai và hai người bên nhà gái cùng ngồi nói chuyện với nhau dưới gốc cây, thì người con gái trong cây nghe đượcLúc ấy cây đang ra trái tốt đẹp bày ra đám cuới mong muốn được kết duyên. Cha cô gái nhận được cành hoa của người thư sinh và nói rằng:

– Thật là tốt thay không có lời nào nói hết được

Tâm hồn của thư sinh rất là vui vẻMặt trời lặn xuống trở về lưu luyến không cùng.

Người bạn đồng học nói rằng:

– Trước chỉ nói vui vậy mà bây giờ thành tốt thật.

Trong rừng lúc ấy, những con thú dữ đang tàn sát với nhau mà thư sinh kia thì hay tới lui gốc cây nầy. Khi màn đêm buông xuống ánh sáng khác trong rừng nổi lên, tiệc cuới bày ra la liệt. Trong chốc lát thấy lão ông đến an ủi, dẫn theo một người thiếu nữ. Tân lang từ trong bước ra với y phục đẹp đẽ và âm nhạc tấu lên. Ông già chỉ thiếu nữ và bảo:

– Đây là phòng của vợ chồng con.

Thế rồi họ ca hát yến tiệc trong bảy ngày. Người bạn học nghĩ rằng bạn mình bị thú dữ hại nên mới đi tìm. Liền thấy ngồi một mình dưới tàng cây mà đối đáp với người khách ở bên trên, người bạn bảo cùng đi về mà hắn chẳng chịu theo. Sau đó tự vào trong thành để gặp người thân, nói lại đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong người ta kinh ngạc, những người bạn cùng đi vào trong rừng và thấy cây hoa là một con người đi qua đi lại được. Lão ông là người tiếp ruớc nói chuyện, bày bánh tấu âm nhạc cho khách nghe. Khi các người bạn trở lại thành thì báo tin cho xa gần biết rằng cuối năm thì sanh được một đứa con trai. Đồng thời người vợ nói:

– Em bây giờ phải trở về nhưng chưa muốn xa lìa, mà thích ở lại cho qua mùa lạnh.

Người vợ nghe đầy đủ và thưa với Lão ông, đoạn thư sinh nói:

– Nìềm vui của con người há phải có quê hương. Nay ta sẽ làm phòng ốc không khác điều mong uớc của con và cho người làm việc nầy thành công không tới một ngày. Thành Hương Hoa cũ dời sang ấp nầy vì người con cũ của vị thần xây nên thành nầy. Từ đó về sau, thành nầy có tên là Ba Tháp Phấn Tử.

Phía bắc của cố cung có một trụ đá cao hơn mười thước là nơi mà Vua A Dục cho làm một cái địa ngục. Sau khi đức Thích Ca Nhập Niết Bàn một trăm năm, Vua A Thâu Giá (A Dục Vương) là cháu của Vua Tần Tỳ Ba La (Tần Bà Sa La). Từ thành Vương Xá đã dời đô về Ba Thát Phấn, kiến trúc phía bên ngoài vòng thành cổ. Năm tháng trôi qua chẳng còn dấu tích; bây giờ chỉ lưu lại nền móng mà thôi. Ở đây Già Lam, Đền Thờ cùng Bảo Tháp dấu tích còn lại hơn cả trăm. Nhưng loại tốt chỉ còn hai ba cái.

Phía bắc của cố cung, giáp với sông Hằng, bên trong thành nhỏ có độ ngàn nóc nhà. Sau khi Vua A Dục tức vị liền cho xây dựng nên một địa ngục để tác hại sanh linh. Chu vi rất rộng rãi có nhiều chỗ ở, có hầm lửa, có nước dâng, có đao kiếm cùng các cực hình và các chỗ thọ khổ bắt những kẻ hung ác làm ngục chủ. Đa phần là những người phạm tội trong nước, chẳng kể tội nặng, tội nhẹ đều bị bôi than, sau đó đem nhốt vào ngục, sau đó mới giết. Mọi người chết rồi bịt được miệng hết.

Lúc bấy giờ có một vị Sa Môn mới nhập chúng, khi đi khất thực thì gặp cửa ngục nầy. Thấy kẻ hung nhân bị sát hạiSa Môn hoảng kinh mong được sám hối, đoạn thấy người khác bị trói cho vào ngục, chặt hết chân tay và phá hủy hình hàithân thể gập xuống. Sa Môn thấy vậy tăng thêm phần bi ai, liền quán về vô thường chứng quả Vô HọcNgục tốt nói:

– Có thể chết được!

Sa Môn liền chứng Thánh quả, lòng thương sanh tử, tuy vào nước đồng sôi, nhưng ở hồ nước thanh tịnh, có hoa sen lớn rồi ngồi trên đó. Lúc ấy ngục chủ mới kinh hãi liền thưa lên với Vua. Vua liền thân chinh đến quan sát và tán thán sự linh nghiệm đó. Ngục chủ nói:

– Đại Vương cũng sẽ chết.

Vương hỏi:

– Thế nào?

Đáp rằng:

– Nhà Vua không bị mệnh lệnh mà thọ ngục hình. Phàm đến ngục kia, tất cả đều bị sát hại. Dẫu là Vua, cũng không thể khỏi chết.

