Đại Đường Tây Vức Ký (kỳ 8)

ĐẠI ĐƯỜNG TÂY VỨC KÝ
                                                                             Pháp Sư HUYỀN TRANG
(kỳ 8)
QUYỂN THỨ BA
(8 nước)
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang phụng chiếu Vua dịch
Chùa Đại Tổng TrìSa Môn Biện Cơ soạn

1. Nước Ô Trượng Na
2. Nước Bát Lộ La
3. Nước Đản Hựu Thỉ La
4. Nước Tăng Ha Bổ La
5. Nước Ô Sách Thi
6. Nước Ca Thấp Di La.
7. Nước Bán Nô Sai
8. Nước Yết Na Phược Bổ La

Vua biết tâm địa của kế mẫu đã làm việc ấy, cho nên đã gia hình phạt. Lúc ấy dưới cây Bồ Đề nơi vườn chùa, có một vị A La Hán tên là Cù Sa (Diệu Âm) đã chứng được đầy đủ tam minh và tứ vô ngại biện tài. Khi nghe Vua cáo bạch về đôi mắt của Thái Tử nên lấy lòng từ bi chữa mắt Thái Tử sáng lại. Lúc ấy vị A La Hán nhận lời thỉnh cầu của Vua, và cho mọi người biết rằng :

– Ngày mai ta sẽ Thuyết Diệu Pháp. Mỗi người đi nghe nên mang theo đồ đựng nước mắt.

Hôm sau, tất cả nam nữ xa gần tề tựu đến nghe. Lúc bấy giờ ngài A La Hán nói thập nhị nhơn duyên. Phàm ai nghe Pháp rồi mà chưa có lòng từ bi, thì hãy mang đồ đựng nước ấy đến đựng nước mắt. Sau khi thuyết Pháp xong ngài thu hết tất cả nước mắt đổ vào một cái bình bằng vàng, rồi thề rằng:

– Như lời nói Pháp của tôi hợp với chân lý. Nếu có gì sự lầm lẫn thì cũng đã giảng rồi. Như điều mà không sai, xin những nước mắt nầy đem tẩy rửa mắt mù, thì mắt liền được sáng và thấy lại như cũ.

Phát lời thệ xong, liền đem nước mắt để rửa mắt mù. Mắt mù liền sáng lại như cũ. Vua trách cứ và cật vấn các vị cận thần hoặc là dời chỗ, hoặc là tự tử. Các vị hào thế trong đời đều di cư vào núi Tuyết, ở trong động đá phía đông bắc của núi.

Từ đây đi về hướng đông nam qua các sơn động hơn 700 dặm, đến nước Tăng Ha Bổ La.

4) Nước Tăng Ha Bổ La

Nước Tăng Ha Bổ La, chu vi ba ngàn năm trăm sáu chục dặm. Phía tây giáp với sông Tín Độ. Đô thành chu vi mười bốn dặm rưỡi. Núi non cao vút bao bọc chung quanh. Nông vụ ít ỏi, nhưng đất đai phì nhiêu. Khí hậu lạnh, tánh người mạnh mẽ, phong tục nhiễu nhương lại nhiều dối trá. Nước không có người trị vì nên lệ thuộc nước Ca Thấp Di La. Cách thành phía Nam không xa, có một Bảo Tháp do Vua A Dục kiến tạo. Mỹ thuật đẹp đẽ, linh dị lạ thường.

Bên cạnh đó có một Già Lam, không có người tu nào cả. Phía đông nam của thành cách 45 dặm, có một Bảo Tháp bằng đá cũng do Vua A Dục xây, cao hơn hai trăm thước, chung quanh có hồ soi bóng phải trái của mười tầng Bảo Tháp. Trên Bảo Tháp bằng đá đó có khắc nhiều sự tích khác nhau. Hồ nước kia trong vắt. Cá rồng và những loài thủy tộc khác bơi lội nghênh ngang. Hoa sen bốn màu nở lớn rất đẹp. Cây trăm trái có nhiều màu sắc khác nhau, tạo nên cánh rừng soi bóng xuống mặt hồ. Du ngoạn rất thích. Bên cạnh đó có một ngôi Già Lam lâu rồi chẳng có bóng dáng Tăng Sĩ.

