Đại Đường Tây Vức Ký (kỳ 11)

T

ĐẠI ĐƯỜNG TÂY VỨC KÝ
                                                                             Pháp Sư HUYỀN TRANG
(kỳ 11)
QUYỂN THỨ NĂM
(6 nước)
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang phụng chiếu Vua dịch
Chùa Đại Tổng TrìSa Môn Biện Cơ soạn

  1. Nước Yết Nhã Cúc Xà (Kanjakubja)
  2. Nước A Du Đà
  3. Nước A Dà Mục Khứ
  4. Nước Bát La Dà Dà
  5. Nước Kiều Thường Di
  6. Nước Bi Tác Ca

1) Nước Yết Nhã Cúc Xà (Kanjakubja)

Nước Yết Nhã Cúc Xà (Kanjakubja), có chu vi hơn 4000 dặm. Thủ đô bốn bên giáp với sông Hằng. Chiều dài 20 dặm. Chiều ngang 4.5 dặm. Thành được bao bọc rất kiên cố. Hoa trái cây cối soi bóng xuống mặt hồ phản chiếu như trong gương. Những nước phương xa đem hàng hóa đến đây tụ tập buôn bán rất nhiều. Người ở tại đây rất sung túc. Nhà cửa giàu cóHoa quả đầy đủ. Lúa gạo dồi dào. Khí hậu ôn hòa gió mát. Phong tục thuần chất. Người dung mạo xinh đẹp, trang sức lộng lẫy, học rộng, thích nghiên cứu nghệ thuật, đàm luận cao siêu và sùng tín Tà Chánh như nhau. Có hơn 100 ngôi Già Lam và 10 ngàn Tăng Sĩ tu theo cả hai hệ phái Đại Thừa và Tiểu Thừa. Có hơn 200 ngôi Đền thờ và hơn 1000 ngoại đạo.

Nước Yết Nhã Cúc Xà (Kanjakubja), người dân sống lâu. Ngày xưa Vương Thành có tên là Câu Tô Ma Bổ La (Kusumapura)và Vua tên là Phạm Thọ. Phước Trí đầy đủ văn võ song toàn, uy hiếp xâm chiếm khắp nơi làm cho các nước lân bang khiếp sợ. Vua có 1000 người con trai, mưu trí dũng lược, và 100 người con gái tuyệt thế giai nhân. Lúc bấy giờ có một vị tiên nhân ngồi nhập định ở phía sông Hằng qua hàng vạn năm thân hình như củi khô.

Chim chóc tập trung để ở, nơi quả A Na Luật trên vai ông tiên. Mùa nóng qua, mùa lạnh đến đều không xao độngTrải qua nhiều năm như thế mà không muốn xả thiền, đi khỏi nơi nầy vì sợ ổ chim bị động, cho nên người đời cảm đức đặt tên là Đại Thọ Tiên Nhơn. Một hôm ngồi trên bờ sông thấy Vua và các công chúa đang đùa giỡn trong rừng, nên khởi ái dục, sanh tâm nhiễm trước. Ngài muốn đến Hoa Cung thi lễ. Vua nghe tin Tiên nhơn đến vui vẻ nghinh tiếp và nói:

Đại tiên là bậc đứng ngoài tình cảm nhưng tại sao bị khích động như thế?

Tiên nhơn đáp:

– Ta ở trong rừng sâu lâu năm rồi. Khi xuất định ra đi, thì thấy vua và các công chúa xinh đẹp đùa giỡn như thế, nên tâm đã sinh nhiễm ái mà từ xa đến đây vậy.

Vua nghe như vậy rồi không biết làm sao nên bảo Tiên nhơn rằng:

– Ngài hãy vui vẻ về rừng đi đừng yêu cầu gì nữa.

Tiên nhơn trở về. Vua hỏi từng người con nhưng không ai ưng thuận. Thấy Vua bị Tiên nhơn uy hiếp mà lo sầu. Cho nên công chúa nhỏ nhất của Vua liền thưa:

-Thưa Phụ Vương, Ngài đã có cả ngàn thiên tử và đầy đủ chư hầu sao lại ưu sầu lo lắng như thế?