Vua nói:

– Luật Pháp định chế như vậy rồi, không thể sửa đổi được. Ta trước chưa chết, há rằng ngươi khỏi sao? ngươi liệu có sống lâu để đáp được lời của ta chăng?

Liền ra lệnh cho ngục tốt xô vào hầm lửa. Ngục chủ chết, Nhà Vua thoát khỏi. Ngày nay, tường đã đổ, hào đã lấp không còn hành hình nữa.

Phía nam của địa ngục không xa, có một Bảo Tháp bị xiêu vẹo, chỉ còn lại trục chính. Trục đá chính nầy trang sức như những lan can, tức là một trong tám mươi bốn ngàn Bảo Tháp do Vua A Dục cho nhân công kiến tạo nơi cung điện nầy. Trong đó có một đấu Xá Lợi của Như Lai rất linh hiển và thường phóng quang rực rỡ. Sau khi Vua A Dục bỏ địa ngục kia, gặp gỡ thân cận với sự hộ trì của các bậc A La Hán. Dùng phương tiện thiện xảo tùy cơ nghi mà hóa đạo. Nhà Vua thưa với A La Hán rằng:

– Hạnh phúc thay! Nhờ những phước báo của đời trước mà ngồi vào ngôi vị được mọi người tôn kính, nhưng có chướng lụy nên không được gặp Phật giáo hóa. Bây giờ chỉ có di thân Xá Lợi của Đức Như Lai cho nên muốn xây dựng những Bảo Tháp.

Vị A La Hán nói:

– Đại Vương đã có phước đức lớn, giúp cho bá tánh và có tâm rộng rãi để hộ trì Tam BảoTâm nguyện nầy đến lúc phát rộng ra, cũng như hiến đất đai tạo công đức như đức Như Lai huyền ký. Vua A Dục nghe xong tâm rất hoan hỷtriệu tập các thần mà ra lệnh rằng:

– Giáo Pháp của đức Phật làm lợi lạc tất cả các loài hàm linh nên phải vui mừng. Ta nay có túc duyên đời trước làm được bậc tôn quý trong loài người, nên phải cúng dường sửa sang di thân của đức Như Lai. Nay ra lệnh cho chư Thần hãy cùng ta hợp ý xây dựng tháp miếu để thờ Xá Lợi Phật tại cõi Diêm Phù nầy. Phát tâm là việc của ta còn công đức ấy có thành tựu hay không là việc của các ngươi, vì phước ấy có lợi lạc hay không ,không phải chỉ riêng một mình ta mà được. Khi tuyên bố việc đã xong, sau đó tiếp tục công việc. Chư Thần lãnh thọ Thánh chỉ rồi bắt đầu hưng công. Sau đó lại đến thỉnh cầu Vua A Dục để liên hệ với tám nước xây dựng các Bảo Tháp, rồi cho các vị Thần đem Xá Lợi vào thờ. Sau đó Vua nói với vị A La Hán rằng:

– Ta muốn tất cả các nơi đều cùng lưu Xá Lợi. Tâm tuy là vậy nhưng sự việc khó thành.

Vị A La Hán đáp:

– Vua ra lệnh cho các thần đến kỳ hạn mà chưa ổn thì mới ra tay. Đến lúc đó mới đưa Xá Lợi vào.

Vua y lời ra lệnh cho chư Thần như thế, phải làm trong một ngày. Sau đó Vua A Dục quan sát phong cảnh ngay giữa giờ NgọA La Hán liền vận thần thông lấy tay che mặt trời và những nơi xây dựng đều được hoàn tấtCùng lúc đó mọi việc xong xuôi, bên cạnh Bảo Tháp nầy không xa có một Tịnh Xá, trong đó có một viên đá lớn còn lại dấu chân của Như Lai, chiều dài tám tấc, chiều ngang sáu tấc. Cả hai bên đều có hình luân xa và cả mười ngón chân đều có hoa văn. Có lúc có hình con cá chiếu ra ánh sáng. Ngày xưa khi đức Như Lai thâu thần tịch diệt, nhìn về nước Câu Thi Na ở phương bắc và hướng về nước Ma Kiệt Đà ở phương nam. Ngài đứng trên tảng đá nầy nói với ngài A Nan rằng:

Đây là nơi cuối cùng ta lưu dấu bàn chân lại rồi sẽ nhập Niết Bàn. Còn nước Ma Kiệt Đà. Trong một trăm năm sau có Vua A Dục là vị mệnh thế quân vương sẽ đến đây đóng đô, hộ trì Tam Bảo, ra lệnh cho hàng trăm vị Thần và sau khi Vua A Dục tức vị sẽ thiên đô đến đây. Chung quanh di tích tảng đá nầy và sau đó xây dựng cung thành để thân cận cúng dường.

Sau đó Vua các nước muốn đem tảng đá nầy đi, nhưng mọi người không ai có thể di chuyển nổi. Gần đây có Vua Thiết Thường Ca phá hoại Phật Pháp, muốn làm cho di tích tảng đá tiêu diệt, bèn đục bỏ đi những bài văn khắc lên đó, rồi cho người khiên vức xuống sông Hằng, nhưng sau đó tự nhiên trở về chỗ cũ. Bên cạnh Bảo Tháp có di tích của bốn vị Phật trong quá khứ đi kinh hành và ngồi thiền.

