Tết đến xuân về là thời điểm họp mặt của người thân, bạn bè. Đây cũng là dịp các lễ hội truyền thống diễn ra liên tục. Mọi người thường quá mải miết với các cuộc vui mà “bỏ bê” sức khỏe. Bên cạnh đó dịp cuối năm đầu xuân, đa phần nếp sống sinh hoạt của mọi người bị xáo trộn đặc biệt về chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể thao kéo theo các vấn đề về sức khỏe phát sinh hoặc phát triển theo chiều hướng xấu.
Là kỳ nghỉ quý giá trong năm để mọi người nghỉ ngơi sau một năm miệt mài làm việc và cống hiến song Tết cũng là thời điểm mà nhiều bệnh tật phát sinh, như:
Lý do dẫn đến sự bùng phát của các căn bệnh vào dịp Tết
Đấy là chưa kể đến tình trạng say rượu tai nạn giao thông, đâm chém nhau hoặc tình trạng bị thương do pháo nổ… luôn khiến các phòng cấp cứu ngày Tết quá tải.
Một đối tượng khác cũng cần được quan tâm ngày Tết đó là trẻ em. Những ngày nghỉ Tết trẻ không phải đi học kéo theo đó là hàng loạt các xáo trộn trong sinh hoạt, ăn uống ngủ nghỉ của trẻ. Việc di chuyển đường dài, nhất là các tỉnh miền bắc trong thời tiết giá lạnh có thể khiến trẻ bị cảm. Bên cạnh đó các loại hạt dinh dưỡng được sử dụng trong dịp Tết hoặc bánh kẹo, lẩu… có thể dẫn đến những tai nạn đáng tiếc như bỏng, hóc dị vật… Hoặc đơn cử là tình trạng ăn quá nhiều đồ ngọt, nước uống có ga khiến nhiều trẻ sau nghỉ Tết tăng cân không kiểm soát.
Theo lời khuyên của PGS.TS.BS. Võ Văn Thắng dịp Tết cần lưu ý
– Ăn mặc: trời lạnh, người lớn tuổi cần ăn mặc đủ ấm khi đi ra ngoài, chú ý giữ ấm cổ, ngực, bàn tay, bàn chân, đặc biệt là đối với những người mắc các bênh như tăng huyết áp, bệnh tim mạch… không nên ra khỏi nhà vào ban đêm và tập thể dục vào sáng sớm. Nếu luôn giữ cơ thể đủ ấm, ăn uống đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giữ được sự khỏe mạnh chống chọi với thời tiết lạnh bất thường.
– Sinh hoạt: Duy trì nếp sinh hoạt hàng ngày, tránh làm việc quá sức. Không nên đi chơi quá xa. Không ra ngoài gió lạnh ngay sau khi uống bia rượu.
– Về ăn uống: luôn luôn đảm bảo ăn 3 bữa sáng, trưa, tối đúng giờ, tránh quá bữa, bỏ bữa, chỉ nên ăn vừa no để dễ tiêu hóa. Hạn chế các thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ. Tránh uống rượu bia, hút thuốc lá quá nhiều.
– Cần chú ý là, khi có các triệu chứng của ngộ độc thức ăn hay rối loạn tiêu hóa, tuyệt đối không được dùng các thuốc làm cầm tiêu chảy hay giảm nôn ói. Các biểu hiện này là phản xạ tự bảo vệ của cơ thể nhằm tống các chất độc hay vi khuẩn ra ngoài, nếu dùng thuốc để ức chế các phản xạ này làm ứ đọng vi khuẩn và độc tố trong cơ thể, làm trầm trọng hơn tình trạng của bệnh. Điều cần làm là cho người bệnh uống nhiều nước, dung dịch Oresol và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
– Đối với những người bị tăng huyết áp và đái tháo đường cần đặc biệt lưu ý dùng thuốc đúng giờ, kiểm tra huyết áp và đường máu thường xuyên. Cũng nên lưu tâm trong vấn đề ăn uống. Cố gắng duy trì tập luyện thể thao nhẹ nhàng để tiêu hao năng lượng dư thừa. Cần nhập viện ngay khi huyết áp hoặc đường máu tăng quá cao hoặc có biểu hiện đau ngực, yếu liệt nửa người…
– Nhà có trẻ nhỏ cần trông nom cẩn thận để tránh các tai nạn không đáng cớ. Nên cho trẻ ăn uống vừa phải, không nên để trẻ ăn quá nhiều bánh kẹo, mứt, nước ngọt…
Trên đây là những bệnh lý thường khởi phát vào dịp Tết và những lưu ý về sức khỏe, chế độ dinh dưỡng tập luyện cho mọi người. Hy vọng tất cả chúng ta sẽ có một cái Tết an toàn, vui vẻ và tràn đầy yêu thương.
Thầy thuốc Việt Nam
Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.
Phẩm Song Yếu