Chỉ với 4 nguyên liệu duy nhất mà ngon không thể tả, ăn vào đâu thấm đến đấy, đến kiến cũng phải bò vào giành ăn:
Phiên bản “nhà giàu” thường thì có thêm thịt heo, nước dừa, tiêu, bột ngọt, gạo nếp trắng…Nhưng nếu gạo nếp và đậu ngon rồi thì mọi thứ khác có thể bỏ qua hết (chắc vậy). Nhà giàu hay nghèo chỉ là cách nói ví von không có ý phân biệt gì nhé
Nấu bánh: Bánh Tét phải luôn được nấu ngập trong nước, thời gian nấu tùy và kích cỡ bánh nhưng thông thường từ 6 – 8 giờ. Khi nấu phần vỏ bánh sẽ bị hồ hóa. Nhiệt độ nấu nằm trong khoảng 90 – 100oC, đây là khoảng nhiệt độ hồ hóa tốt của tinh bột, các hạt nếp sẽ hút nước mạnh, trương nở mềm ra, tăng độ nhớt, dẻo. Nước cung cấp cho quá trình hồ hóa này là do nước có trong hạt nếp sau khi ngâm, một ít nước thấm từ bên ngoài vào. Nấu bánh còn có tác dụng diệt các loại vi sinh vật dưới tác dụng của nhiệt độ cao giúp bánh có khả năng bảo quản trong thời gian dài.
Rửa: Bánh sau khi hấp sẽ được rửa sạch ngay trong nước lạnh, quá trình rửa này có hai tác dụng. Thứ nhất sẽ hạn chế vỏ bánh không bị mốc vì khi nấu bánh các thành phần như lipit , các tinh bột mạch ngắn trong bánh sẽ lẫn vào nước luộc bánh và bám lên vỏ bánh đây là môi trường dinh dưỡng rất tốt cho vi sinh vật phát triển đặc biệt là nấm mốc phát triển vì vậy cần rửa thật sạch vỏ bánh sau khi nấu. Thứ hai rửa bánh ngay lập tức trong nước lạnh sẽ khiến lớp tinh bột phía ngoài bánh kết tinh một phần (biến tính một phần) tạo một lớp vỏ mỏng vừa giúp giữ tốt hình dáng bánh vừa giúp đòn bánh Tét cứng chắc hơn. Sau khi rửa để ráo hay lau khô bánh là có thể sử dụng được.
Ăn kèm với dưa muối và muối mè, tuyệt con mẹ cú mèo
Bánh nở chín đều không lại gạo
Hình thức có thể không bằng bánh “nhà giàu” nhưng ăn thì vô tư
Phần đậu xanh hòa quyện với gạo nếp, muối biển ngon hơn muối trắng + bột ngọt
Bí quyết làm bánh tét ngon:
– Chọn đúng nếp (nguyên cám tốt hơn) loại 6 tháng, ngâm hai giờ
– Nấu bánh tét phải nấu đến 6 tiếng rồi mới vớt ra ngâm nước lạnh thì bánh mới mềm, thơm và có thể để cả tuần lễ không sợ thiu hoặc nếp “sống lại” ăn mất ngon.
– Nấu bằng than hoa hay củi để đều nhiệt và tiết kiệm
– Để vỏ bánh có màu xanh và thơm, trộn thêm nước lá dứa.
– Khi gói bánh, phải gói chắc vừa tay để bánh nở đều, tránh bị thấm nước, bị lại gạo…
– Bánh thường được treo ở nơi thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp để tránh bị mốc và ôi thiu.
Tham khảo www.vaas.org.vn