Vua đáp:

– Đại Thọ Tiên Nhơn muốn cầu hôn nhưng các chị của con không có ai đồng ý. Tiên nhơn có uy lực rất lớn có thể gây nên binh lửa. Nếu không thuận theo, ông ta giận dữ. Nước ta bị diệt làm sao ăn nói với tiên vương. Vì thế cha mới khổ tâm.

Cô công chúa nhỏ thưa rằng:

– Con xin phạm thượng làm để cha bớt sầu lo. Con nguyện đem thân nhỏ bé của con giúp nước trường cửu. Vua nghe như thế rất hoan hỷ ra lệnh cho xe giá mang đi. Khi đến chỗ ở của tiên nhân, nói lời cảm tạ rằng:

– Tiên nhơn vì tình nghĩa nầy xin ở bên ngoài mà lo lắng cho thế gian. Nay xin gửi ấu nử để hầu hạ.

Tiên nhơn thấy vậy chẳng vui bèn nói với Vua rằng:

– Khinh lão già nầy đến thế sao mà gửi người chẳng đẹp gì hết.

Vua nói:

– Tôi đã hỏi qua các người con, nhưng không có ai đồng ý, chỉ có ấu nữ nầy nguyện hiến thân mà thôi.

Tiên nhơn giận dữ đọc tà chú và nói rằng:

– Chín mươi chín công chúa kia chỉ trong giây lát nữa ngực và lưng sẽ bị thương tổn và suốt đời không kết hôn được.

Vua sai người chạy về xem xét, thì đúng là lưng họ đã gù rồi. Cho nên từ đó về sau người ta gọi đây là Thành những cô công chúa gù.

Nhà Vua thuộc dòng Phệ Xá gọi là Yết Lợi Sa Phạt Đằng Na. Tại đây, Ba vua mà chỉ hai đời thôi. Tên của Phụ Vương là Ba La Yết La Phạt Đà La. Tên của Người Anh là Yết La Bạt Đà La, Vua lấy Đức để trị vì nên được lâu dài.

Lúc bấy giờ phía đông Ấn Độ nước Yết La Nô Tô Phạt Sắc La thiết lễ để thưởng cho Vua. Cho nên có vị quan nói rằng:

– Nước lân bang có vị Vua Hiền nhưng lại là hiểm họa, nên dụ thỉnh đến để hại. Khi Vua mất, thì nước ắt loạn.

Lúc bấy giờ Đại Thần Bà Ni chức vị cao liền thưa rằng:

– Chỉ trong ngày hôm nay định kế cho quốc gia. Con của Vua trước đã mất. Em của Vua rất là nhơn từ. Thiên tánh hiếu kính nhân tâmxa gần đều thuận, mà muốn soán được địa vị nầy thì phải làm thế nào, để cho mọi người quy nguỡng cái đức mà không có sự dị nghị âm mưu.

Lại có vị Đại Thần khác khuyên rằng:

– Vương tử cũng biết rằng tiên vương tích công bồi đức làm cho nước nầy hòa bình cho nên khó mà giết Vua đó lắm. Ai trong chúng ta có thể hy sinh mà ra tay. Vì nước mà không xấu hổ tội lỗi với đời.

Hay điều đình mà tựu trung vẫn sáng cái Đức. Nếu chúng ta đến họ bàn việc thân thù không xấu hổ với sự nghiệp của cha mình ngày trước. Công rất lớn mà Hạnh cũng không sao kể hết.

Vương tử nói rằng:

-Việc nước vẫn là việc lớn xưa nay đều khó. Địa vị của vua ở nơi trừng phạt. Ta hôm nay thừa đức của cha và anh để lại mà nắm giữ ngôi trời há có thể dễ lắm ru. Điều đình có thể sinh ra sự nghi ngờ thiện chí không biết hư thật ra sao cho nên ta sẽ đến bờ sông Hằng để bạch lên tượng Bồ Tát. Vì tượng nầy có nhiều linh nghiệm qua sự thỉnh cầu. Sau đó liền đến nơi trước tượng Bồ Tát nhịn ăn trong bảy ngày để cầu thỉnhBồ Tát cảm ứng sự thành tâm mà hiện ra nói rằng:

– Ngươi cầu gì mà thành tâm như thế?