Phía bên Tịnh Xá Phật tích không xa, có một trụ đá lớn, cao hơn ba mươi thước có ghi lại đại luợc như sau:

– Lòng tin của Vua A Dục rất kiên cố, ba lần phát nguyện cúng dường Phật Pháp Tăng ở cõi Thiệm Bộ Châu nầy, và đã ba lần các đồ trân bảo tự động bay đến. Lời nói như thế vẫn còn tồn tại.

Phía bắc của cố cung có một phòng bằng đá lớn. Bên ngoài, đồi núi cao. Bên trong rộng rãi. Đây là nơi em của Vua A Dục xuất gia và bảo các thần xây dựng lên nơi nầy. Người nầy cùng mẹ với Vua A Dục tên là Ma Ê Nhân Đà La sanh từ dòng dõi quý tộc, được phong làm Vua, dân chúng xứ Xà Đa Tòng Bộ rất phẩn nộ, cho nên các lão thần trong nước thưa với Vua rằng:

– Kiêu đệ tác oai tác quái quá lắm rồi. Phàm để kỷ cương được tốt đẹp phải lấy Luật nước để trị. Khi dân chúng hòa bình thì Vua chúa mới yên ổn. Đây là nguyên tắc tự ngàn xưa được dạy dỗ đến ngày nay. Mong cho tục lệ của nước còn tồn tại thì phải giữ lấy quốc pháp.

Vua A Dục vì em mình khóc, nói rằng:

– Ta thừa tự công việc nầy mà làm việc cho sanh linh. Làm sao đồng bào há có thể quên được cái lòng chiếu cố của ta. Không có khuông phò phép nước đừng nên đạp đổ pháp luật. Trên ta xấu hổ với tiên linh, dưới thì mọi người bức bách.

Ma Ê Nhân Đa La cúi đầu tạ tội và nói rằng:

– Chẳng tự mình cẩn trọng làm cho trái hiến, dám lụy vào hiến, xin cho tái sanh trong vòng bảy ngày. Hãy cho vào trong phòng tối giữ gìn cẩn thận. Đem đồ ăn để bên trên để cung cấp.

Kẻ giữ phòng nói rằng:

– Đã qua một ngày rồi còn sáu ngày nữa, đến ngày thứ sáu rất lấy làm lo lắngThân tâm thay đổi chuẩn bị chứng quả. Bay lên hư không dùng thần lực tìm ra khỏi trần tục. Xa rời phòng ở. Vua Asoka đích thân đến nói rằng:

– Ngày xưa quốc lục của nước Câu rất nghiêm khắc. Há tự ý đi khỏi nơi đây để chứng Thánh Quả, xong rồi chẳng có hệ lụy nào trở lại nước sao?

Người em đáp:

– Xưa nay bị luới ái ràng buộc tâm nầy vào âm thanh, sắc đẹp. Bây giờ ra khỏi chỗ nguy hiểm có ý đi khỏi sơn cốc nầy. Nguyện bỏ nhân gian vào trong hang động.

Vua nói:

– Muốn tâm được thanh tịnh hà tất phải ở chỗ núi non! Ta vì ý chí của ngươi sẽ làm cây đại thọ.

Rồi ra lịnh chư thần rằng:

– Ngày hôm sau ta chuẩn bị những đồ trân quý, ngươi cũng nên đến đó cùng ta.

Mỗi người mang theo một tảng đá lớn để tự làm chỗ ngồi cho mình. Các quan quân vâng mệnh đến vào nơi hội họp xong, vua bảo các quan rằng:

– Hãy xếp những viên đá ngồi thành một cái phòng trống.

Trong vòng một ngày các quan làm xong. Vua A Dục thân chinh đến bảo em ở phòng ấy.

Phía bắc cố cung, có địa ngục, có một cái nồi đá, do Vua A Dục ra lệnh các vị thần tạo nên đồ đựng thức ăn cho Tăng.

Phía tây nam của cố cung, có một núi đá nhỏ. Trong núi, có hơn mười động đá, Vua A Dục đã vì các vị A La Hán mà ra lệnh các quan tạo ra. Bên cạnh đó có một đài cao, cũng được dựng bằng đá. Phía dưới mặt hồ yên lặng trong suốt, mà người của nước láng giềng đến đây nói rằng đây là nước Thánh, nếu mà uống được nước nầy tội sẽ được tiêu diệt.

Phía tây nam của núi có năm Bảo Tháp, chỉ còn nền móng xiêu vẹo, không biết cao bao nhiêu. Từ xa nhìn đến, thấy cao như núi và lớn cả hàng trăm bước. Người đời sau đã cho kiến thiết tu bổ lại trên đó những Bảo Tháp. Theo truyền ký của Ấn Độ nói rằng:

– Ngày xưa khi Vua A Dục xây dựng xong 84.000 Tháp rồi, có dư năm đấu Xá Lợi cho nên đặc biệt đã tôn trí vào trong năm Bảo Tháp nầy để chế ngự nơi đây. Rất linh hiển kỳ dị. Có khi ngũ phần pháp thân của Như Lai biểu hiện ở nơi đây. Người nhẹ lòng tin thì bàn tán rằng:

– Ngày xưa, Vua Nan Đà xây dựng Tháp ở nơi đây để chứa những trân bảo. Sau đó, vua chẳng có tín tâm sâu dày khi nghe lời dị nghị trước, bèn khởi tâm tham cùng với quân sư đến đây để khai quật lên, đất liền chấn động núi nghiêng mây che khuất mặt trời. Trong Bảo Tháp ấy có tiếng vang lên:

– Đồ sĩ tốt voi ngựa!

