KẾ HOẠCH: Trại Họp Bạn Ngành Thiếu (Lục Hòa XIII – 2023)

BTS GIÁO HỘI PGVN TỈNH KIÊN GIANG
BAN HƯỚNG DẪN PHẬT TỬ
PHÂN BAN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ
~~~~~~o0o~~~~~~
Số: 03/KH-GĐPT
Hhhs Icon

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội
~~~~~~o0o~~~~~~

PL.2566
Kiên Giang, ngày 20 tháng 2 năm 2023

KẾ HOẠCH
TRẠI HỌP BẠN NGÀNH THIẾU (LỤC HÒA XIII – 2023)
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ KIÊN GIANG

Căn cứ kế hoạch hoạt động năm 2023 của Phân Ban Gia Đình Phật Tử Kiên Giang;

Căn cứ kết quả phiên họp lệ quý I-2023 tại chùa Tam Bảo (Tp Rạch Giá);

Phân ban GĐPT Kiên Giang triển khai Kế hoạch tổ chức trại họp bạn ngành Thiếu Lục Hòa XIII – 2023 như sau:

I-MỤC ĐÍCH:

Nhằm thay đổi không khí sinh hoạt, gây tinh thần phấn chấn và huân tập nhiều đức tính tốt đẹp trong hoạt động tập thể cho các em.

Nhằm ôn tập những kiến thức đã học, đồng thời rèn luyện, bổ sung những kỹ năng còn thiếu của các em trong quá trình sinh hoạt.

Trại Lục Hòa là một cơ hội để các đơn vị giao lưu, học hỏi, trau dồi kiến thức. Từ đó làm động lực để phát triển đơn vị cơ sở.

II- HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG

1- Tên trại: Lục Hòa

2- Khẩu hiệu: Tiến!

3- Trại ca: Trại Ca Lục Hòa (tác giả: Minh Kim)

4- Thời gian: từ 08g00 ngày 29/4/2023 đến 16g00 ngày 30/4/2023

5- Địa điểm: chùa Bửu Thọ, xã Mong Thọ A, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang

6- Thành phần tham dự:

*Ban quản trại: gồm Huynh trưởng có cấp thuộc 12 đơn vị trong tỉnh

*Trại sinh: gồm huynh trưởng chưa có cấp và đoàn sinh ngành Thiếu thuộc 9 đơn vị trong tỉnh.

Trại sinh phải có mặt từ đầu cho đến cuối trại. Không giải quyết trại sinh ra về giữa trại nếu không có lý do chính đáng và cần thiết.

*Đăng ký số lượng dự kiến cho Ban Quản trại chậm nhất ngày 16/4/2023.

7- Phù hiệu trại:
Phu Hieu Luc Hoa Xiii
8- Nội quy trại:

  1. Tuân phục Ban quản trại – Hòa thuận với trại sinh đơn vị bạn
  2. Vui vẻ, cởi mở, nhiệt tình mọi lúc mọi nơi
  3. Chấp hành nghiêm các quy định của trại
  4. Tham gia đầy đủ các hoạt động của trại
  5. Giữ gìn tư cách tác phong đoàn sinh Gia Đình Phật Tử.

Hiệu lệnh còi:

Họp chung (2H)• • • • / • • • •
Cấp cứu (khẩn cấp): (SOS)• • •  / – – – / • • •
Họp Ban Quản Trại: (2Q)– – • –  / – – • –
Họp Đội trưởng, phó (2D)– • • / – • •
Chỉ tịnh (hoặc chú ý) (2T)–  / –

III- QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Trại Phục:

  • Nam: áo lam ngắn tay – quần sọoc xanh dương đậm – mang giày bata màu xanh có vớ màu lam (huynh trưởng: vớ cao tới đầu gối, đoàn sinh: vớ thấp ) – đội nón tứ ân.
  • Nữ: áo lam dài tay – quần tây xanh dương đậm – mang giày bata trắng có vớ ngắn màu lam – đội nón tứ ân.
  • Mỗi trại sinh mang theo ba lô và 1 cây gậy dài 1,6m, tiết diện đầu gậy có đường kính là 3 cm, trên đầu gậy có thắt một gút riết (gút đầu dây) bằng sợi dây dù dài 02 mét.
    Chú ý: Các đơn vị cần chú ý chuẩn bị gậy theo đúng quy cách và chất lượng vì trại sinh sẽ dùng nhiều cho các hoạt động tại trại.
  • Tất cả trại sinh chỉ đeo huy hiệu Hoa Sen; bảng tên và phù hiệu chức vụ đều để lại ở nhà, riêng phù hiệu cấp bậc (Kiên, Trì, Hướng thiện, Sơ thiện…) đã may trên tay áo thì vẫn để nguyên.