Vương Tử đáp:

– Con thật là khó xử. Khi cha con mất có dặn phải cáo phạt lân bang, trong khi đó anh con lại thấy hại đến đạo đứcNhân dân tuy tôn trọng Vương quyền mà ánh sáng của phụ thân về cơ nghiệp, làm sao khỏi bị trách là ngu muội, khi mà trái Thánh Chỉ ấy.

Bồ Tát bảo rằng:

– Kiếp trước ngươi là vị Tỳ Kheo tu ở núi rừng nầy rất là tinh tấn chưa từng giải đãi. Nhờ phước đó nay trở thành Vương Tử. Vua nước Kim Nhi đã hủy hoại Phật Pháp, nay nếu muốn cho ngai vàng được hưng long mà làm hoại lòng từ bi và phá nát đi tình thương ấy, chẳng bao lâu nữa, biên giới của năm vua Ấn Độ muốn cho đất nước được hòa bình, phải nghe lời ta mà sám hối. Nếu chẳng nghe, khó mà địch nổi phước của lân bang. Chớ vội lên ngồi tòa Sư Tử, chớ vội xưng Vương Hiệu.

Vương Tử nghe như thế xin lãnh thọ rồi lui. Sau khi lên ngôi, Vương Tử hiệu là Thi La A Dật Đa. Lúc đó có vị đại thần nói:

– Thù của anh chưa trả, nước kia chưa phải là khách. Cho đến trọn đời không đưa cơm bằng tay phải.

Mọi người đều đồng tâm hiệp lực và toàn quốc chuẩn bị binh lính chiến mã ngựa voi ứng chiến gồm có: 5000 thớt voi trận, 20 ngàn ngựa chiến, 50 ngàn bộ binh. Từ phía tây bất thần thả quân chinh phạt xuống phía đông, nhưng voi không buộc yên và người không áo giáp. ròng rã sáu năm trong năm nước Ấn Độ. Vì đất đai rộng cho nên phải tăng quân số lên đến 60 ngàn con voi trận, 10 ngàn con ngựa chiến, đóng giữ biên thùy 30 năm mà chưa khởi chiến. Chính giáo hòa bình vì việc tu duỡng mà tiết kiệm vun bồi cây phước đức để tưới tẩm món ăn thiện cho mọi người, cho nên ra lệnh năm nước Ấn Độ không được ăn thịt.

Nếu ai giết hại sinh mệnh, sẽ bị tru di không người kế tự. Từ đó ở sông Hằng kiến lập hàng ngàn Bảo Tháp. Mỗi tháp cao hơn 100 thước. Và khắp nơi thành ấp của năm xứ Ấn Độ đều cho xây dựng chỗ ngồi Thiền. Tích trữ đồ ăn thức uống cũng như thưốc men để bố thí cho kẻ bần cùng và người cô quả. Nơi Thánh tích cho lập chùa viện, và cứ 5 năm tổ chức một lần Vô giá đại hội (thí thực). Xuất lương thực trong kho để bố thí cho mọi người, duy chỉ giữ lại binh khí không nên cho đi. Cứ mỗi năm một lần cung thỉnh Sa Môn khắp nơi lại để cúng dường tứ sự trong hai mươi mốt ngày.

Để trang nghiêm Pháp Tòa và rộng mở trai diên nên yêu cầu đàm luận với nhau để biết cao thấp. Những người không có khả năng thì yên lặng, còn kẻ có giới hạnh đạo đức nhuần thấm thì được cung thỉnh thăng tòa thuyết pháp cho Vương tôn, công tử thọ Pháp. Chỉ có giới đức thanh tịnh mới có thể đối lại cái học xưa nay, mà từ đó mọi người mới kính lễ tôn sùng. Nếu Luật Nghi không có kỷ cương thì đạo đức bị chướng ngại. Phải ra khỏi biên giới của quốc gia và nguyện không bao giờ thấy lại.