Cách Bảo Tháp không xa có Bạch Y Ngoại Đạo, đây là nơi mà đức Bổn Sư sau khi ngộ đạo đã thuyết pháp lần đầu tiên. Ngày nay có sách chép rằng bên cạnh đó có một đền thờ tu khổ hạnh, ngày đêm tinh cần, chẳng ngừng nghỉ. Đức Bổn Sư đã thuyết pháp nhiều kinh nghĩa khác nhau, tuỳ theo từng loại mà nói. Những quy tắc lễ nghi, người lớn thì gọi là Tỳ Kheo, người nhỏ gọi là Sa Di. Tất cả những oai nghi tế hạnh của người tăng lữ, chỉ lưu lại ít tóc và để mình trần. Hoặc có y phục thì dùng màu hoại sắc. Để phân biệt việc nầy, thì xem tôn tượng của Như Lai và những vị ngoại đạo.

Y phục có sai biệt nhưng không khác mấy. Từ đây trở lại nước Đản Hữu Thủy La, về biên giới phía Bắc, phải qua sông Tín Độ đi qua hướng Đông Nam hơn 200 dặm, qua một cửa đá rất lớn. Chuyện xưa kể lại rằng có vương tử Ma Ha Tát Đoả đã xả thân để cho chim ăn. Từ phía Nam cách bốn mươi lăm dặm, có một Bảo Tháp bằng đá, ghi lại nơi mà Ma Ha Tát Đoả thương loài thú đói khát không còn lực nữa, đã đến nơi nầy lấy cây tre khô tự cắt thân mình lấy hưyết hiến cho thú. Nơi đất nầy có nhiều cây cỏ và những cỏ cây đó đượm màu huyết. Cho nên người đời mới bảo rằng nơi lưu huyết không còn nghi ngờ gì nữa. Vì lòng từ bi, mà đã xả thân.

Phía Bắc có một Bảo Tháp bằng đá cao hai trăm thước do Vua A Dục tạo thành. Điêu khắc thật đẹp, phát ra ánh sáng. Cả những tháp nhỏ và các bia đá ở nơi đây hơn trăm cái nằm trong khu vực phía Bắc của thành. Ai có bệnh tật đi nhiễu nhiều vòng thì hết.

Bảo Tháp bằng đá, từ phía đông đi đến, lại có một Già Lam, Tăng tín đồ hơn 100 người. Họ học theo Giáo Pháp Đại Thừa. Từ đây hướng về phía đông đi hơn 50 dặm, thì đến núi Cô Sơn, giữa núi lại có một Già Lam, Tăng tín đồ hơn 200 người, họ tu học theo Giáo Pháp Đại ThừaHoa quả tươi tốt. Nước ao cung cấp đầy đủ, bên cạnh đó có một Bảo Tháp khác, cao hơn 300 thước. Đây là nơi Như Lai ngày xưa đã độ cho con quỷ Dạ Xoa, làm cho nó không còn ăn thịt nữa. Từ đây qua hướng đông nam, đi hơn 500 dặm, đến nước Ngô Sắc Thi.

5) Nước Ngô Sắc Thi:

Nước Ngô Sắc Thi, chu vi hơn 2000 dặm, núi non trùng trùng điệp điệp, ruộng đất mênh mông. Đô thành chu vi 78 dặm. Nơi đây không có người trị vì, nên thuộc nước Ca Thấp Di La. Trồng trọt cày cấy, nhưng hoa quả rất ít. Khí hậu ôn hoà. Thỉnh thoảng có mưa sương và tuyết. Phong tục lễ nghi còn sơ khai, Tánh tình con người hung bạo. Đa phần dối trá không tin tưởng Phật Pháp. Đô thành phía tây nam 45 dặm có một Bảo Tháp cao hơn 200 thước, do Vua Asoka dựng nên. Bên cạnh đó lại có một Già Lam, Tăng tín đồ rất ít. Tất cả họ đều học theo Giáo Lý Đại Thừa. Từ phía đông nam, lên núi cao qua cầu sắt, đi hơn 1000 dặm nữa đến nước Ca Thấp Di La.

