Chứng Đạo Ca 7: Xả Ngã và Xả Pháp là Thành Phật – Lập Trường và Lý Tưởng của Mình

THI CA 6

CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO

XẢ NGÃ XẢ PHÁP LÀ THÀNH PHẬT

Phiên âm:

Phóng tứ đại mạc bả tróc

Tịch diệt tánh trung tùy ẩm trác

Chư hạnh vô thường nhất thiết không

Tức thị Như Lai đại viên giác

Dịch nghĩa:

Thân tứ đại đừng sanh tâm chấp đắm

   Quay trở về thể vắng lặng của chính mình

   Đói thì ăn, khát uống ngại ngùng chi?

   Gọi là Ngã thể vẫn hư thì đời còn chi thật

* Các hành pháp luật vô thường chi phối hết

   Tuệ nhãn nhìn, đương thể tức không

   Hiểu sâu xa, quán chiếu tận nguồn chân

   Tánh của vạn pháp, là NHƯ LAI VIÊN GIÁC

ChapTay

TRỰC CHỈ

Thân tứ đại là thân kết hợp bởi bốn chất: địa, thủy, hỏa, phong. Nó là cái thân bị lệ thuộc chi phối bởi luật vô thường như vạn vật hiện tượng khác. Nó còn là cái kết quả của khổ và bất an nhiều mặt. Kinh điển thường ví sự tạm bợ mong manh vô chủ của nó qua từ "huyển thân". Ấy thế mà ở đời không có mấy ai thấy được tánh chất huyển của nó. Trái lại người ta rất quí trọng nó hơn bất cứ thứ gì trên cõi đời. Điều đáng nói là vì nó mà tạo nghiệp bất thiện, trong suốt cuộc đời để phục dịch vun bồi cho nó không phút giây nhàm chán. Ý niệm đam mê luyến ái nặng nề về thân, kinh điển gọi đó là "chấp ngã", tức là quá tôn trọng cái thân. Rồi vì thân mà tạo ác nghiệp, vì thân mà chịu khổ…

"Thân tứ đại đừng sanh tâm chấp mắc

Quay trở về thể lắng lặng của chính mình

Đói thì ăn, khát uống ngại ngùng chi

Gọi là Ngã thể vẫn hư thì đời còn chi thật

"Phóng tứ đại" con người sẽ nhẹ nhàng, sẽ có an lạc trong cuộc sống, vì con người vốn có tánh vắng lặng, thanh tịnh, trong sáng, có thể thọ dụng nó từ đời này sang đời khác vĩnh viễn không có cạn kiệt.

Nhận thấy được tánh chất "ngã không" thì "pháp không" không còn là vấn đề khó biết nữa. Chủ thể nhận thức đã là vô thường, vô ngã, khổ, bất tịnh và không, thì đối tượng nhận thức cũng không vượt qua ngoài sự chi phối đó! Cho nên người đạt đạo sẽ nhận thấy rõ:

"Chư hạnh vô thường nhất thiết không".

Thấy được tánh "giai không" của vạn pháp, thấy được tánh vô thường của hành pháp, thì cái NĂNG TRI và SỞ TRI đó trở thành bầu vũ trụ NHƯ LAI VIÊN GIÁC nhiệm mầu. Lúc bấy giờ:

Ta không cầu thành Phật

Phật cũng chẳng cầu thành ta

Ta là Phật

Phật là ta.

DSC 6337

THI CA 7

CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO

LẬP TRƯỜNG VÀ LÝ TƯỞNG CỦA MÌNH

Phiên âm:

Quyết định thuyết, biểu chân tăng

Hữu nhơn bất khẳng nhiệm tình trưng

Trực triệt căn nguyên Phật sở ấn

Trích diệp tầm chi ngã bất năng!

Dịch nghĩa:

* Nếu được nói tôi lập trường thẳng thắn

   Để tỏ ra lời của một chân tăng

   Huynh đệ nghe, nghịch ý chẳng chung lòng

   Gay gắt trách, tôi xin cam nhận hết

* Tôi không thích ba hoa vặt vãnh

   Thích học điều, Phật tổ đã đinh ninh

   Diễn rõ căn nguyên "liễu nghĩa thượng thừa"

   Không được vậy, tôi không còn gì để nói

copy of Ngoiyen

TRỰC CHỈ

Quyết định thuyết là lời nói có lập trường, có trách nhiệm, nhằm bảo vệ mục đích và lý tưởng của mình. Lý tưởng của tác giả là chánh pháp liễu nghĩa thượng thừa của Phật tổ đã đinh ninh dặn dò khuyên dạy. Lập trường của tác giả là "nói thẳng, nói thật". Nói để diễn tả chân lý, truyền bá chân lý liễu nghĩa thượng thừa cho mọi người con Phật cùng học hỏi, tiếp thu để hành đạo và chứng đạo. Không nói "vuốt đuôi". Không nói để "chiếm cảm tình". Không nói kiểu "thỏa hiệp". Không nói kiểu "phương tiện"….để rồi người nghe không được tí nào lợi ích.

Học chánh pháp, hành chánh pháp sống theo chánh pháp và truyền bá chánh pháp không thể sử dụng các kiểu nói tầm thường vừa kể. Để bảo đảm giá trị lời nói của một "chân tăng", một vị thày đúng danh nghĩa của đệ tử mình, lời nói phải có lập trường, phải phục vụ cho một lý tưởng giải thoát, giác ngộ tuyệt vời cao đẹp.

Một chân tăng,  theo tác giả Chứng Đạo Ca, sẵn sàng chấp nhận cô đơn, chấp nhận sự công kích, sự thóa mạ…của mọi người. Hoặc sẵn sàng "không nói gì hết". Bao nhiêu ngôn ngữ nhường hết cho…

 

Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.