Đối với nước lân bang, Tiểu Vương cùng với một vị đại thần, vì phước đức của quốc gia mà không nại khó khăn sang cầu hòa làm bạn, nhưng không nói một lời khi đối mặt. Mọi viêc chỉ là nghe lời Sắc Nghị giao hảo rồi về. Vua đi thăm các tỉnh, không dừng lại ở đâu lâu. Đi đến đâu cũng dừng lại để tham thiền. Chỉ có mùa mưa ba tháng là không đi, còn mỗi ngày đều đi như thế để khất thực cùng với 1000 tăng chúng và 500 Bà La Môn. Mỗi ngày chia ra ba thời, một thời lý luận về chính trị còn hai thời khác làm phước tu thiện, không có ngày nào, không làm đủ như thế..

Ky11t

Vua Câu Ma La Vương vừa phong vương thỉnh ý rằng:

– Từ nước Ma Yết Đà đi qua nước Ca Ma Lầu Ba, gặp Vua Giới Nhật đang tuần du ở tại nước Yết Chư Ôn Đệ La, ra lệnh cho Vua nước Câu Ma La nên báo cho vị khách Sa Môn ở xa tại Na Lan Đà đến đây phó hội. Tức thì Vua Câu Ma La đến hội kiến. Vua Giới Nhựt bảo rằng:

– Đến từ nước nào và mong muốn điều gì?

Trả lời rằng:

– Từ nước Đại Đường đến để cầu Phật Pháp.

– Nước Đại Đường là nước ở đâu vậy? Đi bao lâu mới đến đây?

Đáp rằng:

– Từ phía đông bắc hơn 10 ngàn dặm của xứ Ấn Độ nầy thì đến được nước kia.

Vua nói:

– Ta thường nghe từ Ma Ha đến nước kia thì có Tần Vương thiên tử từ nhỏ vốn đã hiên ngang uy vũ. Từ xưa đã chinh phạt các nước khác, dấy binh chinh chiến khắp nơi. Mà Tần Vương Thiên Tử sớm mong cơ đồ đã dùng từ bi tế độ tất cả chúng sanhchinh phục năm châu bốn bể. Làn gió ấy mang đức đến cai trị các phương khác. Sau đó xưng Vương. Mọi người được nhờ ân và có lời ca rằng:

– Tần Vương vui phá trận. Nghe được lời xưng tụngĐức độ được thấm y. Người người cũng vui lây:

– Người của nước Đại Đường há có biết điều nầy là tà chăng?

Đáp rằng:

– Khi đến đó đối trước mặt Vua, thì biết được tên nước.

– Đó là nước Đại Đường. Nước ấy có Vua mà từ xưa nay ngôi vị đươc gọi là Vua Tần, và bây giờ truyền thừa cho đến ngày nay gọi là Thiên TửThiên Tử là người thay thế cho vận mệnh phía trước đã xong vì quần sanh không có người làm chủ nên đã đem binh nổi loạn, cung tên làm hại sinh linh. Vua Tần là Thiên Tửdụng tâm từ mẫn, uy phong lẫm liệt chưa bao giờ hết, tám phương yên ổn, vạn nước triều cống; trải lòng thương đến muôn loài và sùng kính Tam Bảo. Những kẻ có tội được giảm. Dùng tục lệ của mình để không bị chôn vùi. Phong tục tập quán khó mà chuyển hóa thì được bổ sung.

Vua Giới Nhựt bèn nói rằng:

– Tốt lành thay, nhân dân của nước kia, thật là có phước nên cảm đến vua của họ.

Sau đó Vua Giới Nhựt trở về lại thành Khúc Nữ để thuyết Pháp Hội cúng dường. Cùng đi với vua có hơn 10 vạn người đến phía Nam bờ sông Hằng. Còn Vua Câu Ma La cũng đến với một vạn người ở bờ sông phía bắc. Phân chia dòng sông ở giữa rồi hai bên cùng tiến. Hai vua cùng có bốn loại binh lính rất nghi vệ. Hoặc dùng thuyền, hoặc cỡi voi, đánh trống, thổi sáo. Trải qua 90 ngày mới đến thành Khúc Nữ. Tại phía Tây của sông Hằng, nơi giữa rừng Hoa, lúc bấy giờ các Vua của hơn 20 nước cùng ra lệnh cho các Sa Môn của nước họ cùng các Bà La Môn, quan quân tướng sĩ đến tham dự Đại Hội.