Dai Duong Tay Vuc Ky Ky 8

6) Nước Ca Thấp Di La:

Nước Ca Thấp Di La, chu vi hơn 7000 dặm, bốn bên đều là núi cao ngất trời. Chỉ có cửa trời thông qua rất hẹp. Từ xưa đến nay không nước nào chinh phạt được . Đô Thành được bao bọc bởi bốn con sông lớn. Nam Bắc mười hai dặm ba, Đông Tây bốn dặm rưỡi. Sống nghề canh nông, có nhiều hoa quả. Nơi đây xuất sanh những con Long Mã và nghệ cũng như dược thảo quý. Khí hậu lạnh có tuyết nhiều và ít gió. Y phục làm bằng lông thú màu trắng. Phong tục nhẹ nhàng như tiên, tánh người khiếp nhược. Nước được bao bọc bởi khưng cảnh, như rồng chầu. Dung mạo con người được nhưng tánh tình thì ngụy biện. Họ học nhiều nhưng cả tà lẫn chánh đều tin. Già Lam có hơn 100 ngôi, Tăng Tín Đồ hơn 5000 người. Có bốn Bảo Tháp, tất cả đều do Vua A Dục dựng xây. Các nơi ấy đều có thờ Xá Lợi của Như Lai.

Lịch sử chép rằng đất đai của nước nầy từ một cái hồ Rồng. Ngày xưa đức Thế Tôn từ nước Ô Trượng Na qua đây chinh phục con ác thần rồi trở về lại nước cũ, bay lên hư không nói với A Nan rằng: Sau khi ta nhập Niết Bàn, ở đây sẽ có vị A La Hán tên là Mạc Điền Đệ Ca (Madhyàntibha) ra đời kiến quốc an dân và hoằng dương Phật PhápNhư Lai tịch diệt sau 50 năm, đệ tử Mạc Điền Đệ Ca chứng được A La Hán có sáu pháp thần thông, đầy đủ tám giải thoát. Nghe Phật huyền ký như thế cho nên tâm rất hoan hỷ tự tại, nên đến trên đỉnh núi cao ngồi giữa rừng sâu hiện đại thần thông biến hoá. Con Rồng thấy vậy cũng tin sâu và thoả ước nguyện.

Vị A La Hán nói: – Mong hồ nầy chứa được tất cả.

Long Vương hút nước đến cúng cho ngài. A La Hán vận thần thông cho Long Vương nhờ lực nầy mà lấy nước. Nước trong ao không còn nữa. Con rồng lật lên trên mặt đất, và vị A La Hán đã làm nên một cái hồ ở phía tây bắc chu vi hồ nầy rộng hơn 100 dặm. Đây là hồ nhỏ riêng thuộc hồ lớn kia. Long Vương thưa :

– Tất cả đất hồ nguyện xin cúng dường, mong ngài nhận cho.

Mạc Điền Đệ Ca đáp rằng:

– Chẳng còn bao lâu nữa ta nhập Niết Bàn, không biết nhận lời thỉnh cầu của ngươi có được chăng?

Long Vương lại thỉnh rằng :

– Năm trăm vị A La Hán thường nhận đồ cúng dường của con. Nhưng đến khi Pháp tận diệt rồi, trở lại nước nầy và trú nơi hồ nầy.

Mạc Điền Đệ Ca theo lời thỉnh mới biết chư vị A La Hán xuất sinh từ nơi đây, cho nên mới vận thần thông lập nên 500 cảnh chùa. Sang các nước khác thưê những người làm công sung vào công việc sai sử, để cung phụng Tăng Chúng. Sau khi ngài Mạc Điền Đệ Ca nhập diệt rồi, những người làm công tự lập lên người cai trị và các nước lân bang thấy họ thuộc dòng dõi hạ tiện nên chưa có giao hảo. Nghĩa là những người nầy như một dòng suối chảy càng ngày càng thịnh.

