Đại Đường Tây Vức Ký (kỳ 13)

T

ĐẠI ĐƯỜNG TÂY VỨC KÝ
                                                                             Pháp Sư HUYỀN TRANG
(kỳ 13)
QUYỂN THỨ SÁU
(4 nước)
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang phụng chiếu Vua dịch
Chùa Đại Tổng TrìSa Môn Biện Cơ soạn

  1. Nước Thất La Phiệt Tất Để
  2. Nước Kiết Tỷ La Phạt Tốt Đổ
  3. Nước Lam Ma
  4. Nước Câu Thi Na Yết La

1) Nước Thất La Phiệt Tất Để

Nước Thất La Phiệt Tất Để chu vi 6000 dặm. Đô Thành bị hoang phế không còn kỷ cương gì nữa. Cung thành nầy chu vi hơn 20 dặm, cũng rất tiêu điều, chỉ còn lại ít người ở. Nơi đây trồng lúa, khí hậu điều hòa. Phong tục thuần chất, người ham học và thích làm phước. Có trên 100 ngôi Già Lam, bị đổ nát rất nhiều, ít tu sĩ, phần lớn họ tu theo Chánh Lượng Bộ. Có 100 đền thờ và có rất nhiều ngoại đạo ở đây. Khi Như Lai còn tại thế, có Vua Bát La Thê Na Thị Đa (Ba Tư Nặc) trị vì nơi cố cung, có một nơi còn lại dấu tích điện đài cũ của vua.

Cách đó về hướng đông không xa mấy, lại có một nền gạch cũ, trên nền gạch ấy có một Bảo Tháp. Nơi đây ngày xưa, nhà Vua đã vì đức Như Lai, mà xây dựng nơi thuyết pháp cho Ngài. Phía pháp đường không xa mấy, laị có một Bảo Tháp để ghi dấu lại nơi đây là tịnh xá Tỳ Kheo Ni của Di Mẫu đức Phật, Bát La Xà Bát Đề (Ba Xà Ba Đề). Tháp nầy chính nhà Vua đã xây dựng nên. Tiếp theo đó về phía đông. Có một Bảo Tháp là ngôi nhà cũ của ông Tu Đạt Đa (Thiện Thí – Cấp Cô Độc).

Bên cạnh nhà của ông Trưởng giả Thiện Thí có một Bảo Tháp lớn, là nơi mà ông Ma Lu Li Ma La (Angulimala – Vô Não) đã xả tà quy chánh. Vô Não là một người hung bạo ở thành Xá Vệ, đã làm hại rất nhiều sanh linh trong thành nầy, người mà đã giết người, lấy ngón tay xâu vào đeo lên cổ, muốn hại mẹ mình cho đủ số ngón tay. Đức Thế Tôn vì lòng bi mẫn hiện ra để hóa độ. Từ xa thấy đức Thế Tôn, ông vui mừng nói rằng hôm nay chắc chắn là sẽ sanh thiên, điều mà Thầy của ta đã di chúc như vậy. Hại được Phật, giết được mẹ được sanh thiên, nên hướng về mẹ mà nói rằng, nay con thả mẹ, đi hại vị Sa Môn trước đã. Rồi đi ngược hướng Thế Tônđức Như Lai vẫn đi như thế không thối lui. Bỗng nhiên, kẻ sát nhân không di chuyển được, đức Thế Tôn liền bảo:

– Sao lại vẫn giữ việc xấu, bỏ việc lành. Đó không phải là nguyên nhân của việc ác?

Lúc bấy giờ chàng Vô Não hối hận những việc làm sai trái của mình. Sau đó liền quy y và xin gia nhập vào Giáo Pháp của Ngài, tinh cần tu học không giải đãi và chứng được quả vị A La Hán.

Phía Nam của thành cách năm dặm sáu, có rừng cây Kỳ Đà, thuộc vườn của ông Cấp Cô ĐộcVua Ba Tư Nặc vì Phật, mà kiến tạo tinh xá. Nơi đây ngày xưa có chùa viện nhưng bây giờ đã hoang phế. Cửa phía đông trái phải đều có những thạch trụ cao hơn 47 thước. Trụ bên trái có những hình bánh xe rất đẹp. Trụ đá bên phải, khắc hình con bò ở bên trên. Cả hai đều do Vua A Dục dựng nên.