Trước tiên nhà Vua cho xây dựng chùa ở phía Tây của sông và phía đông cho dựng bảo đài quý báu, cao hơn 100 thước, ở giữa có tượng Phật bằng vàng lớn bằng thân Vua. Đài phía Nam, dựng đàn tràng để tắm tượng Phật. Ở phía Đông Bắc 14.5 dặm cho kiến tạo hành dinhLúc ấy vào giữa mùa Xuân. Từ ngày 1 đến ngày 21 dùng những món ngon vật lạ để cho các vị Sa Môn và Bà La Môn đến hành dinh và Già Lam để cúng dường. Trên đường đi nhà cửa được trang sức, người người vui vẻ và ở đâu cũng nghe tiếng sáo thổi. Nhà Vua từ hành dinh ra đi với một con voi vàng, con voi ấy cao đến ba thước mang một cây cờ.

Vua Giới Nhựt mặc đồ Đế Thích. Tay trái cầm Bảo Cái đứng chờ Vua Câu Ma La đã làm Nghi Lễ cầu thỉnh Phạm Vương. Tay cầm phất trần trắng đứng chờ bên phải. Mỗi bên đều có năm trăm voi chiến và trước sau đều có tượng Phật. Trên trăm voi đó các nhạc công cỡi voi đánh trống và tấu nhạc. Vua Giới Nhựt đã dùng hoa bằng vàng bạc và các thứ trân châu quý giá rải khắp nơi để cúng dường Tam Bảo. Đầu tiên đến Bảo Đài để dâng hương và dùng nước để tắm tượng. Nhà Vua cùng những người cận thần đã gửi đến bốn đãy các đồ trân quý kiêu sa, với số lượng đủ trăm ngàn mà làm lễ cúng dường. Lúc đó chỉ có hơn 20 vị Sa Môn đến dự. Các Vua chúa hầu hạ cơm nước xong, tập trung lại để học hỏi đắn đo nói lời nhỏ nhẹ:

– Ngưỡng mong hiểu được Chân lý

Khi mặt trời lặn trở về lại hành dinh. Cứ như thế mỗi ngày cho voi Vàng ra đi như ngày đầu cho đến ngày cuối cùng. Đài lớn tự nhiên phát hỏa, Chùa Viện cũng lên khói. Vua nói:

– Đã vì tiên vương mà bỏ hết của báu của quốc gia để kiến lập nên Già Lam nầy, nhằm để ra khỏi nghiệp lực, chưa có đủ đức và chưa có thần giúp, cho nên lửa cháy mới khổ như thế này làm sao cứu được sự sống nầy nên đốt hương để bái thỉnh và tự thệ rằng: Vì túc nghiệp làm thiện của các vị Vua Ấn Độ đời trước nguyện cho phước lực của tôi đầy đủ để diệt được đám lửa cháy kia. Nếu không có sự chiêu cảm ở nơi nầy thì con sẽ bỏ mạng đọa xuống địa ngục, như nghiệp con sạch lửa sẽ tắt ngay.

Các vị Vua khác vây quanh nơi Đề Cù, thấy nhan sắc không thay đổi không nói gì cả, đoạn hỏi các Vua rằng:

– Nếu hỏa tai nầy cháy hết, trong tâm của mọi người còn mong gì nữa không?

Các Vua phủ phục khóc lóc và nói rằng:

– Sự thành công để lại kỳ tích truyền lại đời sau, còn nếu chẳng may bị lửa cháy thì còn gì mà để lại. Huống nữa ngoại đạo còn khoái lên mặt. Vua bảo:

Hãy quán sát điều nầy như Như Lai đã nói rõ chỉ có ngoại đạo mới chấp Thường kiến, còn bậc Đạo Sư của chúng ta chỉ rõ về Vô Thường, cho nên ta đã xả bỏ các đàn nầy như chỗ tâm nguyện đã cố ýtùy theo đó mà biến diệt. Phải hiểu rằng đó là chân lý như thật mà Như Lai đã thuyết. Hãy biết rằng đó là điều tốt chẳng có gì sầu bi cả.