Nước Ma Kiệt ĐàVua A Dục sau khi Như Lai diệt độ 100 năm lên ngôi cai trị uy danh lẫy lừng trong thiên hạ. Ngài thâm tín Tam Bảo, thương tưởng đến bốn loài. Lúc đó có 500 vị A La Hán Tăng và 500 vị phàm phu Tăng. Nhà Vua đều cung kính cúng dường không có sai biệt. Trong số phàm phu Tăng ấy, có vị Ma Ha Đề Bà (Đại Thiên – Mahadeva) trí tuệ siêu việt. Ngài tạo lập những bộ Luận lý giải Thánh GiáoMọi người nghe sinh ra dị nghị trong chúng. Vua A Dục chẳng cần biết Phàm Thánh đồng nghĩ rằng tốt. Nên đã thân cận triệu tập tăng đồ ra đến bờ sông Hằng, muốn các vị lặn sâu để biết chơn giả.

Các vị A La Hán biết khó thoát cho nên vận dụng thần thông bay lên không để ra khỏi nước nầy và ẩn vào trong các hang động. Lúc đó Vua A Dục nghe thấy sanh hối hận nên mới đến tạ lỗi và thỉnh trở về lại nước, bị các vị A La Hán không theo. Vua A Dục vì các vị A La Hán kiến lập 500 ngôi Già Lam, tất cả đều đem cúng dường cho Tăng Chúng nước nầy là nước Kiền Đà La. Vua Ca Nị Sắc Ca sau khi Như Lai nhập Niết Bàn 400 năm, muốn an ủi vỗ về nên Vua đã ra lệnh xa gần. Đây là cơ hội để thực tập Phật Pháp, mỗi ngày Vua thỉnh một vị Tăng vào cung để thuyết Pháp, và nghe những dị nghị chấp trước không đồng của các bộ phái khác nhau. Nhà Vua đem sự nghi ngờ để đi đến chỗ cảm hoá. Lúc đó, Ngài Hiếp Tôn Giả bảo rằng:

– Như Lai ra đi năm tháng xa rồi. Đệ tử chấp vào bộ phái của Thầy mình nên có Luận khác biệt, chấp vào chỗ thấy nghe để làm cái riêng của mình. Cho nên khi Vua nghe được rất lấy làm cảm thương buồn rầu mới than với Tôn Giả rằng:

– E rằng dư phước của Phật sẽ hết, tuy ngài đã xa rồi, nhưng chúng ta còn diễm phúc thừa hưởngCảm ân đó không muốn quên để gọi là hẹp hòi nên phải thiệu long giáo pháp, do sự chấp trước về Bộ Phái nầy mà kiết tập tam tạng.

Hiếp Tôn Giả nói:

– Đại Vương là bậc Hiền có nhiều phước báo, đã muốn lưu giữ lại Phật Pháp nên mới có nguyện nầy, do đó nhà vua ra lệnh triệu tập những bậc Thánh Triết xa gần. Bốn phương xa gần vạn dặm đều biết. Anh tài hiền triết Thánh Nhân đã vân tập trong bảy ngày như thế đều có tứ sự cúng dường, chỉ muốn thật nghĩa của Phật Pháp sợ có những tạp nghĩa chen vào đây cho nên nhà Vua mới bạch lên chư Tăng rằng:

– Những bậc đã chứng Thánh Quả thì ở lại, những ai còn nội kết hãy lui ra. Như thế đó mà nói lên giữa đại chúng. Lại bảo những bậc Vô Học ở lại. Còn những bậc Hữu Học lui ra, Số nầy rất nhiều. Lại ra lệnh:

– Người nào đủ Tam Minh và Lục Thông thì ở lại. Ai chưa được thì lui ra. Số nầy cũng nhiều.