Nghe vậy, hoảng sợ bỏ chạy và nói rằng:

– Sự dị nghị tuy nhiều nhưng mà chưa có điều gì xác nhận được. Bây giờ trông thấy điều nầy mới tin là sự thật.

Phía đông nam của cổ thành có một ngôi chùa trong hang đá tên là Thát A Lam Ma, do vua A Dục kiến tạo nên. Đây là lúc Vua A Dục mới phát tín tâm đối với Phật Pháp, biết tôn trọng nên kiến thiết chùa để trồng thiện cănTriệu tập cả ngàn vị Tăng hai chúng Thánh và Phàm và mang đồ tứ sự cúng dường chu cấp tất cả.

Thời gian qua đi nơi nầy hoang phế chỉ còn lại dấu tích. Bên chùa có một Bảo Tháp lớn, tên là A Ma Lạt Già. Đó cũng là tên thuốc của trái cây Ấn Độ nầy. Khi Vua A Dục bị bịnh biết rằng không còn sống bao lâu nữa, muốn xả bỏ những đồ trân quý, muốn trồng ruộng phước, quyền thần chấp chính khuyên răn mọi người chớ có ham muốn. Từ đó về sau, khi người ta ăn thì còn giữ lại trái A Ma Lặt. Cuộc vui nửa chừng như trái cây vừa bị bỏng lửa. Liền hỏi các thần rằng:

– Ai là chủ cõi Thiệm Bộ Châu nầy?

Chư quan đáp rằng:

– Chỉ có Đại Vương thôi.

Vua đáp:

– Chưa hẳn thế. Ta nay không còn là chủ nữa. Ta chỉ có nửa trái cây nầy là còn nguyên đúng không?

Giàu có trong thế gian nầy rất nguy hiểm cũng giống như là đèn trước gió. Tước vị càng lớn, danh càng cao, khi lâm chung cũng thiếu thốn thôi, thấy bị oai quyền đè bẹp. Thiên hạ cũng chẳng bằng nửa trái cây nầy, rồi ra lệnh cho các quan và nói rằng:

– Đem nửa trái cây nầy vào trong vuờn Gà cúng thí cho chúng Tăng. Hãy nói như thế nầy:

– Ngày xưa có một ông chủ ở Thiệm Bộ Châu, bây giờ là Vua của nửa trái A Ma Lặt. Cúi đầu trước đại chúng tăng nguyện thọ cho bữa thí tối hậu nầy. Phàm ai có những gì sở hữu đều bị hoại diệt. Duy chỉ có nửa trái cây nầy còn tồn tại. Hãy thương những kẻ nghèo khó. Hãy trồng những phước đức lâu dài. Lúc bấy giờ trong chúng có một bậc Thuợng Tọa nói như thế này:

– Đại Vương A Dục kiếp trước làm phước rất nhiều, bây giờ thân đã tật bịnh, gian thần nhiếp chánh, chứa của phi pháp mà cúng chỉ có nửa trái cây. Tuy nhiên họ thay vua đến cúng thí cho chúng Tăng.

Liền bảo ông Tri sự đổ nước vào nấu canh cho chúng rồi thâu hạt lại, bắt đầu xây Bảo Tháp. Với ân đức đó Vua được khỏe mạnh trở lại.

Phía bên tây bắc của Bảo Tháp A Ma Lặt Già có một chùa cổ, trong đó có một Bảo Tháp, thường nghe tiếng chuôngNội chúng trong Già Lam, hơn 100 vị đều là những người đặc biệt học cao biết rộng đã bịt miệng được những kẻ ngọai đạo. Sau đó chúng tăng bị suy yếu. Nhưng mà những kẻ sau nầy chưa có ai kế tục giống như người đi trước được. Ngọai đạo lấy chuyện nầy để răn dạy. Các Ngọai đạo huấn luyện thành nghề nghiệp rồi phát thẻ triệu tập hàng ngày tăng lữ đến tại tăng phòng lớn tiếng bảo rằng:

– Phàm đánh kiền chùy để triệu tập người học lại, thì kẻ ngu kia xin dừng đi đừng đánh nữa. Rồi thưa với vua để xem ai thắng bại. Vì ngoại đạo là những kẻ cao tài thật học còn tăng đồ nói về những vấn đề luận nghị rất thô thiển và cạn cợt, cho nên ngoại đạo bảo rằng họ đã thắng và từ nay về sau, chư Tăng ở chùa không được đánh kiền chùy để vân tập chúng nữa.

Nhà Vua theo lời ước lệ như đã thảo luận đó. Tăng đồ nhận sự sỉ nhục rồi thối lui, suốt trong 12 năm trường không đánh một tiếng chuông nào cả.