2. Trại phí:

  • Ban quản trại: 100.000đ
  • Trại sinh: 70.000đ

3. Tiểu trại :

  • Mỗi đơn vị là 1 tiểu trại lấy tên đơn vị làm tên tiểu trại.
  • Không hạn định số lượng trại sinh của mỗi tiểu trại.
  • Mỗi tiểu trại dựng một lều và cổng trên diện tích 20m2 (ngang 4m x 5m).
  • Trên cổng có bảng tên tiểu trại và cờ Gia đình.
  • Trong lều có trang trí bàn Phật.
  • Mỗi tiểu trại có 1 tiểu trại trưởng và 1-2 tiểu trại phó do huynh trưởng tập sự đảm nhiệm điều hành hoạt động tiểu trại theo chương trình của BQT.
  • Huynh trưởng có cấp chỉ làm việc trên BQT và không tham gia bất cứ công việc nào ở tiểu trại đơn vị mình.

4. Ăn uống – nghỉ ngơi:

  • Chùa Bửu Thọ hỗ trợ bữa ăn cho toàn trại gồm (buổi trưa và chiều ngày 29/4, Buổi sáng, trưa ngày 30/4).
  • Đơn vị không cần chuẩn bị vật dụng nấu ăn, chén đũa, củi lửa,…
  • Phương thức ăn uống và nghỉ ngơi do Tiểu ban hậu cần liên hệ nhà chùa hướng dẫn.

5. Tổ chức trại sinh:

Tất cả trại sinh được chia làm 12 đội. Mỗi đội có 1 đội trưởng, 1 đội phó và 10 đội viên.

Các đội sẽ tham gia mọi hoạt động trong 2 ngày trại.

Tên đội sẽ được đặt theo tên của các vị thánh tử đạo Phật giáo Việt Nam:

  1. Tâm Đồng
  2. Tâm Thành
  3. Tâm Thanh
  4. Tâm Thông
  5. Tâm Hiển
  6. Tâm Thuận
  7. Tâm Chánh
  8. Tâm Tôn
  9. Diệu Nghiêm
  10. Nguyên Thường
  11. Không Gian
  12. Nhất Chi Mai

Mỗi đội sẽ được đại diện bằng một màu sắc khác nhau.

Mỗi trại sinh sẽ được phát dây lụa thắt ở cầu vai theo màu của đội mình.

IV- CÁC HOẠT ĐỘNG THI ĐUA:

1. Kỹ thuật trại:

Tiểu ban kỹ thuật do anh Minh Hải Hồ Thiệu Nhã chủ đạo phụ trách việc chấm điểm.

Tiểu ban kỹ thuật căn cứ vào các điểm sau để đánh giá lều trại của đơn vị:

Lều trại, cổng được dựng chắc chắn3 điểm
Kỹ thuật của các gút dây trong dựng lều (Đơn vị có thể dùng các gút dây ngoài chương trình học nhưng phải phát huy được tác dụng của gút như: tăng đưa, cố định…)3 điểm
Trang trí bàn Phật1 điểm
Trang trí cổng trại2 điểm
Vệ sinh trại1 điểm

Khối kỹ thuật đánh giá lều trại và chọn ra 3 giải Nhất, Nhì, Ba dành cho 3 đơn vị có thành tích xuất sắc.

2. Kỷ luật trại:

Giải kỷ luật đánh giá dựa trên quá trình đội tham gia các hoạt động của trại.

Tiểu ban điều hành do anh Minh Nghị Lâm Thanh Tuấn làm chủ đạo sẽ căn cứ nội quy trại (mục 8.II) và quá trình kỷ luật trại sinh tại đất trại làm cơ sở đánh giá.

Sẽ có 1 giải kỷ luật tốt nhất dành cho 1 đội tại đất trại.

