Hình tượng con hổ trong văn hóa Việt

G

Con hổ được tôn thờ và kính trọng vì sức mạnh và những phẩm chất tự nhiên của mình. Hổ được mệnh danh là chúa sơn lâm, là vua của các loài vật. Ở Việt Nam, những năm Dần (năm Hổ) cũng là mốc thời gian về nhiều sự kiện trọng đại trong lịch sử dân tộc.

Hổ là động vật ăn thịt; đứng đầu của sự bảng hung hãn, dũng mãnh, can trường, hiên ngang. Từ những đặc hữu ấy mà hổ trở thành biểu tượng của sự hùng cường, có sức mạnh vô song.

1. Quan hệ đa dạng giữa người và hổ

Việt Nam thuộc vùng ngữ hệ Nam Á, có đặc thù riêng về môi trường phù hợp cho sự phát triển của loài hổ. Sự phong phú về tên gọi thuần Việt và lịch sử lâu đời của loài hổ trong tiến hóa cũng như trong hệ 12 con giáp là yếu tố quan trọng để xác định lịch sử Nam Á.

Trong số các tên gọi nêu trên, tên được dùng phổ biến và tồn tại trên văn bản, các cùng nhiều nhất là hổ. Trong dân gian, với những đẳng cấp và những giai cấp khác nhau, người ta còn gọi hổ là: Hùm, cọp, ông ba mươi, bà um… Khi nhận ra vị trí của hổ trong rừng, người ta còn gọi nó bằng ba tiếng “Chúa sợ lâm” uy quyền, sau đó được nhấn mạnh thêm là “Chúa tể sơn lâm” hoặc ‘Chúa tể Sơn Lâm”.

Dù là con vật hoang, rất ít khi được thuần phục nhưng hổ đã có sự gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của người dân Việt, trong đời sống thường nhật và tôn giáo. Nó không chỉ là biểu tượng của sức mạnh mà còn mang quyền uy chi phối hung dữ của kẻ anh hùng. Sức mạnh này buộc con người phải nghĩ cách để khuất phục hổ. Có thể thấy trong dân gian còn tồn tại câu chuyện về một cuộc đấu trí giữa hổ và người, trong đó, con trâu, kẻ vốn đã bị con người thuần phục và con hổ, kẻ luôn tìm cách áp chế con người được đặt đối xứng nhau để so sánh. Con hổ, từ khía cạnh phá hoại, nó đã mang lại cho con người nhiều mối lo.

“Mối quan hệ ban đầu của hổ với con người là sự đối địch”, nhà nghiên cứu, TS. Cung Khắc Lược bình luận: “Tuy nhiên, sự ý thức được của con người thông minh về sức mạnh của loài hổ đã khiến họ nhận ra việc đối phó và chung sống với hổ là cần thiết. Trong lịch sử viết theo thể ký có rất nhiều chuyện đã kể lại mối quan hệ của hổ với con người. Bố cái đại vương Phùng Hưng là một người phục hổ bằng tay không. Nhân vật nào phục được hổ chắc chắn là anh hùng trong thiên hạ”. Cho đến giờ, khi con người đã có nhiều cách để khuất phục hổ, thì tình quan hệ hai loài vẫn không phải là quan hệ chủ tớ, hổ luôn chiếm một vị trí ngang hàng.

Sự khôn khéo của con người trong cách đối xử với hổ còn mang lại lợi ích về mặt sức khỏe theo quan niệm của Đông y. Cao hổ có thể làm thay đổi chất lượng sức khỏe con người, cứu bệnh hiểm nghèo, giúp bệnh ung thứ, cứu người hậu sản… Đó là một trong những lý do quan trọng khiến cứ dân Nam Á trân trọng hổ.

Hinh Tuong Con Ho Trong Van Hoa Viet 1

2. Con vật của tôn giáo và thống lĩnh

Hình ảnh con hổ trong đời sống người Nam Á ăn rất sâu, chiếm lĩnh một khoảng lớn. Những đặc tính của hổ được so sánh với những gì được cho là tốt, mạnh mẽ trong đời sống hàng ngày. Ví dụ như: “Ăn như hổ”, “hùng như hổ”, “hổ dữ không ăn thịt con”, “đừng vuốt râu hùm”… Nó còn nói khá nhiều trên bình diện quan trọng trong một đời sống xã hội với thiết chế xã hội như: “Chơi với vua như chơi với hổ”…

Chính vì sức mạnh đó, không chỉ ở phương Đông, rất nhiều nơi trên thế giới có đại hội sơn lâm. Với tư cách là chúa tể, nó đóng vai trò của quyền uy thống trị, có vai trò điều phối, chia khu vực sơn lâm cho các dã thú khác. Đó là vai trò anh hùng. Đến khi có chủ nghĩa anh hùng phong kiến thì hổ (vai đại bàng) là biểu tượng của anh hùng độc lập. Có thể thấy điều này qua những bức tranh cổ vẽ cảnh hổ đang gầm mặt trời. Lúc này, hổ là anh hùng giang hồ chống phá lại thể chế, không bị hàng phục dưới bất kỳ một chính thể tập quyền nào”. TS. Cung Khắc Lược đánh giá.

Cho đến nay, vùng văn hóa Đông Á rất chuộng hổ, ngày Tết thích treo tranh hổ, đó không phải chỉ để biểu tượng cá tính. Hình tượng hổ còn mang chủ nghĩa nhân đạo, quyền uy, ngay ngắn và đáng nể cùng với công năng về y tế và mỹ thuật khiến hổ sở hữu một phẩm hạnh rất cao để có thể trở thành một linh vật của tôn giáo. Hổ chiếm tòan bộ vũ trụ, ngự 5 phương, được gọi là ngũ hổ, ngũ dinh.