Lúc bấy giờ ở miền nam Ấn Độ có Bồ Tát Na Già U Sách Thụ Na (Long Mãnh) Từ thưở ấu thời đã nổi tiếng nhưng cắt bỏ ái ân để xuất gia tu họcnghiên cứu Diệu Lý và chứng được sơ địa. Có người đệ tử tên là Đề Bàtrí huệ minh mẫn, việc gì cũng biết bạch với sư phụ rằng:

– Những vị ở tại thành Ba Thác Phấn đã chịu thua ngoại đạo không đánh kiền chùy. Ngày tháng như thế phải đến 12 năm. Bây giờ muốn phá tà thắp ánh đèn Chánh Pháp như núi cao cho mọi người thấy. Bồ Tát Long Mãnh đáp rằng:

– Ngoại đạo ở thành Ba Thác Phấn là những kẻ bác học. Ngươi không thể đi một mình mà ta cùng đi với.

Đề Bà thưa:

– Muốn phá cái đám cỏ mục kia, hà tất phải động đến núi. Con xin sự chỉ giáo và sám hối để đến điểm mặt bọn dị học kia. Thầy đã vững về giáo nghĩa của ngoại đạo rồi. Con sẽ tùy theo văn mạch bẻ gãy và giành ưu thế về sau nầy.

Long Mãnh rõ nghĩa bên ngoài, còn Đề Bà phá cái lý bên trong. Bảy ngày sau thì Long Mãnh thua và tự thán rằng, thật là sai lầm khi dùng lời nói dễ để phá tà nghĩa kia. Còn có thể làm điều đó và chắc chắn được.

Lúc bấy giờ Bồ Tát Đề Bà ở trên đài cao tiếng nói rằng:

– Hỡi những người ngoại đạo của thành Ba Thác Phấn hãy nghe đây, nên triệu tập lại rồi thưa với Vua rằng:

– Đã nghe ngài ra lệnh cho các Sa Môn không được đánh kiền chùy. Nguyện thừa mệnh lệnh ấy cho nên chư tăng lân cận chưa có thể vào thành, sợ rằng làm thế tức khinh xuất lời phán trước.

Vua nghe điều nầy rồi, và y như trước cho nên khi Đề Bà đến thì không được vô thành. Khi nghe lệnh đó bèn mặc y khác bằng cỏ, thay vì mặc tăng già lê và giả làm người bịnh mới vào bên trong. Lúc đến thành, ngài bỏ đồ cỏ, mặc y vào như cũ. Đến tại Già Lam nầy, muốn dừng lại nghỉ ngơi, người ta biết mình, không có chỗ ở, nên ở trên lầu chuông. Buổi sáng tinh sương đánh chuông lớn lên, chúng tăng xem ra thấy là một du khách Tỳ Kheochư Tăng trong Già Lam truyền nhau hưởng ứng. Vua nghe hỏi việc nầy chưa biết thế nào cho nên đến chùa gặp hỏi Đề BàĐề Bà đáp rằng:

– Phàm đánh kiền chùy là để tập trung chúng tăng, nếu như không dùng thì để làm gì?

Người hầu Vua đáp rằng:

– Trước đây Tăng chúng luận nghị bị thua cho nên không được đánh kiền chùy trong vòng 12 năm.

Đề Bà nói:

– Có việc ấy sao? Ta hôm nay đến đây muốn nghe Pháp Cổ.

Sứ của Vua nói rằng:

– Vị Sa Môn lạ thường kia, có muốn xấu hổ ở trước chân lý không?

Vua triệu tập các học nhân mà ra quyết định rằng:

– Nếu mà luận thua không chỉ mất tông môn mà còn phải tự sát để tạ lỗi.

Nhân đây mà ngoại đạo dương cờ trống lên và đàm đạo những điều khác nữa. Bồ Tát Đề Bà liền thăng tòa đàm luận. Nghe điều hỏi trước, giảng ý nghĩa sau để bẻ gãy, chưa từng bị bại. Quốc Vương và đại thần chưa có hoan hỷ lắm, nhưng phải kiến tạo nên linh địa nầy để nhớ đến cái đức ấy.

Ky17

Phía bắc của Tháp đánh kiền chùy có một nền cũ, nơi ở của Bà La Môn Ngụy Biện. Tương truyền rằng phía bắc thành nầy có một Bà La Môn, sống một mình chẳng giao thiệp với thế nhân, là nơi nương tựa cầu phước của những con quỷ khác. Chúng thường đến hưởng ứng những khi nghị luận cao đàm. Chẳng ai có thể hơn được. Ngay cả những bậc học thức tài năng không ai địch nổi. Người dân mặc nhiên cung kính như một vị Thánh. Lúc bấy giờ có vị Bồ Tát tên là A Thấp Phược Lư Sa (Asavaghosa Mã Minh) biết khắp vạn vật, và thông suốt tam thừa. Một ngày nọ có người đến nói rằng:

– Ông Bà La Môn nầy tuy không có thầy, nhưng sự học xưa nay ông chua cúi đầu trước ai cả, tuy là ở chỗ vắng vẻ nhưng tên tuổi của ông cao chất ngất. Các loài quỷ thần nương tựa nơi ông. Theo ngài, người đó là người như thế nào? Khi lời ngụy biện của ông phát ra không ai có thể đối lại. Nghe lời ông nói không ai có thể tường thuật lại được.