3. Trò chơi tập thể:

Có 4 hoạt động tập thể được tổ chức tại trại gồm:

  • Loại bỏ vô minh (kỹ năng khéo léo, nhanh trí) chiều 29/4
  • Kỹ năng phối hợp (Kỹ năng truyền tin, gút dây, phối hợp đồng đội) chiều 29/4
  • Chung tay xây dựng gia đình (Kỹ năng khéo léo) chiều 29/4
  • Ghép tranh trí tuệ (Kỹ năng phối hợp, phân công đồng đội) chiều 29/4

Mỗi trò chơi diễn ra trong 45 phút và chọn ra một đội có xuất sắc nhất để trao thưởng.

Chi tiết trò chơi xem phần Phụ Lục.

4. Trò chơi lớn:

Trò chơi lớn được tổ chức vào 8 giờ sáng ngày 30/4/2023 với lộ trình 6km và kết thúc trong buổi sáng cùng ngày (cho đến khi đội cuối cùng về đến đích).

Sẽ có ba giải nhất, nhì, ba dành cho 3 đội có số điểm cao nhất.

Kịch bản được xây dựng dựa trên cuộc pháp nạn 1963 của Phật Giáo Việt Nam.

Trại sinh sẽ hóa thân thành các đoàn viên GĐPT trong cuộc pháp nạn năm 1963.

Mỗi trạm là một giai đoạn của cuộc đấu tranh như: Phật Đản năm 1963, Tuyên ngôn 10/5/1963, các cuộc đấu tranh bất bạo động…

Ban quản trại sẽ lần lượt hóa trang thành các nhân vật lịch sử thời kỳ này. Ngoài việc kiểm tra dấu đi đường, các nội dung thử thách tại trạm, trạm trưởng còn thông qua kịch bản để dẫn dắt trại sinh theo suốt hành trình Pháp nạn.

Để chuẩn bị tốt cho Trò chơi lớn, Huynh trưởng các đơn vị chú ý chuẩn bị cho đoàn sinh đơn vị mình các kiến thức sau:

  1. Pháp nạn lịch sử năm 1963.
  2. Kỹ năng phương hướng.
  3. Mật thư: tọa độ (tung hoành), ẩn giấu (hơ lửa, nhúng nước…), mật thư morse…
  4. Kỹ năng làm cáng cứu thương.
  5. Thực hành chánh niệm.
  6. Dấu đi đường: quy tắc vẽ dấu đi đường, dấu đi đường bằng vật liệu tự nhiên.

Chi tiết kịch bản xem phần Phụ Lục.

5. Văn nghệ lửa trại:

Đêm lửa trại bắt đầu từ 19 giờ và kết thúc lúc 21 giờ, ngày 29/4/2023

– Mỗi đội đăng ký biểu diễn 02 tiết mục.

– Nội dung các tiết mục được xây dựng trên nền nhạc GĐPT (không hát nhạc đời, kể cả nhạc Phật Giáo nếu không có nội dung phù hợp với sinh hoạt Gia Đình Phật Tử). Nhạc đệm cho phần biểu diễn do đơn vị tự túc.

– Tiểu ban sinh hoạt cử Huynh trưởng thực hiện khai lửa theo tinh thần Phật giáo.

– Văn nghệ lửa trại không chấm điểm thi đua.

V- Các thông tin KHÁC:

1. Vệ sinh tại trại:

– Yêu cầu trại sinh nêu cao tinh thần tự giác và ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh.

– Các đơn vị được phân công vị trí lều ở đâu thì đảm bảo vệ sinh sạch sẽ khu vực mình và xung quanh. Trước khi bế mạc, các đơn vị thu dọn hành lý, lều trại phải vệ sinh sạch sẽ khu vực của mình.

– Tiểu ban điều hành thống nhất chia đất trại thành các hạng mục khác nhau (ví dụ: Cổng trại, nhà vệ sinh, sân chùa…).. Các đội sẽ bốc thăm để làm vệ sinh. Yêu cầu các đội vệ sinh sạch sẽ hạng mục của mình trước giờ bế mạc.

2. Quà lưu niệm và giải thưởng:

– Tiểu ban truyền thông chụp ảnh Chư Tôn Đức và toàn trại vào ngày khai mạc và in tặng các đơn vị vào ngày bế mạc (15 tấm).

– Giải kỹ thuật trại:      3 giải nhất, nhì, ba cho 3 đơn vị: gồm tiền mặt và giấy khen

– Giải kỷ luật:              3 đội.

– Trò chơi tập thể:       4 giải cho 4 trò.

– Trò chơi lớn             3 giải cho 3 đội có số điểm cao nhất.

