Nhân Quyền Và Nhân Mạng, Cái Nào Quý Hơn?

G

Gần đây, bỗng nhiên Việt Nam mình trở thành “cái đinh” cho các báo viết và báo mạng trên thế giới chú ý đặc biệt, đến nỗi họ cử cả phóng viên “tinh nhuệ” nhất đến Việt Nam để điều tra “Có phải Việt Nam thực sự thành công trong việc chống dịch Covid-19”  hay không? Điển hình như hảng thông tấn Reuter của Anh Quốc đã cử phóng viên âm thầm xâm nhập vào nhà xác các bệnh viên lớn để tìm hiểu xem có ca tử vong vì Covid hay không. Rồi họ còn bí mật đi gặp các công ty mai táng ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn để điều tra về việc có hay không người chết do Covid.

Sau khi tìm hiểu kỹ càng rồi, hãng thông tấn này mới viết bài công nhận “Việt Nam đã thành công trong công cuộc chống đại dịch Covid-19 với chỉ có 328 ca nhiễm bệnh, trong đó có 188 ca nhiễm bệnh từ nước ngoài mới được Việt Nam Airline đưa về nước; đã điều trị và cho xuất viện 297 ca, không có ca tử vong nào. Từ khi bỏ lệnh giãn cách toàn xã hội đến nay, đã trải qua 45 ngày không xuất hiện thêm ca bệnh nào lây nhiễm từ cộng đồng.”(1)

Mới đây, báo Politico, tờ báo uy tín nhất Hoa Kỳ đã xếp Việt Nam đứng đầu trong 30 nước trên thế giới thành công trong việc chống dịch Coivid-19.

Thế giới ca ngợi Việt Nam thành công trong việc phòng chống dịch Covid-19 khiến cho người dân Việt Nam yêu nước khắp nơi, trong nước cũng như hải ngoại, đều cảm thấy vô cùng phấn khởi và tự hào. Thế nhưng không hiểu sao rải rác đó đây vẫn có một số người Việt Nam lại không có được cái cảm giác hạnh phúc ấy. Họ cay cú viết trên Face Book cá nhân rằng:“Dân Việt Nam không chết vì Covid là do họ ở dơ quen rồi nên cơ thể đã “lờn” với vi trùng Covid” (!?)

Riêng có một ông mục sư gốc Việt tên David Lâm lên You Tube chê bai Việt Nam đủ điều rồi kết luận: “Việt Nam thành công trong việc chống dịch Covid là nhờ… hên” (!?) Thân làm mục sư thay mặt cho Chúa Trời nơi trần thế mà ăn nói bạt mạng, ngây ngô, ngớ ngẩn như một đứa trẻ trâu!

Hẳn nhiên, người Việt yêu nước khắp nơi phản ứng bằng cách lên mạng chửi những đứa con “mất gốc” này một trận tơi bời. Đúng là “nhân nào quả nấy không sai”.

Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ cùng quý độc giả một vài ý chung quanh việc chống dịch của Việt Nam và các nước phương Tây có điểm nào khác nhau, tại sao Việt Nam thành công sớm mà các nước phương Tây vẫn còn loay hoay đối phó với đại dịch Covid mỗi ngày một tăng thêm?

Dĩ nhiên, tình hình diễn biến dịch Covid-19 cũng như kết quả phòng chống tại mỗi quốc gia có khác nhau là do bao gồm rất nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan tại mỗi nước, trong phạm vi bài viết này, tôi không có tham vọng phân tích một cách đầy đủ, chính xác và khoa học, việc làm đó xin dành cho tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) sau này. Ở đây, tôi chỉ muốn nói về khía cạnh khác biệt trong tính cách của hai dân tộc Việt Nam và phương Tây mà thôi.

Sự khác biệt trong cách ứng phó với dịch Covid vừa qua giữa Việt Nam và các nước phương Tây là quá rõ. Đó chính là sự khác biệt giữa một bên là tinh thần đoàn kết, kỷ luật, tự giác của cả xã hội và một bên là sự tôn thờ  quyền hưởng thụ của mỗi cá nhân mà bên phương Tây họ gọi là “Nhân quyền”.