– Để ta đến đó xem thử ông ta thi thố như thế nào!

Nói xong liền đi đến thảo lư mà nói rằng:

– Khâm nguỡng đức lớn mà ngày tháng trôi quahạnh phúc thay với ý chí độc cư đó mà một Bà La Môn an nhiên ở ẩn, chưa vén màn đối diện cùng ai.

Ngài Mã Minh tâm trí cao vời rất là tự phụ nói lời ấy xong, liền thối lui mà bảo với mọi người rằng:

– Ta biết kẻ đó rồi! Thôi! Ông ấy rõ ràng rồi.

Ngài tâu lên Vua rằng:

– Mong Vua hứa khả cho một cuộc tranh luận với vị cư sĩ kia.

Nghe như vậy, Vua sợ hãi nói rằng:

– Thầy là ai? Nếu thầy chưa chứng tam minh và đủ lục thông, làm sao có thể luận được với ông ta?

Vua ra lệnh đem xa giá thân chinh đến nơi biện luận. Lúc bấy giờ ngài Mã Minh luận Tam Tạng rõ từng lời. Tường thuật lại ý nghĩa lớn của Ngũ Minh, nói lên Diệu Lý ngang dọc cao thấp gần xa rõ ràng, bảo ông Bà La Môn thuật lại. Bồ Tát Mã Minh nói:

– Thua rồi, Ông đọc lại đi.

Lúc đó Bà La Môn ngậm miệngBồ Tát Mã Minh quát lên:

– Sao mà khó giải thích vậy? Sự việc rõ ràng như thế mà không lãnh thọ được. Bộ có bệnh gì mà che đậy kinh dị vậy?

Bà La Môn kinh hoàng đáp rằng:

– Hãy dừng, hãy dừng.

Mã Minh thối lui mà còn nói rằng:

– Ông kia hôm nay nghe cái hư danh nầy mất rồi, chẳng còn tiếng tăm gì nữa phải thế không?

Vua đáp rằng:

– Chẳng phải là kẻ có đức lớn, ai là người có thể biết được tà đạo. Biết được người có triết thuyết tuyệt vời như vậy, trước sau chưa có ai hơn được. Đất nước mà có những vị lịch lãm như vậy quả thật đáng quý thay.

Phía tây nam của thành có hơn 200 ngôi Già Lam, bên cạnh đó có Bảo Tháp, phát ra ánh sáng quang minh linh diệuMọi người ở xa gần, không ai không đến cầu nguyện. Nơi đây cũng là nơi di tích về việc kinh hành tọa thiền của bốn vị Phật trong quá khứ.

Phía tây nam của ngôi Già lam cũ đi hơn trăm dặm, đến Già Lam Thi La Thích Ca Già. Trong vuờn chùa có bốn chùa khác, mỗi chùa có ba tầng. Trên những tầng cao cửa thường mở, do cháu của Vua Tần Bà Sa La kiến tạo. Nơi đây đã tập hợp những bậc cao tăng thạc đức. Ở nơi thành khác, có rất nhiều người có học và thông minh đến từ nơi xa khác. Những người cùng chí hướng cùng sánh vai dừng lại nơi đây. Có hơn một ngàn Tăng Sĩ tu theo Đại Thừa.

Ở ngay cửa giữa có xây ngôi tháp, bên trên có hình bánh xe Pháp Luân bằng đồng, phía dưới được điêu khắc rất đẹp. Trên trần và đòn dông đều chạm trỗ. Tất cả đều làm bằng đồng hoặc bằng vàng bao bọc những cây cột đều trang nghiêm. Giữa tháp thờ tượng Phật đứng cao ba thước. Phía bên trái có tượng Bồ Tát Đa La. Phía bên phải có thờ tượng Quán Tự Tại Bồ Tát. Cả ba tượng nầy tạc bằng đá quý rất uy linh mầu nhiệmxa gần đều biết. Trong mỗi tháp như vậy có thờ một đấu Xá Lợi, ánh sáng linh diệu chiếu tỏa khắp gian phòng.

Phía tây nam của Già Lam Thi La Ca Già, hơn 90 dặm, thì đến một ngọn núi cao. Đây là nơi u tịch linh thiêng. Có nhiều rắn độc và hang rồng quy tụ. Mãnh thú, chim lạ cũng đều ở trong rừng nầy. Ở trên đỉnh núi có một tảng đá lớn, trên đó có xây dựng Bảo Tháp cao hơn 10 thước là nơi Phật nhập định.

Ngày xưa đức Như Lai đã giáng thần xuống nơi nầy. Ngài ngồi nơi tảng đá nhập vào Diệt Tận Định. Khi xả địnhchư Thiên và chư Thần đem thiên nhạc và hoa đến cúng dường đức Như Lai. Lúc Như Lai xuất định chư Thiên rất cảm mộ và dùng vàng bạc xây Bảo Tháp nầy. Khi chư Thánh rời khỏi thì Bảo Vật biến thành hòn đá. Từ xưa đến nay chưa có ai đến đây. Người ta nguớc nhìn lên núi cao, thấy có nhiều loại ánh sáng khác biệt, cũng như rắn lớn và mãnh thú quay quanh tảng đá nầy. Chư Thiênchư Tiên và chư Thần cũng thường đến lễ bái.