Phòng ốc đã hư hại hết chỉ còn nền nhà, duy nhất một mái ngói của một phòng còn tồn tại trong đó có một tượng Phật, mà tượng nầy là tượng ngày xưa đức Như Lai đã lên cõi trời thứ ba mươi ba vì mẹ thuyết pháp và sau đó vua Ba Tư Nặc đã nghe Vua Xuất Ái, khắc tượng Phật nầy bằng trầm hươngTrưởng giả Cấp Cô Độc rất hoan hỷ tán thán mà giữ gìn lại tượng nầy. Người mà đã vì sự nghèo khổ của những người già đã có một đức hạnh tốt đẹp nên hiệu là Cấp Cô Độc. Ông đã nghe về công đức của đức Phật rất thâm hậu và tôn kính nên đã xây dựng tinh xá thỉnh Phật đến đây. Đức Thế Tôn ra lệnh cho ngài Xá Lợi Phất tùy theo nhu cầu mà tìm hiểu trước.

Chỉ có khu vườn của Thái Tử Kỳ Đà là cao ráo đẹp đẽ, cho nên đến gặp Thái Tử mà hỏi mua. Thái Tử bảo đem vàng đến lót thì mua. Cấp Cô Độc nghe xong tâm hoan hỷ liền xuất kho, lấy vàng trong kho để mà lót lên đất. Có chỗ không lót được. Thái Tử nói: Phật thật là ruộng Phướcchúng ta nên cùng gieo giống lành. Sau đó xây tinh xá trên khoảng đất trống và đức Thế Tôn bảo ngài A Nan rằng:

Vườn do ông Trưởng Giả mua, còn cây do Thái Tử Kỳ Đà cúng. Cả hai người cùng có tâm có sức là một công đức rất lớn. Cho nên từ nay về sau nên gọi nơi đây là rừng của Thái Tử Kỳ Đà và Vườn của ông Cấp Cô Độc. Phía đông bắc của vườn ông Cấp Cô Độc có một Bảo Tháp, nơi đây đức Như Lai đã rửa vết thương bịnh cho một Tỳ Kheo. Lúc Như Lai còn tại thế, có một vị Tỳ Kheo, bịnh đau nhức nhối khổ sở. Thế Tôn thấy như vậy mà hỏi rằng:

– Ngươi vì sao khổ như thế, tại sao ngươi lại ở một mình?

Đáp rằng:

– Con tên là Sơ Lại, không chịu khám bịnh. Lại cũng chẳng có người nào đoái hoài đến con.

Như Lai lúc bấy giờ thương cảm mà nói rằng:

– Nầy con! Nay ta sẽ khám bệnh cho con.

Đoạn lấy tay xoa vào người, bệnh liền tiêu. Rồi đem ra bên ngoài đặt nằm trên cỏ mà rửa vết thương, thay đổi y phục mới. Phật bảo vị Tỳ Kheo rằng:

– Hãy nỗ lực tinh tấn lên.

Khi nghe lời ai mẫn ấy, rất cảm động thân tâm nhẹ nhàng.

Phía tây bắc của vườn Cấp Cô Độc có một Bảo Tháp nhỏ. Đây là nơi ghi lại chỗ ngài Mục Kiền Liên vận thần thông không thể nhấc nổi y áo của ngài Xá Lợi PhấtNgày xưa khi Phật còn tại thế, tại đây có một cái hồ gọi là Vô Nhiệt Não cùng trời người đều tụ họp, duy chỉ có ngài Xá Lợi Phất chưa đến được. Phật ra lệnh ngài Mục Kiền Liên đến triệu ngài lại. Ngài Mục Kiền Liên vâng mệnh liền đi. Ngài Xá Lợi Phất đang giữ pháp y. Ngài Mục Kiên Liên nói:

– Đức Thế Tôn hiện đang ở tại hồ Vô Nhiệt Não, bảo tôi gọi Ngài đến.

Ngài Xá Lợi Phất đáp rằng:

– Tôi không thể đi được.

Ngài Mục Kiền Liên nói:

– Nếu không đi nhanh được, Ngài có muốn tôi vận thần thông đưa ngài đến thạch thất đó không?

