Sự Tồn Tại và Phát Triển Của Phật Pháp

GS NGÔ GIA HY

Sự sống và sự chết luôn luôn là một nỗi ám ảnh của con người. Vừa mới lọt lòng ra đã bắt đầu chết rồi, mà chết sẽ ra sao? đi về đâu? Đức Phật Thích Ca hơn 2500 năm trước cũng đã tự đặt ra câu hỏi này. Ngài đã dày công đi tìm sự giải đáp qua những nhà hiền triết, ẩn dật và tu hành, nhưng không có kết quả. Sau cùng chính Đức Phật đã tự tìm thấy lời giải đáp. Sống và chết, tồn tại và mất đi chỉ là những dạng biến hóa của sự vật theo quy luật duyên sinh, nhân quả và luân hồi.

Người ta đã đi tìm sự thật ở ngoài bản thân mà không biết rằng nó đã có sẵn ở nội tại con người. Không có một siêu lực nào định đoạt vận mạng của con người, trong kiếp này cũng như trong kiếp sau. Chính con người là chủ vận mạng của mình.

Phật pháp như vậy đã trả lại cho con người một quyền lực tối hậu và một địa vị cao quý nhất trong hoàn vũ. Không những thế, mỗi người đều có tâm Phật, còn lại là làm thế nào để giữ nó và phát huy nó. Phật không những đã chỉ cho ta lối đi mà còn dạy cho ta cách đi, nhưng đi tới hay không thì mỗi cá nhân phải tự bản thân mình làm việc này. Thiết nghĩ đây là một lý do chính của sự tồn tại và phát triển Phật pháp.

Buddha face etsy

Phật pháp còn đem lại cho con người một nếp sống lạc quan và tự tin mà không phải dựa vào một thé lực nào với điều kiện là thể hiện được tâm Bát nhã ba-la-mật tức vô phân biệt, tự tại an nhiên. Đạt được điều này sẽ hết lo và sợ, hết hận thù và chém giết. Tâm bình thì thiên hạ sẽ bình. Phật giáo không truyền giáo bằng súng gươm, quyền hành, tiền bạc, mà bằng sự tự giác ngộ và giác tha, Phật pháp chính là hiện thân của hòa bình. Trên thế gian này có bao nhiêu người không yêu chuộng hòa bình? ngoại trừ những kẻ lấy chiến tranh và chém giết làm lẽ sống.

Một nguyên nhân thứ ba của sự tồn tại và phát triển Phật pháp, là đạo Phật không phải là một tôn giáo theo ý nghĩa thông thường mà là một Đạo, một con đường sống, một vũ trụ quan và nhân sinh quan mà bất kể ai và ở đâu, lúc nào cũng có thể theo được. Kinh kệ, cơ sở thờ phượng, tổ chức chỉ là những phương tiện chứ không phải là những yếu tố định đoạt. Nói một cách khác, đạo Phật là của mọi người chứ không phải là một độc quyền của một dân tộc, một quốc gia hay một vùng lãnh thổ nào. Phật giáo cũng không tranh giành ưu thế với các tôn giáo khác. Vạn sự đã là sắc – không, nói chi đến địa vị và ưu thế.

Ở thời nhà Trần, Phật giáo được coi như quốc giáo vì chính vua là người thấm nhuần Phật pháp. Còn các vị tu hành đâu có màng tới chức vụ trong triều đình và ngoài thế gian.

lord buddha meditating sitting t3

Sau cùng, chính vì những tính chất trình bày ở trên mà Phật giáo không hề có tham vọng chiếm địa vị độc tôn trong một con người cũng như một xã hội, một quốc gia… Một hành giả vẫn có thể đến nhà thờ Ki-Tô giáo, một người theo đạo Ki-Tô vẫn có thể theo Phật pháp. Đức Phật chưa bao giờ đòi hỏi một người phải từ bỏ tín ngưỡng gốc của mình hay người Việt Nam phải dẹp bỏ bàn thờ tổ tiên trong nhà.

Đấy là những lý do để Phật giáo tồn tại và phát triển trong các nền văn hóa.

Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.