Đề cương ôn tập năm thứ 4 bậc Lực V (2016 – 2020)

G

Vừa qua Ban Điều hành bậc Lực V (2016-2020) có gởi đến các đơn vị bản Đề cương ôn tập năm thứ 4 bậc Lực V để hổ trợ học viên do điều kiện dich bệnh CoviD-19 đã không tập trung học được.

Chúng tôi xin giới thiệu nội dung Đề cương này như sau:
Nhằm chuẩn bị tốt cho kỳ thi kết khoá bậc Lực V (2016 – 2020), Ban Điều hành bậc Lực V Trung ương gởi đến các Anh, Chị Học viên đề cương ôn tập kết khoá năm thứ Tư để tham khảo và ôn tập chuẩn bị kỳ thi kết khoá đạt thành quả tốt nhất sau 4 năm theo đuổi  chương trình tu học lớp học Huynh trưởng Bậc Lực của GĐPT thuộc GHPGVN.

A.- PHẬT PHÁP:

I.- KINH DI GIÁO:

  1. Nội dung Kinh Di giáo
  2. Hình thức Kinh Di giáo
  3. Liên hệ Kinh Di giáo với Kinh Đại Niết bàn
  4. Những lời di huấn trong Kinh Di giáo với Kinh Đại Niết bàn
  5. Giới học, Định học và Tuệ học liên quan mật thiết trong Bát Chánh đạo
  6. Bối cảnh Đức Phật giảng dạy trong Kinh Di giáo và Kinh Đại Niết bàn
  7. Những lời khích lệ của Đức Phật đã dạy trong Kinh Di giáo và Kinh Đại Niết bàn
  8. Chúng ta có thể kết luận gì sau khi nghiên cứu mối quan hệ giữa Kinh Đại Niết bàn và Du hành với Kinh Di giáo ?
  9. Những lời dạy của Đức Phật nói về tịnh giới ,về nhất tâm nỗ lực cầu tuệ giác giải thoát .
  10. Phương pháp hành trì được Đức Phật  nhắc nhở nhiều lần trong Kinh Di giáo.

 II.- KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

  1. Chư Tổ  và hàng Phật tử sau khi thâm nhập đã nhận định Kinh Thủ Lăng Nghiêm như thế nào ?
  2. Thiền  sư nào có công đem Kinh Lăng Nghiêm từ Ấn Độ truyền vào Trung Hoa ?
  3. Nội dung Kinh Lăng Nghiêm dạy chúng ta ngộ được điều gì ?
  4. Giải nghĩa đầy đủ 19 chữ của Kinh Lăng Nghiêm
  5. Ý nào trong bài tựa Kinh Lăng Nghiêm tán dương báo thân, hoá thân và pháp thân của Đức Phật ?
  6. Người Huynh trương khi hướng dẫn đàn em tu học, phụng sự Chánh pháp, phụng sự chúng sanh sẽ phát nguyện câu nào trong bài tựa Kinh Lăng Nghiêm ?
  7. Thuộc và hiểu nghĩa bài tựa Kinh Lăng Nghiêm ?
  8. Mười phương Chư Phật đã tu hành chứng được quả gì ?

 III.- KINH PHÁP HOA:

  1. Tên 28 phẩm theo thứ tự của Kinh Pháp Hoa ?
  2. Văn phong và ngôn ngữ Kinh Pháp Hoa
  3. Các phân đoạn của Ngài Trí Khải, Hải Ân, và Hoà thượng Trí Quang gồm hai phần  hoặc bốn phần, Ngoài ra còn có cách chia bố cục Kinh Pháp Hoa thành 3 phần có những ưu điểm nào ?
  4. Phân tích ý nghĩa “Hữu học” và “Vô học” trong phẩm thứ 9 của Kinh. ?
  5. Giáo nghĩa quan trọng trong phẩm “Thường Bất Khinh”phẩm 20 của Kinh Pháp hoa là gì ?
  6. Danh từ “Phổ Môn” trong Phổ Môn phẩm (Phẩm 25) được Hoà thượng Thích Chơn Thiện nhận định thế nào ?
  7. Ý nghĩa ngôi nhà lữa trong phẩm Thí dụ của Kinh là gì ?
  8. Bồ Tát Quán Thế Âm có đầy đủ 5 đức tính và 5 phẩm chất. Hãy kể “năm quán” và “năm âm”của Bồ Tát trong phẩm Phổ Môn
  9. Giáo nghĩa hàm chứa nhiều đặc thù và sâu sắc của Kinh Pháp Hoa là gì ?

Theo sự chỉ đạo của Anh Trưởng ban; Ban Điều hành Lớp học Huynh trưởng bậc Lực V Trung ương thân gửi đến Quý ban Đề cương Ôn tập (Phần A ) theo tài liệu năm thứ Tư đã phổ biến, để các Anh, Chị học viên bậc Lực V tham khảo và ôn tập để kỳ thi kết thúc năm thư Tư đạt kết quả tốt đẹp.

Ngoài ra Quý Anh, Chị Học viên chưa gởi tham luận cuối khoá, đề nghị Quý Anh, Chị gởi về cho Anh Trưởng ban BHD.PB.GĐPT Trung ương  chậm nhất cuối tháng 6 năm 2020.

Riêng phần B, C, D  Ban Điều hành sẽ thông báo sau.


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

 Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Ai ôm hiềm hận ấy,
Hận thù không thể nguôi.

Phẩm Song Yếu

Tháng 11 năm 2024
21
Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Thứ 5
Ngày Kỷ Sửu
Tháng Ất Hợi
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
21
Tháng 10
Kiên Giang