Ngài Xá Lợi Phất bèn để y áo trên đất, nếu ngài nhấc nổi y áo nầy lên được thì nhấc nổi thân tôi. Ngài Mục Kiền Liên vận thần thông nhấc y áo lên nhưng không nổi,. Lúc bấy giờ đại điạ chấn động. Nhân đó dùng thần túc đi đến chỗ Phật thấy ngài Xá Lợi Phất đã ngồi đấy rồi Mục Kiền Liền thán rằng:

– Bây giờ mới biết là thần thông lực không bằng trí tuệ lực.

Bên cạnh Bảo Tháp Nhấc Y chẳng xa bao nhiêu có một cái giếng, Như Lai lúc còn tại thế dùng nước giếng nầy, tại đây có một bảo tháp do vua A Dục dựng lên trong đó có thờ Xá Lợi của Như Lai. Đây cũng là nơi kinh hành thuyết pháp của đức Phật. Bên cạnh gốc cây lại có một Bảo Tháp, do ông Minh Kỳ Cảnh Vệ Linh Đan xây dựng để nghe âm nhạc của chư thiên, ngửi mùi hương của chư thần, mà cảnh nầy là nơi phước đức khó thể diễn tả hết.

Phía sau Già Lam không xa, có một nơi mà ngoại đạo Phạm Chí, đã giết hại dâm nữ để phỉ báng Phật. Vì Như Lai là bậc thập lực vô úy và nhất thiết chủng trí, trời người đều quy nguỡng, thánh hiền đều tôn sùng, cho nên ngoại đạo bàn với nhau rằng. Chúng ta nên bày mưu phỉ báng, dụ một dâm nữ giả bộ vào nghe Pháp. Khi mọi người biết, chúng ta bí mật giết đi, chôn tử thi dưới gốc cây rồi báo cho Vua biết.

Nhà Vua ra lệnh đến khám vườn Thái Tử Kỳ Đà để xem tử thi.

Lúc bấy giờ ngoại đạo lớn tiếng nói rằng:

– Sa Môn Cù Đàm thường xưng là giữ giới thế mà giết người để bịt miệng. Có phải đã hành dâm rồi giết đi chăng. Thế là giới là gì, nhẫn là gì?

Chư Thiên lúc bấy giờ ở trên không trung nói lớn tiếng rằng:

– Nầy kẻ ngọai đạo hung ác, các ngươi phỉ báng như thế làm sao nghe cho lọt vào tai được.

Phía đông của chùa nầy hơn 100 bước. Có một cái hố rất sâu. Đây là nơi mà Đề Bà Đạt Đa dùng độc dược muốn hại Phật. Thân nầy còn sống mà bị đọa vào địa ngụcĐề Bà Đạt Đa (Thiên Thọ) là con của Vua Hộc Phạn, Người đã tinh cần trải qua 12 năm, trì tụng 80 ngàn Pháp Tạng. Sau vì lợi dưỡng cầu học thần thông thân cận với bạn ác, rồi cùng đề nghị rằng. Ta nhỏ hơn Phật 30 tuổi. Đại chúng vây quanh đâu có khác gì Như Lai.

Suy nghĩ xong liền làm việc phá tăng. Ngài Xá Lợi Phất, Ngài Mục Kiền Liên đã cầu thỉnh Phật chỉ bảo và nhờ vào oai lực của Phật, Thuyết pháp để hối quáTăng chúng lại hòa hợp, nhưng ác tâm của Đề Bà Đạt Đa thì không bỏ, đã dùng thưốc độc để vào trong móng tay. Muốn rằng nhân lúc lễ Phật làm cho Phật bị thương. Bèn đi đến với mưu mô nầy. Từ xa đi đến đây, đất nứt ra liền bị rơi xuống địa ngục trong lúc còn sống.

Ở phía Nam lại có một hầm lớn nữa. Tỳ Kheo Cù Đa Lê đã phỉ báng Như Lai, cũng bị vào địa ngục trong lúc còn sống.

Phía Nam hố Châu Cù Đà Di đi bộ 800 bước, có một cái hố sâu nữa. Đây là nơi mà Bà La Môn Nữ tên là Chiến Giá hủy báng đức Như Lai, bèn đọa vào địa ngục khi còn sống. Phật đã vì trời người thuyết các pháp trọng yếu.