Lại ra lệnh tiếp:

– Vị nào thâm hiểu được Tam Tạng và đạt được Ngũ Minh thì ở lại. Ngoài ra thì xin lui. Số nầy cũng nhiều. Cuối cùng còn được 499 vị. Vì nước của Vua khó khăn, nóng và ẩm, cho nên ngài muốn đến thành Vương Xá nơi động đá của ngài Ca Diếp để mà kiết tập. Ngài Hiếp Tôn Giả liền thưa rằng:

– Không được

Vì tổ chức nơi đó sẽ bị Ngoại Đạo và các vị luận sư khác chi phối làm sao chúng ta có thể kiết tập, cho nên quyết định tổ chức ở nước nầy, vì ở đây có núi non bốn bên và Dược Xoa bảo vệ. Đất đai ở đây cũng cung ứng đầy đủ sản vật. Hiền Thánh đều qua lại. nơi đây cũng rất linh nghiệm và có nhiều kẻ dừng chân nên kiết tập ở đây rất thuận tiện. Lại nói thêm, nhà Vua nên vì các vị A La Hán mà kiến lập Già Lam để kiết tập Tam Tạng, đầu tiên là Tỳ Bà Sa LuậnLúc ấy Tôn Giả Thế Hữu (Vasumittra) từ ngoài vào cúng y. Các vị A La Hán nói với ngài Thế Hữu rằng:

-Kiết tập chưa xong mà đã có nhiều tranh luận phải trái. Thôi thì ngài hãy đi xa đi đừng ở đây nữa.

Thế Hữu đáp rằng:

– Các Hiền Hữu! Các Pháp không có gì để nghi. Thay Phật để nói phải tập hợp những nghĩa lớn mới có thể tạo lập những bộ luận chơn chánh được. Tôi tuy chưa được gì nhưng không trái với ý nghĩa của tam tạng. Để đạt đến cái lý của Ngũ Minh, phải nghiên tầm mới đạt được nghĩa lý ấy.

Các vị A La Hán nói:

– Không thể nói như thế được. Ngài nên đi đi. Khi nào chứng được Vô Học rồi thì hãy lại đây. Ở đây không có miễn cuỡng.

Ngài Thế Hữu đáp rằng:

– Tôi nhìn địa vị Vô Học mà rơi nước mắt, chỉ cầu quả vị Phật thôi, chớ không cầu địa vị thấp. Chỉ cần ném cuộn tơ lên, rơi chưa chấm đất, chứng được Thánh Quả Vô Học rồi. Lúc bấy giờ chư vị A La Hán nói rằng:

– Ông là người tăng thượng mạn! Chư Phật đều tán thán quả vị Vô Học khó chứng. Ông mau chứng đi mới quyết trạch được các nghi ngờ.

Ngài Thế Hữu ném cuộn tơ trên không trung mà chư Thiên đã tiếp cuộn tơ ấy có lời thỉnh cầu rằng nên chứng Phật quả để hổ trợ cho ngài Di Lặc làm bậc đặc thù trong ba cõi và là chỗ nương nhờ của bốn loài. Làm sao chứng quả thấp được. Lúc bấy giờ các vị A La Hán thấy sự việc như vậy rồi mới cảm tạ và tôn ngài lên bực Thượng Toạ. Phàm có các việc nghi ngờ trong luận nghị hoặc cố chấp thì đủ người giải quyết trong năm trăm vị Hiền Thánh. Đầu tiên tạo một trăm ngàn bài tụng Ưu Ba Đề Xá Luận (Upadesa), cùng thích nghĩa kinh điển. Sau đó tạo một trăm bài tụng Tỳ Nại Da Tỳ Bà Sa Luận.

Giải nghĩa tạng Luật. Sau đó tạo một trăm bài tụng A Tỳ Đạt Ma Tỳ Bà Sa Luận và giải nghĩa tạng Luận gồm có ba trăm chín chục ngàn bài tụng và chín trăm sáu mươi ngàn lời để giải nghĩa tam tạng xưa nay mà trong ý nghĩa thâm cùng để nghiên cứu kinh điểnÝ nghĩa quan trọng được trùng tuyên rõ ràng qua lời nói được tái xác định. Những lời trùng tuyên như thế được lưu bố rộng rãi về sau nầy cho nên Vua Ca Nị Sắc Ca bèn cho làm những lá đồng đỏ để khắc chữ của Luận Văn lên đó và khắc lên đá, rồi kiến tạo Bảo Tháp để tàng trử bên trong.