Nếu ai có chút nhận xét cũng đều thấy rằng nhân sinh quan của người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng có nhiều điểm khác biệt rất căn bản với nhân sinh quan của người phương Tây. Đó là:

1- Người phương Đông suy nghĩ thâm trầm, tinh thần hy sinh cao, sống tiết dục, khiêm tốn và kín đáo. Đối với họ, con người có giá trị là khi nào mình sống vì mọi người, tự giác khép mình vào kỷ luật vì lợi ích của số đông, họ sẵn sàng hạn chế nhu cầu cá nhân khi xã hội yêu cầu mà bản thân họ không hề cảm thấy mất mát thiệt thòi gì hết.

2- Người phương Tây suy nghĩ thực dụng, sống hưởng thụ, thích thể hiện cái ta một cách ồn ào. Họ cho rằng thượng đế sinh ra con người là để hưởng thụ và để thờ phụng thượng đế, không có gì quý hơn quyền con người, không ai có quyền nhân danh bất cứ điều gì để hạn chế quyền tự do của họ.

Nhan Quyen Va Nhan Mang Cai Nao Quy Hon 1
Biểu tình phản đối lệnh phong tỏa tại Hoa Kỳ (ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Từ sự khác biệt của hai tính cách con người nói trên, Việt Nam và phương Tây có hai cung cách đối phó với đại dịch Covid-19 theo đúng tính cách của dân tộc mình, và đương nhiên là dẫn đến hai kết quả khác nhau rất xa. Đó là:

1-Tại Việt Nam: Các nhà lãnh đạo rất biết lo xa, khi dịch Covid-19 vừa khởi lên tại Vũ Hán (Trung Quốc) thì Việt Nam đã bắt tay thành lập ngay các cơ chế chống dịch và đề ra các biện pháp đón đầu, quyêt tâm thực hiện các biện pháp như: cách ly, kịp thời phát hiện người nhiễm bệnh để chữa trị, không để bị động một chút nào.

Toàn thể người dân Việt Nam đồng tâm hiệp lực với Nhà nước trong việc thực hiện các biện pháp chống dịch như: cách ly xã hội, ra đường mang khẩu trang, phát hiện sớm những người đến từ địa phương khác v.v… Cả nước Việt Nam như một đại gia đình mà từ ông bà, cha mẹ cho đến con cháu trong nhà đều một lòng một dạ chống giặc vô hình. Không có ai than phiền mình bị vi phạm nhân quyền, trái lại mọi người còn động viên, giúp đỡ nhau kiên trì vượt qua thời khắc khó khăn của đất nước, chung sức chung lòng với Nhà nước chống dịch để bảo vệ sức khỏe và tính mạng nhân dân cả nước.

Các thế hệ người Việt Nam từ xưa đến nay đều ghi nhớ lời dạy thiết thực của tổ tiên ông bà: Mạng sống con người là quý hơn hết, còn sống là còn tất cả, nhân mạng không còn thì đòi nhân quyền để làm gì? Bởi vậy, hơn chín mươi bảy triệu dân Việt Nam trong mùa đại dịch Covid-19 vừa qua đều quyết tâm thực hiện mọi biện pháp chống dịch do Ban Chỉ đạo Phòng chống Covid-19 đề ra.

Với tính cách ấy, tinh thần ấy, người Việt Nam đã phòng chống một cách có hiệu quả đối với con virus Covid-19, hạn chế tối đa tác hại của nó và không để một người Việt Nam trong nước nào bị nó cướp đi mạng sống. Thật là một kỳ tích khiến cho cả thế giới khó mà tin vào sự thật, đến khi họ thấy rõ sự thật rồi thì họ phải ngã mũ bái phục.