3. Thông tin liên lạc:

Quá trình triển khai thực hiện những nội dung hay công việc gì chưa rõ vui lòng liên hệ với các số điện thoại sau để được hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời, từ ngày ban hành kế hoạch cho đến ngày nhập trại.

Trại trưởng: Minh Hiện Quách Trung Sơn     0919.951.951 – 0983.975.111

Thư ký:       Huệ Thiện Lâm Hữu Tân           0949 151 301

VI- PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ BAN QUẢN TRẠI:

CHÚ Ý CHUNG:

Tất cả anh chị được phân công Ban quản trại nêu cao tinh thần tập thể, chung tay, góp sức nhằm điều hành trại theo nội dung và chương trình đề ra.

Từng thành viên được phân công tiểu ban nào thì ra sức cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ do Trưởng tiểu ban phân công.

Các tiểu ban cần dự trù kinh phí phát sinh và gởi về Phân Ban trước ngày 25/3/2023 để Thường trực Phân ban dự trù kinh phí toàn trại.

NỘI QUY BAN QUẢN TRẠI

  1. Có mặt tại trại suốt thời gian trại
  2. Cộng tác gắn bó với trưởng tiểu ban theo tinh thần lục hòa
  3. Không dẫm chân qua công việc tiểu ban khác nếu chưa được yêu cầu
  4. Hoàn thành xuất sắc chức năng nhiệm vụ được giao
  5. Gương mẫu về thân, khẩu, ý cho trại sinh noi theo

1. Trại trưởng:

  • Điều hành chung toàn trại, chủ trì các buổi họp của Ban Quản Trại, triệu tập đột xuất để họp Ban Quản trại (hoặc họp các tiểu ban riêng) để giải quyết các phát sinh, vướng mắc trong quá trình diễn ra trại.
  • Soạn thảo văn bản khai mạc và bế mạc trại.
  • Theo dõi, giám sát tiến độ chuẩn bị và thực hiện của các tiểu ban.
  • Lập báo cáo tổng kết trại.

2. Các Trại phó:

Theo chức năng nhiệm vụ được phân công của kế hoạch để điều hành nhằm hoàn thành nhiệm vụ do Tập thể Ban Quản trại giao.

3. Thủ quỹ:

  • Quản lý các hoạt động thu – chi của trại.
  • Báo cáo tài chính.

4. Y tế:

  • Theo dõi, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho trại sinh và Ban Quản Trại.
  • Chuẩn bị các loại thuốc, dụng cụ y tế cần thiết cho trại.

5. Tiểu ban hành chánh – Thư ký:

  • Lập danh sách trại sinh tham gia.
  • Chuẩn bị các biểu mẫu cần thiết cho trại.
  • Kết hợp với thủquỹ làm thủ tục nhập trại.
  • Theo dõi tổng hợp điểm các môn thi đua.
  • Hỗ trợ Trại trưởng trong báo cáo bế mạc trại.
  • Soạn và điều khiển lễ khai mạc và lễ bế mạc

6. Tiểu ban kỹ thuật:

  • Phân chia đất trại – Tổ chức cho các đơn vị bốc thăm chọn đất trại
  • Dựng cổng trại chính – (Làm lều Ban quản trại)
  • Dựng cột cờ không gian (treo cờ Phân Ban Tỉnh)
  • Kéo dây điện đến các tiểu trại
  • Âm thanh, ánh sáng hội trường cho lễ khai mạc và bế mạc
  • Góp ý giúp các đơn vị trong việc dựng lều tiểu trại
  • Chấm điểm kỹ thuật trại.
  • Điều khiển các đơn vị tháo dỡ và dọn dẹp các công trình trại sau khi bế mạc trại.

7. Tiểu ban điều hành:

  • Cầm còi trực điều hành hoạt động toàn trại theo chương trình
  • Theo dõi và nhắc nhở việc chấp hành nội quy, kỷ luật của trại sinh.
  • Chấm điểm giải kỷ luật

8. Tiểu ban sinh hoạt:

  • Tổ chức và điều khiển đêm lửa trại (tập trại sinh múa bài nhảy lửa)
  • Phân công, điều khiển trò chơi lớn.
  • Phân công điều khiển các hoạt động của trại.
  • Phân chia các đội – Đặt tên và khẩu hiệu (tiếng reo) cho mỗi đội
  • Sinh hoạt các điều cần thiết cho trại sinh trại (giới thiệu BQT – Khẩu hiệu trại – Trại ca – Nội quy – Các quy định về trại phục, vệ sinh, y tế – Còi hiệu v.v…)