Đệ tử của ngọai đạo xa thấy đức Thế Tôn được đại chúng cung kính liền tự nghĩ rằng: – Nhất định hôm nay, làm cho Gotama bị nhục, thất bại trước danh dự và chỉ làm cho Thầy chúng ta, đăng đàn một mình mà thôi, bỏ một cái bát gỗ trong mình đến vườn Cấp Cô Độc ở trong đại chúng, rồi lên tiếng mà nói rằng:

Người thuyết pháp kia đã cùng ta tư thông với nhau, trong bụng nầy đã có một đứa con thuộc dòng họ Thích. Những kẻ tà kiến chưa tin được thật hư, nhưng người có lòng tin kiên cố biết rằng đây là phỉ bángThiên Đế Thích muốn trừ nghi kia liền hiện làm con chuột trắng, cắn dây buộc bát gỗ. Bát gỗ rơi xuống thành tiếng làm chấn động đại chúng. Phàm những kẻ thấy nghe đều tăng thêm sự tin sâu và hỉ lạc. Trong chúng có một người đứng lên mang bát gỗ đến chỉ cho người nữ kia mà nói rằng:

Ngươi là kẻ tà vạyTự nhiên lúc bấy giờ mặt đất nứt ra và toàn thân của cô ta bị rơi vào Vô gián địa ngục thọ các cực hình. Phàm ở nơi Ba Hố sâu nầy không có bờ đáy. Mùa Thu mùa hạ có sương phủ trên mặt hồ giống như dưới hố sâu kia nước không ngừng chảy. Phía đông của Già Lam hơn 67 bước đi bộ có một tinh xá cao hơn 60 thước ở giữa có một tượng Phật, ngồi mặt xây về hướng đông. Nơi đây chính là nơi Như Lai ngày xưa cùng các ngoại đạo luận nghị. Lại nữa ở phía đông kia cũng có một đền thờ cũng giống như tinh xá ngày ngày đều phát ra ánh sáng, bóng của đền thờ không phủ được tinh xá. Khi mặt trời lặn rồi cái bóng của tinh xá phủ lên trên đền thờ.

Phía đông tịnh xá đó cách 3.4 dặm, có một Bảo Tháp. Đây là nơi tôn giả Xá Lợi Phất đã luận nghị cùng ngoại đạo. Đầu tiên ông Trưởng giả Cấp Cô Độc mua vườn của Thái Tử Kỳ Đà muốn vì đức Như Lai mà làm tinh xá, mà lúc ấy Tôn giả Xá Lợi Phất đã tùy theo Trưởng giả mà xem phương hướng và đo đạc.

Ngoại đạo luật sư yêu cầu dùng thần lực. Ngài Xá Lợi Phất đã tùy theo việc nầy mà nhiếp hóa để hàng phục. Bên phía trước Tịnh Xá nầy có kiến lập một Bảo Tháp. Nơi đây Như Lai đã dời ngoại đạo đi mà nhận lời thỉnh cầu của bà Tỳ Xá Khư.

Bên phía Nam của Bảo Tháp thọ thỉnh ấy là nơi Vua Tỳ Lô Thích Ca (Tỳ Lưu Ly) dẫn quân lính sát hại, đến đây thấy Phật bèn dẫn binh lui về. Sau khi Vua Tỳ Lô Thích Ca xưng vương đã hận việc nhục nhã lúc trước, nên đã đem binh khuấy động đại chúng. Ông Bộ Trứ Di Tất đã phụng mệnh mà đi, lúc đó các vị Tỳ kheo đã thấy bạch PhậtĐức Thế Tôn ngồi dưới gốc cây khô, vua Tỳ Lô Thích Ca xa thấy Thế Tôn liền xuống ngựa mà thi lễ. Xong rồi liền hỏi:

– Tại sao, ngài không ngồi chỗ cây tốt mà ngồi dưới gốc cây khô không còn cành lá gì hết?

Thế Tôn bảo rằng:

– Tông tộc cũng như cành lá vậy, cành lá mà nguy thì gốc đâu còn nữa.

Vua nói:

– Thế Tôn vì tôn thân mà có thể hồi giá chăng?

Nói xong thì cảm nhận được lời Thánh ấy cho nên đem quân về lại nước mình.