Phía đông của núi, có một Bảo Tháp, nơi đây ngày xưa đức Như Lai đã dừng lại để trông về nước Ma Kiệt Đà. Phía tây bắc của núi đi hơn 30 dặm. Lại có một Già Lam được kiến tạo trên đảnh núi.Có hơn 50 vị Tăng sĩ tu theo Đại Thừa giáo. Đây là nơi mà Bồ Tát Cù Na Mạc Đệ (Đức Huệhàng phục ngoại đạo.

Đầu tiên ở trong núi nầy có một người ngoại đạo tên là Ma Đát Bà, tổ của Học Pháp Ngoại đaọ Tăng Khư (Samkhya). Ông ta học thông cả nội và ngoại điển, được xem là một bậc tài đức đương thời, tiếng tăm chẳng ai bằng. Quân vương quý trọng giống như là quốc bảo, thần dân kính nguỡng như một bậc gia sư, các nước láng giềng xa gần đều cung kính đức độ của ngài. Do đó ngài trở thành người thông thái. Trong ấp đó xây thành hai làng. Lúc bấy giờ ở Nam Ấn Độ có Bồ Tát Đức Huệ, từ nhỏ là người mẫn tiệp, sớm thông lãm tinh tuờng, học thông Tam Tạng, lý giải thâm sâu Tứ Đế. Khi nghe Ma Đạp Bà Luận thật thâm huyền và muốn đến tham cứu. Liền cho người mang thư đến rằng:

– Kính vấn an ngài Ma Đạp Bà được an lạc. Ngài quên đi sự lao nhọc mà tinh cần tu tập học thuật người xưa. Ba năm như thế nghe được tiếng tăm của ngài. Cả năm thứ hai và năm thứ ba, mỗi năm đều có người báo cho biết như vậy.

Trong thư lại viết thêm rằng:

– Năm nầy học nghiệp tối cao là như thế nào, tôi có thể đến được không xin cho biết?

Ông Ma Đạt Bà cảm thấy lo lắng, bèn bảo các môn nhân trong thành ấp rằng. Từ nay về sau không được cho Sa Môn của đạo khác ở. Hãy theo tuyên cáo nầy đừng có vi phạm. Lúc bấy giờ ngài Đức Huệ Bồ Tát chống tích trượng đến. Người trong ấp theo lời dạy, không cho ở, và những người Bà La Môn nói rằng:

– Người cạo tóc và ăn mặc cái gì mà khác người thế! Nói xong đi nơi khác, đừng ở lại nơi nầy.

Bồ Tát Đức Huệ muốn cùng với Bồ Tát ở lại nơi ấp ấy, bởi thế cho nên lấy tâm từ bi để từ tạ và nói:

Vì cuộc đời mà ta tu hành tịnh hạnh, vì ý nghĩa cao cả mà ta tu tịnh hạnhTịnh hạnh không phải là việc thấy biết được. Khi Bà La Môn nghe như vậy mới đuổi ra khỏi làng. Ngài đi vào trong rừng sâu, mà nơi đó có mãnh thú rất hung bạo. Lại có một người tịnh tín sợ mãnh thú hại ngài, đưa cây đèn cho ngài và thưa với Bồ Tát rằng:

– Nam Ấn Độ có Bồ Tát Đức Huệ, nghe nói muốn đến đây để luận nghị, cho nên người chủ của làng nầy sợ hãi mà nghiêm cấm không cho phép Sa Môn ấy dừng ở đây. Lại cũng sợ thú dữ, cho nên đi đến thảo lư kia để được an ổn.

Đức Huệ nói:

– Thật là khổ công cho ngươi quá. Ta là Đức Huệ đây

Khi Thiện Tín nghe rồi, thân tâm cung kính thưa với Đức Huệ rằng:

– Như vậy, ngài nên đi xa chỗ đây đi.

Sau đó ngài rời khỏi rừng và dừng lại nơi một đồng trống. Người Tịnh Tín cầm đuốc đi theo hầu hai bên, rồi thưa với Đức Huệ rằng:

– Có thể đi được rồi đấy. Sợ người nghe tiếng nói đến làm hại được.

Đức Huệ cảm tạ không bao giờ quên đức đó, đi đến Vương cung nói với người gác cổng rằng:

– Có một Bà La Môn từ xa đến, kính mong nhà vua hứa khả cho nghị luận cùng Ma Đạt Bà

Vua nghe xong kinh ngạc, tự hỏi người nầy là ai thế, dám to gan vậy. Liền ra lệnh cho người đến chỗ Ma Đặt Bà và tuyên thánh chỉ:

– Có một vị Sa Môn của đạo khác muốn đến đây để đàm luậnTa ra thông báo cho gần xa biết ở nơi luận trường. Hãy đến nơi đó và nên tuân chỉ.

Ma Đặt Bà nghe lệnh của Sứ Vua liền nói: Há chẳng phải là luận sư Đức Huệ đến từ Nam Ấn sao?

– Đúng

Ma Đáp Bà nghe xong chẳng vui, nhưng sự việc khó từ chối, nên phải đến nơi luận trường. Quốc Vương, Bá quan, sĩ thứ trăm họ, đều tập trung muốn nghe sự đàm luận cao siêu nầy.