9. Tiểu ban hậu cần:

  • Liên hệ trước với nhà chùa để chuẩn bị về ăn uống, nghỉ ngơi cho trại sinh.
  • Sắp xếp chỗ nghỉ cho BQT và trại sinh.
  • Sắp xếp nơi làm việc cho các tiểu ban.
  • Chăm lo đời sống vật chất cho toàn trại.
  • Liên hệ chánh quyền cơ sở giữ an ninh trật tự trong thời gian trại.

10. Tiểu ban truyền thông:

  • Thiết kế, in ấn phù hiệu trại và phù hiệu BQT, chức vụ tiểu trại trưởng, phó
  • Thực hiện các bản tin theo hình thức báo tường để kịp đưa tin tức và hình ảnh sốt dẻo của hoạt động trại đến với trại sinh.

Chương trình trại:

Thứ 7, ngày 18/2/2023:

  • Phân Ban tiền trạm, bàn thảo kế hoạch tổ chức trại.
  • Định ngày họp các tiểu ban.

Thứ 7, ngày 25/3/2023:

  • Ban hành kế hoạch trại, quyết định thành lập Ban Quản Trại.

Thứ 7, ngày 29/4/2023

THỜI GIANCÔNG VIỆCBỘ PHẬN ĐẢM TRÁCH
07g00Tập trung, nhận vị trí, tự túc phần ăn sáng.Các đơn vị
08g00Dựng lều, cổng, trang tríCác đơn vị
8g30Làm thủ tục nhập Trại
Chia đội.
Sinh hoạt những điều cần thiết như nội quy, trại ca, hiệu lệnh,…
Thủ quỹ + Hành chính

Tiểu ban điều hành

10g00Khai mạc Trại (có chương trình riêng)
11g30Dùng cơm trưaTiểu ban hậu cần
13g00Thức chúng – vệ sinhTiểu ban điều hành
13g30Trò chơi tập thể: Loại bỏ vô minhTiểu ban sinh hoạt
14g15Trò chơi tập thể: Kỹ năng phối hợp
15g00Trò chơi tập thể: Xây dựng gia đình
15g45Trò chơi tập thể: Ghép tranh trí tuệ
16g00Chuẩn bị lửa trạiToàn trại
17g00Cơm chiều – vệ sinh
Tập nhảy lửa
Tiểu ban hậu cần
Tiểu ban sinh hoạt
19g00Văn nghệ lửa trạiTiểu ban sinh hoạt
21g00Các đội sinh hoạt tự trị.Tiểu ban điều hành
21g15BQT họp với các đội chúng trưởng
Họp Ban Quản Trại
Ban quản trại
22g00Chỉ tịnhTiểu ban điều hành

 

Chủ nhật, ngày 30/4/2023

THỜI GIANCÔNG VIỆCBỘ PHẬN
ĐẢM TRÁCH
05g00Thức chúng – vệ sinhTiểu ban điều hành
06g00Lễ Phật – Chào cờ – Câu chuyện dưới cờTiểu ban điều hành
07g00Ăn sángTiểu ban hậu cần
08g00Xuất phát trò chơi lớnTiểu ban sinh hoạt
11g00Cơm trưa – nghỉ ngơiTiểu ban hậu cần
13g00Thức chúng – vệ sinhTiểu ban điều hành
13g30Sinh hoạt vòng trònTiểu ban sinh hoạt
14g00Dọn dẹp đất trạiToàn trại
15g00Bế mạc trại (có chương trình riêng)
16g30Kết dây thân ái

 

Trên đây là kế hoạch tổ chức trại Lục Hòa XIII-2023. Kính mong các đơn vị triển khai rộng rãi trong ban huynh trưởng và đoàn sinh để kỳ trại được thành công tốt đẹp.

 

NƠI NHẬN :

  • ĐĐ Trưởng ban HDPT “để báo cáo”
  • Các đơn vị                   “để thực hiện”
  • Lưu hồ sơ

TM.PHÂN BAN GĐPT.KG
KÝ THAY TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG PHÂN BAN

(Đã ký)

Huynh Trưởng cấp Tấn
Diệu Phương Huỳnh Tú Dung

Bạn cũng có thể thích

Được đóng lại.