Ra lệnh cho các thần Dạ Xoa bảo vệ chung quanh nước, không cho mang Luận Văn nầy ra ngoài cho kẻ khác đạo, mà chỉ muốn cầu học tập để tạo nên thiện nghiệp lực. Công việc nầy đã hoàn tất. Binh lính trở về kinh đô. Khi đi ra cửa thành phía tây của nước nầy, hướng mặt về phía đông mà quỳ xuống. Lại cúng tất cả nước nầy cho chư Tăng. Sau khi Vua Ca Nị Sắc Ca chết đi, thì nhiều chủng tộc tại đây xưng Vương. Trong chúng tăng có kẻ hủy hoại Phật Pháp.

Vua Tu Ma Đản La, thuộc nước Đỗ Hoá La, mà Vua nầy trước đây thuộc dòng họ Thích. Sau khi Như Lai nhập Niết Bàn khoảng sáu trăm năm, đã có lãnh thổ và tiếp nối Vương Nghiệp. Có tâm lưu giữ Phật Pháp nên khi nghe qua Ngật Lợi đã hủy diệt Phật Pháp, liền chiêu tập ba ngàn dũng sĩ trá làm thương buôn mang theo nhiều Bảo vật để bán. Trong đó có chứa những vũ khí xâm nhập vào nước nầy, tạo những lễ vật quý giá và trong những vị thương buôn đó tuyển mộ được 500 người mưu kế mãnh liệt. Họ giấu cây và dao trong đồ vật quý giá để dâng hiến lên Hoàng Thượng. Vua xứ Tuyết kia đến tận nơi ngồi xuống. Nhà Vua Ngật Lợi đã không để ý nên bị chém đầu. Sau đó họ tuyên bố rằng:

– Chúng tôi là thuộc hạ của Vua nước Đỗ Hoá La, ở dưới chân núi Tuyết, rất giận loài tặc tâm mà tham chính nên nay mới giết để hạch tội. Để cho trăm họ được nhờ. Qua việc nầy các vị cận thần Tể Tướng đều đi nơi khác. Để an tâm người nước nầy liền cho triệu tập Tăng lữkiến thiết các Già Lamxây dựng Bảo Tháp.

Lại nữa, ra khỏi phía cửa Tây của nước nầy, bèn quỳ xuống xây mặt về hướng đông cúng dường chúng TăngTăng đồ thường che dấu sự tế tự của tôn giáo mất đi, cho nên người đời mới phẫn nộ, chối bỏ Phật PhápThời gian qua đi, nay lại xưng Vương mà nước nầy xưa nay chẳng sùng tín, chỉ lo cho ngoại đạo và nơi thờ tự của họ mà thôi. Thành mới phía đông nam hơn mười dặm, đến thành phía bắc của núi lớn có một ngôi chùa. Tăng Tín Đồ hơn 300 người cùng với Bảo Tháp trong đó lại có Răng Phật, dài hơn một phân rưỡi, màu sắc vàng và trắng. Cứ đến giờ Ngọ thì phóng ra ánh sáng.

Ngày xưa khi dòng họ Ngật Lợi đã hủy diệt Phật Pháp, thì Tăng Đồ phải giải tán để ở riêng biệt các nơi khác. Có một vị Sa Môn đi qua xứ Ấn Độđảnh lễ Thánh Tích, sau đó trở về lại nước. Vì nghe nước đã bình yên nhưng gặp những con voi phá phách cây cối mùa màng. Vị Sa Môn ấy thấy vậy liền leo lên cây. Bầy voi đến hồ nước hút nước phun lên cây rồi cùng làm cho cây trốc gốc bắt được Sa Môn kéo vô trong rừng gặp con voi bệnh đang nằm, dẫn vị Tăng nầy đến nơi nó chịu khổ, Sa Môn cắt lá trúc khô làm thuốc bó vào chân nó, thấy nơi chân voi có một hộp bằng vàng. Vị Sa Môn chữa cho con voi hết bịnh. Mở hộp ra, Sa Môn thấy trong đó có Răng của Phật. Tất cả những con voi quây quần bên vị Tăng không cho đi đâu hết. Trưa hôm sau, những con voi nầy mang trái cây đến đãi một bữa ăn thịnh soạn. Ăn xong, chở vị Tăng ấy ra khỏi rừng đến hơn trăm dặm thả xuống, và quỳ lạy mà lui về.