Bên cạnh Bảo Tháp lui quân ấy là nơi những người đàn bà dòng họ Thích bị giết. Vua Tỳ Lô Thích Ca đã tru diệt dòng họ Thích, gồm năm trăm người nữ cho vào cung những người đàn bà họ Thích giận dữ oán hờn nhưng không trốn, mà mắng người con của nhà vua. Vua nghe phát giận, liền ra lệnh giết đi. Người chấp hành lệnh trên của Vua Đa Bảo rằng: hình phạt là cắt chân tay và vứt vào hầm hố. Lúc bấy giờ các người nữ dòng họ Thích chịu khổ cho nên mới gọi danh Phật.

Đức Thế Tôn quán chiếu thấy cảnh khổ sở, ra lệnh các thầy Tỳ Kheo mang y đến mà thuyết pháp cho họ nghe. Vì sự ràng buộc trong ngũ dục mà lưu chuyển trong tam đồân ái biệt ly sanh tử nhiều đời. Lúc ấy các người con gái nghe Phật chỉ bày rồi, liền xa trần cấu chứng được pháp nhãn thanh tịnhđồng thời khi mệnh chung được sanh về cõi chư thiênLúc ấy Thiên Đế Thích hóa làm Bà La Môn thâu nhận những thi hài ấy để hỏa táng và viết để lại cho người đời sau vậy.

Chẳng xa bên cạnh tháp tru di dòng họ Thích, có một ao lớn. Đây là nơi Vua Tỳ Lô Thích Ca còn sống mà đã vào địa ngục. Sau khi đức Phật đã thấy những người nữ dòng họ Thích rồi về lại vườn Trưởng Giả Cấp Cô Độc nói với các vị Tỳ Kheo rằng:

Nay Vua Tỳ Lô Thích Ca sau bảy ngày, sẽ bị hỏa thiêu nơi hầm lửa. Vua nghe Phật nói như vậy kinh hoàng và lo lắng vô cùngCho đến ngày thứ bảy mới được an lạc không nguy hiểm. Nhà Vua vui vẻ khôn xiết cho nên đã ra lệnh cho các cung nữ đến nơi hồ mà hát xướng ăn uống. Khi mà lửa bốc cháy thì đánh trống như thác đổ. Khi lửa quây quanh thân Vua, Vua đọa vào Vô Gián Địa ngục thọ khổ vô cùng.

Cách Già Lam phía tây bắc 3.4 dặm đến rừng Đắc Nhãn, nơi đây có di tích ghi lại nơi kinh hành của Như Lai và là nơi tu thiền định của các Thánh đệ tử. Cả hai nơi dưới gốc cây nầy đều có kiến lập Bảo ThápNgày xưa nơi nầy là nơi tập họp của năm tên ăn trộm, chúng đã hoành hành phá phách khắp nơi trong làng trong xóm. Vua Ba Tư Nặc bắt được ra lệnh móc mắt thả vào rừng sâu. Bọn trộm khổ sở quá cầu Phật. Lúc đó Phật đang ở tại Tịnh Xá Kỳ Viên nghe được âm thanh bi não ấy liền khởi từ tâm, làm cho gió mát êm dịu thổi thuốc từ núi Tuyết Sơn đến làm cho mắt họ được sáng lại như cũ. Sau đó họ gặp đức Thế Tôn ở đây mà phát tâm Bồ Đề hoan hỷ đảnh lễlãnh hội lời Phật rồi lui về trồng căn lành.

Đại Thành phía tây bắc hơn 60 dặm lại có một thành cũ, nơi mà trong hiền kiếp nầy con người thọ đến 20 ngàn tuổi, và cũng là nơi mà đức Phật Ca Diếp Ba sanh ra, thành ở phía Nam cũng có một Bảo Tháp. Đây là nơi mà sau khi thành Chánh Giác đức Phật đã gặp Phụ Thân lần đầu. Thành phía bắc cũng có một Bảo Tháp, nơi đây thờ toàn thân Xá Lợi của Đức Phật Ca Diếp tất cả đều do Vua A Dục dựng nên. Từ phía đông nam nầy, đi hơn năm trăm dặm đến nước Kiếp Tỷ La Phạt Tốt Đổ (Ca Tỳ La Vệ).