Nhan Quyen Va Nhan Mang Cai Nao Quy Hon 2
Cảnh sát và người biểu tình đối đầu trong cuộc biểu tình phản đối cách ly ở Đức (ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

2- Tại cac nước phương Tây: “Các nước phương tây” ở đây là tôi xin lấy Hoa Kỳ, Anh, Ý, Pháp, Đức, Tây Ban Nha làm thí dụ minh chứng. Theo các phương tiện truyền thông đưa tin, chúng ta đều biết rằng các nhà lãnh đạo các nước này rất thờ ơ với mối hiểm họa Covid-19 ngay từ ban đầu.

Ở Mỹ, Tổng thống Trump nói rằng: “Ở Mỹ hằng năm có gần 30.000 người chết vì bệnh cúm mùa, vậy thì đối với Covid-19 cũng chĩ cỡ đó mà thôi, không có chi  phải lo sợ quá mức”

Ở Anh và Ý, các nhà lãnh đạo cũng như các nhà khoa học đều cho rằng: Hãy để Covid-19 tự nó lan truyền cho đến lúc nào trong cơ thể dân chúng tự tạo ra kháng thể chống lại con virus ấy thì tự khắc dịch sẽ lui, cần gì phải lo lắng!

Chánh quyền các nước này vẫn không đóng cửa biên giới, vẫn cho người dân của họ qua Trung Quốc chơi thoải mái và cứ để người Trung Quốc vào nước họ chơi như không có dịch xảy ra. Các nhà lãnh đạo phương Tây xem dịch Covid-19 như là chuyện riêng của Trung Quốc, không liên can gì đến đất nước họ.

Còn về dân chúng, họ rất dửng dưng trước những lời khuyến cáo của ngành y tế như: kịp thời cách ly không tụ tập đông người, ra đường cần đeo khẩu trang … Các kênh truyền hình của những nước này phát đi các bản tin cho thấy người dân ở đây vẫn vô tư đi chơi, vô tư tụ tập, vô tư nhậu nhẹt, giải trí. Họ cho rằng bản thân họ không bọ bệnh thì việc gì phải đeo khẩu trang? Do đó, ai đeo khẩu trang khi ra đường liền bị họ cho là người có bệnh cần phải xa lánh. Cứ suy nghĩ bạt mạng theo kiểu ấy nên người phương Tây không chịu mang khẩu trang khi ra đường, tạo điều kiện thuận tiện cho con virus Covid-19 mặc tình lây nhiễm hết người này sang người khác. (Nhưng bây giờ thì họ đã khôn ra và đã chịu đeo khẩu trang khi ra đường rồi). Ở Mỹ, người dân còn phản đối lệnh giãn cách xã hội của chánh quyền bằng việc biểu tình với khẩu hiệu “Tự do hay là chết”.

Tóm lại, xã hội các nước phương Tây giống như một gia đình mà ông bà, cha mẹ và con cháu không có tình đoàn kết, trên bảo dưới không nghe, mạnh ai nấy làm theo ý mình chỉ vì muốn thể hiện “nhân quyền” một cách mù quáng. Do quan niệm “nhân quyền” một cách cực đoan, người phương Tây đã để mặc cho con virus Covid-19 phát xuất từ Vũ Hán-Trung Quốc lan tràn khắp châu Âu, châu Mỹ một cách khủng khiếp, ảnh hưởng nặng nề đén đời sống chính trị, kinh tế, xã hội…của các nước châu Âu và châu Mỹ.

Qua cơn đại dịch Covid-19 này, có thể dân Tây sẽ rút ra một kinh nghiệm quý báu: Giữa nhân quyền và nhân mạng, chắc chắn là Nhân mạng quý báu hơn Nhân quyền.

Trần Tam Hiệp

(1) Số liệu ngày 01/6/2020


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

 Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Ai ôm hiềm hận ấy,
Hận thù không thể nguôi.

Phẩm Song Yếu

Tháng 11 năm 2024
21
Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Thứ 5
Ngày Kỷ Sửu
Tháng Ất Hợi
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
21
Tháng 10
Kiên Giang