Sa Môn đến nước biên giới phía Tây qua một con sông, đò đến giữa dòng gần úp. Người đi cùng thuyền nghĩ rằng thuyền nầy có chở Sa Mônchắc chắn có Xá Lợi của Như Lai, cho nên Rồng Cá mới sợ. Chủ thuyền kiểm nghiệm quả thật có răng của Phật. Lúc ấy vị Sa Môn đưa răng Phật lên mà nói với Rồng ở dưới sông rằng:

-Tôi nay gửi cho người, chẳng lâu nữa sẽ trở lại lấy, không cần qua sông, bỏ thuyền mà đi. Ngoái nhìn dòng sông mà than rằng:

– Tôi không thần thông cho nên chưa độ được loài rồng. Phải qua lại Ấn Độ một lần nữa để học phép chế ngự rồng. Sau khi học Tam Tạng xong trở về lại nước nầy đến bên bờ sông kia thiết lập đàn tràng cúng tế. Rồng trả lại hộp Răng Phật cho vị Sa Môn, vị Sa Môn ấy mang về cất Già Lam để thờ và tu phước.

Già Lam phía Nam cách mười bốn dặm rưỡi có một Già Lam nhỏ, ở giữa có thờ tượng đức Bồ Tát Quán Tự Tại. Có một người nhịn ăn cho đến chết, nguyện thấy được Bồ Táttức thời từ tượng nầy phát ra sắc thân vi diệu.

Chùa nhỏ phía đông nam, hơn 30 dặm có núi lớn, có một Già Lam cũ hình thức rất tráng lệ to lớn. Bây giờ chỉ còn lại một toà lâu đài. Tăng Tín Đồ hơn 30 người, họ học theo Giáo Pháp Đại ThừaNgày xưa vị Tăng là Già Bạt Đà La (Chúng Hiềnluận sư đã soạn bộ luận Thuận Chánh Lý Luận (Thuận Đạo Lý Luận) ở đây. Hai bên chùa chiền đều có Bảo ThápĐại A La Hán và Xá Lợi đều có mặt, cho nên chim muông dã thú trong núi rừng mang Hoa Quả ra cúng dường.

Ngày tháng trôi qua tuy không có bóng dáng của Như Lai, nhưng trong núi nầy có rất nhiều điều linh dị; hoặc trên tường đá ngang dọc đều có lưu dấu tích của chim. Phàm những loại nầy đến đây đều quỳ xuống cùng với các vị A La Hán Sa Di nô đùa. Có những bức hoạ ghi lại những con chim nầy chở người qua lại và những sự tích khác khó có thể tường thuật hết. Cách mười dặm về phía đông của chùa có thờ Răng Phật, đến phía bắc của núi thì có một chùa nhỏ. Ở đây ngày xưa là chỗ của Sách Kiền Địa La Đại luận sư, nơi đây, cũng đã tạo một phần của Tỳ Bà Sa Luận.

Giữa ngôi Già Lam nhỏ ấy có một ngôi Bảo Tháp cao hơn 50 thước, nơi đó cũng là nơi để lại toàn thân Xá Lợi của một vị A La Hán. Đầu tiên, thân hình vị A La Hán đó rất vĩ đại. Ngài ăn uống như Voi. Bị ngài khác hỏi đồ ăn đi đâu mà không sợ thị phi vậy. Khi A La Hán sắp nhập diệt có bảo cho mọi người biết rằng ta bây giờ vì các ngươi mà nói nhân duyên nầy. Thân nầy là thọ báo thân voi của kiếp trước. Tại phía đông Ấn Độ có một vị Vua đang ở, có một vị Sa Môn cũng ở đó lúc ấy, từ xa đến Ấn Độ để tham học Thánh Giáo và Kinh Luật Luận.