Nơi đó các Vua ở phía đông leo lên các Bảo Tháp để xem ở phía dưới đất liền thấy có người mang dao đi về phía Vua. Vua liền tiến tới giữ người ấy lại và gọi các quan. Lúc bấy giờ các quan hoảng hốt không biết cứu làm sao. Cho nên các Vua đòi giết người ấy, nhưng Vua Giới Nhựt mặt không đổi sắc ra lệnh đừng giết.

Vua mới hỏi rằng:

– Ta phạm điều gì mà người làm điều bạo ác như thế.

Kẻ ấy nói rằng:

– Đức của Đại Vương nhuận khắp trong ngoài đâu có gì mà phạm. Tôi chỉ là kẻ cuồng ngu chẳng có mưu kế sách lược. Vì chỉ nghe lời ngoại đạo làm kẻ nghịch hại thích khách.

Vua nói:

– Cớ sao ngoại đạo có ác tâm nầy?

Kẻ ấy thưa:

– Vì Đại Vương đã tập họp các nước, lấy của cải trong kho để cúng dường cho Sa Môntạo tượng trang nghiêm, nên ngoại đạo biết việc đó mà triệu tập lại không ngại một kế nhỏ, trong lòng đầy xấu xa ra lịnh kẻ cuồng ngu nầy làm việc dối trá hung dữ. Họ nghiên cứu và hỏi các ngoại đạo khác gồm 500 Bà La Môn và các Bậc Cao Đức đều đã được triệu tập để phá các vị Sa Môn mà nhà Vua thường kính lễ, ra lệnh bắn những tên lửa vào các lễ đài nầy. Vì nguyên nhân cứu lửa mà mọi người nổi loạn. Nhân cơ hội nầy họ cho sát hại Đại Vương. Nay tôi đã khỏi chết mà còn được nhà Vua chiếu cố đến người đi hành thích.

Lúc bấy giờ các Vua khác và đại thần yêu cầu chém Ngoại Đạo nầy, hoặc là trừng trị kẻ làm ác để trừ khử và đuổi 500 ngoại đạo và Bà La Môn ra khỏi Ấn Độ hoặc cho về lại quê hương của chúng.

Phía Tây bắc của thành có một Bảo Tháp, do Vua A Dục dựng nên để ghi dấu ngày xưa Như Lai đã thuyết Diệu Pháp 7 ngày và cũng là nơi ghi lại dấu tích của bốn vị Phật trong quá khứ đã đi kinh hành tọa thiền. Lại có một Bảo Tháp thờ tóc và móng tay của Như Lai. Phía Nam của tháp nơi đức Phật thuyết Pháp giáp với sông Hằng lại có ba ngôi chùa cùng một nơi nhưng khác cửa. Tượng Phật trang nghiêmTăng chúng trang nghiêm hòa hợp. Có hơn 1000 người Phật tử.

Trong tịnh xá có lưu giữ răng của Phật dài một tấc rưỡi xưa, thường phát ra ánh sáng và màu sắc, thay đổi vào hai buổi sáng và tối. Hằng ngày có hơn trăm ngàn người liên tục đến lễ bái tu học chiêm nguỡng. Kẻ giữ gìn nơi đó đã ra một loại thuế lạ lùng cho mọi người xa gần biết rằng muốn thấy được răng Phật thì phải bị thâu tiền. Vì vậy, người chiêm bái phẫn nộ với các vị Tăng Sĩ. Tiền bạc thuế má đã tạo cho họ một sự cạnh tranh. Cho nên cứ mỗi buổi trưa xá lợi được an trí nơi cao nhất để trăm ngàn người có thể rải hoa cúng dường. Hoa rơi chồng chất trên hộp đựng răng không kể xiết. Hai bên phải trái phía trước chùa đều có Tinh Xá, cao hơn 100 thước. Lấy đá làm phòng, ở trong đó các tượng Phật được trang nghiêm bằng đồ trân bảo hoặc bằng vàng bạc, hoặc bằng đá quý. Trước hai tinh xá nầy, nơi nào cũng có một chùa nhỏ.