Đức Huệ đầu tiên, tuyên lập ý nghĩa của tông mình và trình bày tất cả diệu nghĩa. Ma Đạt Bà từ chối vì tuổi cao, huệ kém, nhờ ông Quy Tinh Tư phương Thù đến để vấn nạn. Nói xong rồi bỏ đi. Hôm sau lại lên tòa để đàm luận cũng chẳng có điều gì khác, cho đến ngày thứ sáu thổ huyết mà chết. Với việc ra đi nầy, người vợ nói rằng:

– Ngài là bậc cao tài, thật không có gì xấu hổ.

Ma Đáp Bà chết nhưng không phát tang, cứ để như thế mà đến luận nghị tiếp. Trong chúng có người nghi ngờ, mới nói:

– Ma Đáp Bà tự phụ tài cao rất hổ thẹn đối với Đức Huệ, cho nên người vợ đến phân bua tốt xấu. Đức Huệ Bồ Tát nói với y rằng:

– Ngươi nên tự chế phục mình, ta tự chế ta rồi.

Vợ của Ma Đáp Bà biết khó khăn nên thối lui, đoạn Vua hỏi:

– Với lời lẽ bí mật nào mà làm cho yên lặng như thế?

Đức Huệ thưa:

-Tiếc rằng khi Ma Đạp Bà chết rồi, vợ hắn đến muốn luận nghị.

Vua hỏi:

– Làm sao biết được nói cho ta rõ với.

Đức Huệ thưa:

– Vợ ông ta đến với sắc diện tang thương. Nghe lời nói đầy ai oán mà tôi biết vậy! Ma Đạp Bà đã chết, có thể cô ấy nên tự chế để lo cho chồng.

Lúc bấy giờ Vua cho người đi xem hư thật, thì đúng như vậy. Vua bèn cảm tạ rằng:

– Phật pháp huyền diệu linh thiêng vô kể. Đạo Vô Vi làm cho tất cả hàm linh được nhuận hoá. Nương vào quốc pháp mà tuyên dương cái đức nầy vậy.

Đức Huệ thưa:

– Chớ có ngu muội vì đạo mà tồn tại. Việc nghị luận sẽ mang đến sự hấp dẫnTrước tiên là để chế ngự sự ngã mạn của ngoại đạo rồi nhiếp hóa là việc làm hợp thời. Mong rằng Đại Vương hãy cho tất cả con cháu ngàn đời ở trong thành của Ma Đạp Bà, sung vào người phụ việc cho chùa, được như thế cho đến đời sau lưu lại điều tốt đẹp vô cùng. Những người tịnh tín khuông phò kia, nhờ vào phước đức mà có ăn, giống như chư tăng vậy, nên siêng năng tinh tấn để có được cái đức dày. Từ đó kiến tạo Già Lam nầy trở thành một thánh tích.

Sau khi Ma Đạp Bà nghị luận thưa, có khoảng mười Tịnh Hạnh nhơn bỏ sang nước lân cậnthông báo cho các ngoại đạo về việc sỉ nhục nầy chiêu mộ anh tài, vào trong núi tuyết nhớ lại việc tranh luận trước. Vua bây giờ trân kính Đức Huệ cho nên cùng nhau đến thưa rằng:

– Bây giờ các ngoại đạo không tự luợng sức mình nên đã liên kết lại cùng luận nghị. Mong rằng Đại Sư có thể luận nghị với ngoại đạo chăng?

Đức Huệ tiếp:

– Cùng nghị luận, những người ngoại đạo học nhân, họ đã an ủi với nhau, còn ta chắc rằng hôm nay sẽ là ngày tất thắng. Lúc bấy giờ ngoại đạo dương cao nghĩa lý và Bồ Tát Đức Huệ nói:

– Ngoại đạo các ngươi khó mà đào thoát đi xa được. Như điều lệ trước Vua đặt ra, các ngươi là bọn giặc. Ta như thế nầy mà cùng các ngươi luận nghị sao!

Đức Huệ ngồi yên để nghe những luận nghị bàn tán nhỏ to, chờ cho họ đứng lên rồi và nghe có nhiều tiếng nói lớn, Đức Huệ vẫn ngồi đó và nói rằng:

– Cái giường đây, các anh có thể luận được không?

Ngoại đạo ngơ ngác không hiểu khi nghe mệnh lệnh nầy, bèn dựng đứng chỗ ngồi lên nhưng không được. Mọi người hô to đồng làm nhưng cả ba lần đều thất bại. Chỗ ngồi kia càng nặng thêm. Từ sự hàng phục nầy mà nơi đây đã dựng làm ngôi Già Lam


    Leave a comment
    Your email address will not be published. Required fields are marked *

     Nó mắng tôi, đánh tôi,
    Nó thắng tôi, cướp tôi
    Ai ôm hiềm hận ấy,
    Hận thù không thể nguôi.

    Phẩm Song Yếu

    Tháng 09 năm 2024
    08
    Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
    Chủ nhật
    Ngày Ất Hợi
    Tháng Quý Dậu
    Năm Giáp Thìn
    Lịch âm
    06
    Tháng 08
    Kiên Giang