Ky13

2) Nước Kiếp Tỷ La Phạt Tốt Đổ

Nước Kiếp Tỷ La Phạt Tốt Đổ (Capilavastu – Ca Tỳ La Vệ). Nước Ca Tỳ La Vệ chu vi hơn bốn ngàn dặm. Cung thành đa số đều bị hoang phế. Vương thành cũng không biết lớn là bao nhiêu, chỉ còn thành nội chu vi là 14.5 dặm. Nơi đây chỉ còn sót lại gạch ngói giống như vườn không nhà trống lâu nay chẳng ai vào, chẳng có ai là thủ lãnh của thành. Đất đai nơi đây cũng tốt, cày cấy lúa, khí hậu không điều hòa, phong tục sáng sủa. Có hơn 1000 ngôi Già Lam, mà nơi cung thành chỉ có một ngôi mà thôi. Khoảng hơn 3000 Tăng Sĩ, tu theo Chánh Lượng Bộ thuộc Tiểu Thừa. Đền thờ có hai cái, ngọai đạo sống rất hỗn tạp.

Tại cung nội, còn một nơi là điện đường của Vua Tịnh Phạn, trên đó có dựng một Tịnh Xá và bên trong có tượng của Vua. Gần đó không xa còn một di tích của bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề (Đạt Thuật). Trên đó cũng dựng một tinh xá và trong đó có tôn tượng của Phu NhânTinh xá nầy là nơi mà Bồ Tát Thích Ca đã giáng thần vào thai mẹ. Nơi đó cũng có một tượng Bồ Tát giáng thần. Theo Thượng Tọa BộBồ Tát giáng thần vào thai mẹ nhằm đêm ba mươi của tháng Uẩn Đản La An Sa Trà, nhằm vào ngày 15 tháng 5. Trong khi đó các Bộ phái khác, cho rằng Bồ Tát giáng thai mẹ vào đêm 23 cùng tháng đó, nhằm vào ngày mồng 8 tháng 5.

Phía bên đông bắc của tháp Bồ Tát giáng thần là nơi kỷ niệm Tiên A Tu Đà đoán tướng Thái Tử. Ngày Bồ Tát giáng sanh, là ngày vui mừng của Hoàng Gia. Vua Tịnh Phạn mời các vị đoán tướng vào để hỏi rằng:

– Đứa bé nầy sanh như vậy là tốt hay xấu, nói cho ta biết rõ ràng?

Đáp rằng:

– Nương vào dấu thánh mà khảo sát thấy có hiện tướng cát tường. Nếu ở đời thì làm chuyển Luân Thánh Vương, nếu xả tục thì thành Chánh Đẳng Chánh Giác. Lúc bấy giờ tiên A Tu Đà từ xa đến, vào cửa muốn diện kiến, Vua liền hoan hỷ thân chinh ra đón rồi mời ngồi và nói:

– Chẳng hay ý đại tiên như thế nào mà hôm nay chiếu cố như vậy?

Tiên nhơn đáp rằng:

– Ta đang ở thiên cung an vui ngồi nghỉ, lại nghe thấy chư thiên quần tụ lại với nhau, tôi bèn hỏi việc gì vậy thì được đáp rằng:

Đại Tiên nên biết ở Nam Thiệm Bộ Châu, trong dòng họ Thích của Vua Tịnh Phạn, vị Phu nhân thứ nhất vừa hạ sanh một Thái Tử sẽ chứng quả Chánh Giác và thành tựu Nhất thiết trí. Nghe vậy cho nên tôi mới lại đây chiêm nguỡng và buồn rằng không thể gặp được Thánh Nhân nữa.

Cửa phía Nam của thành có một Bảo Tháp, đây là nơi Thái Tử và các vương tử họ Thích thi đấu voi. Thái Tử có nhiều kỹ thuật hàng phục voi. Vua Tịnh Phạn mong rằng được thành tựu rồi trở vềcho phép cỡi voi ra cửa thành. Đề Bà Đạt Đa cũng là người không kém sức mạnh, từ ngoài đi vào hỏi ai là người cỡi, và ai là người muốn leo lên con voi nầy.