Nhà Vua mới mang tôi (con voi) đến cho vị Sa Môn kia, để chở kinh Phật, mà đến xứ nầy. Sau đó chẳng bao lâu thì mất. Do công đức chở kinh nầy mà tái sinh được làm người. Cuối cùng nhận được Y Phấn Tảotinh tấn bỏ tục xuất giachứng đắc thần thông, ra khỏi ba cõi. Cho nên ở đây, việc ăn uống trở thành tập khí. Mỗi lần ăn như thế phải ăn gấp ba lần để nuôi thân. Tuy nghe như vậy nhưng có người chưa tin. Ngài liền bay lên hư không, nhập vào Hỏa Quang định tức thì thân bốc khói, rồi nhập diệt. Và thân ấy hạ xuống nơi Bảo Tháp nầy.

Vương thành phía tây bắc, đi hơn hai trăm dặm, đến chùa Thương Lâm. Có Bố Sắc Noa luận sư (Viên Mãn) chính nơi đây đã giải thích Luận Tỳ Bà Sa. Phía tây thành đi hơn 145 dặm, đến sông lớn ở phía bắc, tiếp với núi phía Nam, thì đến chùa của Đại Chúng Bộ. Tăng nhân có hơn 100 người. Ngày xưaPhật Địa La luận sư đã ở nơi nầy, mà làm tập Chơn Luận của Đại Chúng Bộ. Từ nơi nầy đi về phía Tây Nam núi non rất nguy hiểm. Đi hơn 700 dặm, đến nước Bán Nô Sai.

7) Nước Bán Nô Sai:

Nước Bán Nô Sai, chu vi hơn 2000 dặm, núi sông cách trở, người dân sống nghề canh nông, hoa quả rất nhiều, có nhiều mía, rượu nho, và trái ambala (xoài) cùng những rau quả khác. Tại nhà, có cây được trồng rất nhiều đều là cây trân quý. Khí hậu ôn hoà, Phong tục thuần hậu. Y phục là những loại vải thô và làm bằng lông. Nhân tình chất phát. Tánh tình ngay thẳng. Tin tưởng Tam Bảo. Có năm ngôi Già Lam, nhưng đa phần bị hoang phế. Vì không có Vua, nên trực thuộc nước Ca Thấp Di La. Phía bắc thành có Chùa nhưng ít có Tăng. Chùa phía Bắc lại có Bảo Tháp bằng đá rất linh nghiệm. Từ phía nầy đi sang phía Đông Nam hơn 400 dặm, đến nước Yết La Phạt Bổ La.

8) Nước Yết La Phạt Bổ La

Nước Yết La Phạt Bổ La, chu vi hơn 4000 dặm. Đô thành chu vi hơn 10 dặm, rất hiểm trở vì có núi non bao bọc. Có sông hẹp, nên đất đai không phì nhiêu, phong thổ khí hậu giống như nước Bán Nô Sai, phong tục giữ gìn tốt đẹpCon người dũng cãm, nhưng nước không có Vua nên phải lệ thuộc nước Ca Thấp Di La. Có hơn mười ngôi chùa, ít Tăng. Có một đền thờ, mà ngoại đạo thì rất đông. Người từ nước Lãm Ba đến xứ nầy, hình thù kỳ dị, tánh tình thô bạoNgôn ngữ phong tục lễ nghĩa đơn giản. Nước nầy không nằm trong biên giới của Ấn Độ. Và hay có tục lệ buôn bán chung. Từ đây, đi xuống hướng đông nam qua núi và sông hơn 700 dặm, đến nước Trách Ca.

Đại Đường Tây Vức Ký hết quyển thứ ba

Bạn cũng có thể thích

Được đóng lại.