Theo các nhà nghiên cứu thì đạo mẫu đã lấy con hổ làm biểu tượng cho quyền uy. Ngũ hổ là chủ thể quyền uy 5 phương, có một sức mạnh lớn và nhờ sức mạnh có tính chi phối đó, vạn vật có trật tự. Về mặt quan hệ xã hội, 5 phương chính là cộng đồng và đây chính là cộng điểm tuyệt vời đưa hổ lên tầm của sự đại đồng và bảo hộ. TS. Nguyễn Mạnh Cường, Viện Tôn giáo cho rằng, sau khi triết học Trung Hoa thâm nhập vào Việt Nam, tinh thần của loại triết thuyết này với ngũ sắc đã kết hợp đạo mẫu thuần Việt tạo nên ngũ hổ với 5 màu sắc gồm: Hổ đỏ biểu trưng cho phương Đông, hổ vàng dành cho phương Nam, hổ tím phương Tây, hổ đen là phương Bắc và phương trung ương là hổ trắng. Biểu tượng này của tôn giáo lan sang nghệ thuật dân gian, tạo nên bức tranh 5 ông hổ quay quần quanh một điện thờ hương khói vấn vít, chầu vào trung ương để che chở bảo hộ.

3. Đặc tính con giáp của hổ

Trong vai trò của 12 con giáp, hổ đứng ở phương Đông, cung Dần, góc vuông thứ nhất của môn toán hoạc tử vi, gắn với Nam Á nên quả nhiên ở vùng này có rất nhiều từ để gọi hổ. Đây là một chứng minh rất quan trọng với ngữ học quốc tế vì ngữ học gắn với mẹ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, GĐ Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người cho biết: “Tính cách con giáp của hổ là tính cách của một năm mạnh mẽ nhất về sức khỏe, sung mãn về làm ăn kinh tế, mở mang về học vấn và tính vượng… khí của trục Dần Thân đầy sức chi định”.

Hinh Tuong Con Ho Trong Van Hoa Viet 2

4. Tục thờ Hổ

Trong quan niệm dân gian Việt Nam, hổ là tượng trưng cho một sức mạnh thiêng liêng diệt trừ được ma quỷ, là biểu tượng quyền uy của kẻ anh hùng. Có hình hổ trấn giữ ở ngưỡng cửa là tà ma không dám xâm nhập. Hình tượng hổ được vẽ thành tranh để thờ cúng ở các đình, đền, coi như “thần tướng gác đền”, được khách đi lễ thắp hương, khấn vái. Dù là con vật hoang dại nhưng hổ đã có sự gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của người dân, trong đời sống thường nhật và trong tín ngưỡng, tôn giáo.

Hổ còn là con vật thượng thủ ở trên cạn, đối ngịch lại với rồng chiếm vị trí tối cao ở thủy giới. Theo triết lý Âm – Dương, hổ đối lập với rồng góp phần kiềm chế rồng, sự tranh đấu giữa rồng và hổ biểu thị cho lời cầu mong âm dương giao hòa, điềm cát tường: mưa thuận gió hòa, mọi việc phát triển.

Trong quan niệm của người phương Đông, hổ là một con vật linh thiêng, thuộc sứ giả của nhà trời xuống hạ giới ban phúc cho người lành, giáng họa cho kẻ ác, hướng con người đi đến chân, thiện, mỹ. Sự tích thờ thần hổ rất đa dạng, ở mỗi vùng, mỗi dân tộc có sự tích thần hổ khác nhau, nhưng chung quy lại đều thể hiện con hổ có chức năng trừ tà ma, biểu thị cho quyền uy và sức mạnh vô song. Nhiều dân tộc tôn sùng hổ, xem hổ là thần khai tổ của mình, nhiều cộng đồng dân cư thờ hổ như một vị thần cai quản, một số tôn giáo xem hổ như vị hộ pháp, võ sĩ đạo…

Trong Phật giáo, hổ tượng trưng cho sức mạnh đức tin, của nỗ lực tinh thần, vượt qua rừng rậm tội lỗi để hướng thiện. Hổ cùng với khỉ và hươu là ba linh vật tượng trưng cho sức mạnh của niềm tin, sự chiến thắng mọi trở ngại trên con đường tu chứng, diệt trừ được tham, sân, si và ác nghiệp, tu thành quả Phật của con người.

Ở Việt Nam nói chung, Phú Thọ nói riêng còn có những câu chuyện về con hổ có tình nghĩa, giúp đỡ con người và khi chết được lập miếu thờ, hổ trả ơn khi người giúp đỡ hoặc tha mạng cho hổ, hổ nuôi con người, hổ cứu giúp con người khỏi ác thú, hổ là thầy dạy võ cho con người …

Cùng với thời gian, sự phát triển của đời sống xã hội, con hổ đã hiện thân với tư cách là con vật thống lĩnh của tín ngưỡng và tôn giáo. Cho đến nay, vùng văn hóa Đông Á rất chuộng hổ, ngày Tết thích treo tranh hổ. Hình tượng hổ còn mang tính nhân đạo, quyền uy và đã trở thành linh vật của tôn giáo.

Như mái nhà vụng lợp,
Mưa liền xâm nhập vào.
Cũng vậy tâm không tu,
Tham dục liền xâm nhập.

Phẩm Song Yếu

Tháng 10 năm 2024
15
Giờ hoàng đạo: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19)
Thứ 3
Ngày Nhâm Tý
Tháng Giáp Tuất
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
13
Tháng 09
Kiên Giang