Đáp rằng:

– Thái Tử là người cỡi con voi nầy. Lúc ấy Đề Bà Đạt Đa giận dữ, giết con voi thi đấu của mình để nằm chận đường không cho di chuyểnMọi người ùn lại. Ông Nan Đà đến sau hỏi rằng:

– Ai làm chết con voi nầy?

Đáp rằng:

– Đề Bà Đạt Đa.

Bèn đi đường khác. Lúc ấy Thái Tử đến và liền hỏi:

– Ai đã giết con voi nầy?

Đáp:

– Đề Bà Đạt Đa đã hại trước cửa thành. Và Nan Đà đã dẫn lối khác để đi.

Thái Tử cỡi voi vượt qua thành, con voi bị sa xuống hầm lớn, mà tương truyền đây là nơi voi bị sụp hầm. Phía tinh xá nầy có tượng của Thái Tử, cũng có một tinh xá khác, là nơi nghĩ của Hoàng Phi, trong đó có tượng của Gia Du Đà La và La Hầu La. Tại cung nầy cũng có một tinh xá, thờ những tượng lúc còn Thái Tử.

Thành phía đông nam có một tinh xá có tượng Thái Tử phi bạch mã. Đây là nơi Thái Tử du thành. Ngoài cửa phía tây của thành có nhiều tinh xá, trong đó có tạo những tượng về lão bệnh tử và sa mônThái Tử sau khi đi thăm thấy được các tướng băng hoại, chán ngán cuộc đời và cảm nhận được điều nầy cho nên ra lệnh hồi xa giá.

Thành phía nam đi hơn 50 dặm, có một cổ thành, nơi đây có một Bảo Tháp, đó là nơi mà trong hiền kiếp nầy con người thọ đến 60 ngàn tuổi, cũng là nơi mà Phật Ca La Ca Phù đã sanh ra. Cách thành phía nam không xa cũng có một Bảo Tháp, nơi đây ghi lại sau khi thành Chánh Giác đức Phật đã gặp Phụ Vương. Thành Phía đông nam cũng có một Bảo Tháp, nơi đó có thờ di thân của đức Như Lai, trước đây cho xây bằng trụ đá cao 30 thước bên trên có khắc đầu Sư Tử và bên cạnh ghi lại sự tịch diệt do vua Asoka xây dựng.

Phía đông bắc của thành Ca La Ca Phù đã đi hơn 30 dặm đến một thành cũ. Nơi đó cũng có một Bảo Tháp để ghi lại trong hiền kiếp nầy lúc mà con người thọ 40 ngàn tuổi và là nơi đản sanh của Phật Ca Nặc Ca Mâu Ni.

Phía đông bắc chẳng xa mấy có một Bảo Tháp ghi lại nơi mà sau khi thành Chánh Giác, Phật đã độ cho Phụ Vương, tiếp theo đó ở phía bắc cũng có một Bảo Tháp, ở nơi đây cũng thờ di thân Xá Lợi của Như Lai, trước đây được xây dựng bằng trụ đá cao hơn 20 thước, trên có khắc hình Sư Tử. Bên cạnh đó có ghi lại cảnh tịch diệt do vua Asoka dựng nên.

Phía đông bắc của thành hơn 40 dặm, lại có một Bảo Tháp, nơi mà Thái Tử ngồi dưới tàng cây để xem người ta cày cấy. Lúc đó ngài đã nhập định chứng được pháp ly dục. Vua Tịnh Phạn thấy Thái Tử ngồi dưới tàng cây nhập định, thấy ánh sáng mặt trời quay chiếu xuống cây nhưng ảnh không di độngtâm trí của Vua linh cảm đây là điều lành nên vua rất trân trọng.

Phía tây bắc của thành lớn, lại có trăm ngàn Bảo Tháp khác là nơi mà dòng họ Thích bị tru di, cũng là nơi mà vua Tỳ Lô Thích Ca sát hại dòng họ Thích. Số người tính đến 9.990 vạn người, tất cả đều bị giết hại, xương chất thành núi, máu chảy thành hồ. Chư thiên động lòng nên đã thu cốt hỏa táng.