Không xa mấy phía đông nam của Già Lam nầy lại có một đại tinh xáNền móng đều bằng đá cao hơn 200 thước. Ở giữa có tạo tượng đức Như Lai cao 30 thước, làm bằng đá hoa cương, màu sắc rất đẹp mắt. Chung quanh tinh xá, tường được làm bằng đá từ dưới lên trên điêu khắc chạm trỗ. Lúc Như Lai còn hành hạnh Bồ Tát. Những sự tích như vậy, cũng được khắc họa đầy vách.

Phía nam của tinh xá bằng đá đó không xa, lại có một đền thờ mặt trời và phía Nam của đền thờ này lại có một đền thờ Đại Tự Tại Thiên, được xây dựng bằng đá ngọc thạch xanh và chạm trỗ rất tinh vi quy mô to lớn cũng giống như tinh xá thờ Phật bên kia. Bên nầy cũng có một ngàn người lo việc quét dọn. Trổi nhạc ca hát suốt đêm.

Phía đông nam của đại thành 6.7 dặm về phía Nam của sông Hằng có một Bảo Tháp nữa cao hơn 200 thước do vua A Dục xây dựng. Chính tại nơi đây ngày xưa đức Như Lai đã thuyết pháp trong vòng 6 tháng về sự vô thường, khổ, không, bất tịnh của thân thể. Phía nầy cũng là nơi ghi lại di tích kinh hành tọa thiền của bốn vị Phật trong quá khứ. Lại cũng có Bảo Tháp thờ tóc và móng tay của Như Lai. Người nào có bịnh nặng trầm kha, thành tâm đến đây đi lễ tháp bệnh kia nhờ phước đức nầy sẽ được thuyên giảm. Phía Đông Nam của đại thành đi hơn 200 dặm, đến thành Nạp Phược Đề Bà Cự La, nằm bên phía đông của bờ sông Hằng, chu vi hơn 20 dặm có rừng cây soi bóng trên hồ nước phản ảnh chiếu sáng lung linh trông rất đẹp mắt.

Phía tây bắc của thành Nạp Phược Đề Bà Cự La là sông Hằng. Phía đông của sông nầy có một đền thờ. Đền thờ kiến trúc rất tinh vi đẹp đẽ. Phía đông của thành 5 dặm có ba ngôi Già Lam cùng một nơi, nhưng cửa đi lại khác. Có hơn 500 Tăng Sĩ, tu theo phái Tiểu Thừa, thuộc Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ. Mặt trước của chùa đi hơn 200 bước lại có một Bảo Tháp, do Vua A Dục xây, nền móng vững chắc cao hơn 100 thước. Nơi đây ghi lại ngày xưađức Như Lai đã thuyết pháp bảy ngày.

Trong tháp ấy có Xá Lợi, thường phóng ra hào quang và chính nơi đây cũng là nơi ghi lại dấu tích và là nơi kinh hành tọa thiền của bốn vị Phật trong quá khứ. Phía bắc của chùa nầy cách 3.4 dặm, đến bờ sông Hằng. Ở đó có một Bảo Tháp cao hơn 200 thước, do Vua A Dục kiến tạo nên, để ghi lại nơi đây ngày xưa đức Như Lai đã thuyết Pháp bảy ngày. Lúc bấy giờ có 500 Ngạ Quỷ đến nơi Phật thuyết Pháp, sau đó giác ngộ bỏ thân quỷ mà được sanh Thiên, bên cạnh Bảo Tháp Thuyết Pháp cũng là nơi ghi lại dấu tích của bốn vị Phật trong quá khứ kinh hành và tọa thiền. Nơi đây cũng có Bảo Tháp thờ tóc và móng tay của Như Lai. Từ đây đi về hướng đông nam hơn 600 dặm qua sông Hằng, phía Nam đến nước A Du Đà.


    Leave a comment
    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    Ý dẫn đầu các pháp,
    Ý làm chủ, ý tạo;
    Nếu với ý thanh tịnh,
    Nói lên hay hành động,
    An lạc bước theo sau,
    Như bóng, không rời hình.

    Phẩm Song Yếu

    Tháng 09 năm 2024
    08
    Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
    Chủ nhật
    Ngày Ất Hợi
    Tháng Quý Dậu
    Năm Giáp Thìn
    Lịch âm
    06
    Tháng 08
    Kiên Giang