Phía tây nam của nơi dòng họ Thích bị mưu hại, có bốn Bảo Tháp nhỏ là nơi quân của dòng họ Thích kháng cự lạiLúc đầuVua Ba Tư Nặc muốn cầu hôn với dòng họ Thích. Dòng họ Thích cho rằng vua thuộc dòng thấp hèn, cho nên mới gã một gia nhân cho Vua. Sau đó Vua Ba Tư Nặc lập làm chánh hậu. Bà nầy sinh ra một người con trai. Đó là vua Tỳ Lô Thích Ca. Tỳ Lô Thích Ca muốn biết dòng họ của mình cho nên họ bị thọ nghiệp.

Đến phía nam của thành thì thấy một giảng đường mới trong đó có chỗ nghỉ ngơi xa giá. Dòng họ Thích nghe như thế bèn lui mà nói rằng:

– Đây là nhà của người tỳ nữ ở, do dòng họ Thích lập,

Biết thế, Vua Tỳ Lô Thích Ca muốn rửa nhục trước nên đem binh đến đây để đánh với bốn người lực luỡng của dòng họ Thích, liền kháng cự mạnh, nhưng bị thất bại cho nên binh lính vào thành, những người hoàng tộc vì thừa mệnh vua trước mà làm cho đất nước trường tồn và vì là con cháu của Pháp Vương nên ra đi trước sự hung bạo và an nhẫn trước sự giết hại, vì đó là sự ô nhục của tông môn, nên xa rời thân tộc và bốn người đó đi vào phía bắc của núi tuyết. Một vị làm vua nước Ô Trượng Na, một vị làm vua nước Phạm Diễn Na, một vị làm vua nước Tu Ma Đản La, một vị làm vua nước Thương Di, để cho hoàng đồ cơ nghiệp không tuyệt tự.

Phía nam của thành ba dặm tư, nơi rừng Câu Luật Thụ có một Bảo Tháp do vua A Dục xây, đây là nơi mà sau khi đức Thích Ca thành Chánh Giác rồi, về lại nước gặp phụ vương thuyết pháp. Vua Tịnh Phạn biết rằng Như Lai đã hàng phục được ma quân và du hành hóa độ nhưng trong lòng rất khao khát được đảnh lễ, liền ra lệnh thỉnh Như Lai và nói rằng:

– Ngày xưa hứa sau khi thành Phật trở về nơi sanh quán, lời nói nầy vẫn còn ở trong lòng ta.

Vua sai sứ đến nơi Phật tuyên nhắc lại ý của Phụ Vương. Như Lai thưa rằng:

– Sau bảy ngày sẽ trở về lại quê quán.

Sứ thần về lại tâu lên Vua. Vua ra lệnh cho thần dân phải quét dọn đường sá cùng trưng bày hương hoa và cùng quần thần đi 40 dặm hơn, với xa giá để nghinh tiếpLúc ấy đức Như Lai cùng đại chúng câu hội. Có tám vị thần Kim Cang hộ vệ và tứ thiên vương dẫn đầuĐế Thích và các vua trời Dục giớiPhạm Vương cùng các Vua trời Sắc giới đứng bên phải. Các vị Tỳ kheo tăng xếp hàng đi phía sau. Chỉ có đức Phật ở giữa chúng hội như là mặt trăng giữa các vì sao. Uy thần động đến tam giới.

Ánh sáng quang minh gấp bảy lần mặt trời, đi bộ trên hư không, để về lại nơi sanh quán của mình. Vua cùng triều thần các quan lễ kính rồi lui. Về lại nơi mình ở. Tại đây cũng có một Già Lam của Câu Lô Đà Tăng. Phía bên nầy không xa cũng có một Bảo Tháp. Đây là nơi mà Như Lai đã ngồi dưới gốc cây đại thọ mặt hướng về hướng đông, thọ nhận Cà Sa bằng tơ vàng của Di Mẫu. Kế đến là Bảo Tháp để ghi lại nơi Như Lai đã độ cho tám vương tử và năm trăm người dòng họ Thích

 


    Leave a comment
    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    Như mái nhà vụng lợp,
    Mưa liền xâm nhập vào.
    Cũng vậy tâm không tu,
    Tham dục liền xâm nhập.

    Phẩm Song Yếu

    Tháng 11 năm 2024
    21
    Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
    Thứ 5
    Ngày Kỷ Sửu
    Tháng Ất Hợi
    Năm Giáp Thìn
    Lịch âm
    21
    Tháng 10
    Kiên Giang