Dưới cái nhìn của con người hiện đại, Ngài là nhà vãn hóa vĩ đại, nhà khoa học bậc thầy, Ngài là Thầy của các vị thầy thế gian. Sản phẩm trí tuệ của Ngài là một gia tài to lớn đồ sộ đến vô cùng, tình thương của Ngài chan hòa mênh mông cùng khắp "Thiên giang hữu thủy thiên giang nguyệt". Nơi nào đó có tiếng rên là đau đớn thì nơi đó đã có tình thương của Ðức Phật. Ngay trong thế kỷ thứ hai mươi mốt. Lĩnh vực khoa học đã đạt được thành công hào nhoáng tiến lên những tầm cao khắp năm châu bốn bể. nhưng Ðức Phật là một nhà phát minh đi trước mọi thời đại, vượt ra ngoài ý thức của con người và chính Xiôncôpxki, ông tổ của khoa du hành vũ trụ, cũng tuyên bố:
“Chính trong thế kỷ sắp tới của khoa học du hành vũ trụ, các khả nãng thần giao cách cảm của con người là rất cần thiết và sẽ phục vụ cho sự tiến bộ của con người – Chỉ có Phật Giáo”
Bởi vậy sự kiện Đức Phật đản sanh là một sự thật rõ ràng, không phải là huyền sử, ngài là một vị Phật từ vô lượng kiếp trước, vì đại nguyện nên sự “Ta bà thị hiện” là hiện thực. Hòa Thượng Trí Quảng nói:
“Ngài hiện hữu trên cuộc đời này, bên trong thân tứ ðại hàm chứa một Báo thân viên mãn. Nghĩa là cuộc sống của Đức Phật tỏa sáng lòng từ bao la, đức hạnh cao quý, hiểu biết siêu quần, thể hiện thành những việc làm cứu đời, lợi ích cho người. Nhờ đó, chúng sanh mới hướng về Ngài và phát tâm tiến bước theo con đường giải thoát của Ðức Phật vạch ra”.
Để minh chứng cho nhân loại thấy được một vị Phật bằng xương, bằng thịt giữa một thế gian đầy rẫy khổ đau, tham chấp, tranh quyền, đoạt lợi làm cho sinh linh đồ thán ngập chìm trong phiền não đọa lạc.
Ngài thị hiện trong đời sống loài người như một bản hùng ca trác tuyệt, xây dựng một xã hội minh triết, chủ trương nhắm đến con người là lòng yêu thương không phân biệt giàu, nghèo, sang, hèn, thông minh hay ngu dốt, xấu hay đẹp. Kể cả các loài vô tình như : cỏ cây hoa lá, ngọn núi khúc sông đều thẩm thấu tình yêu ấy.
Ngay khi Ðức Phật ra đời “Ông tiên A Ðà đã đoán tướng Thái Tử và khẳng định: “Nếu Ngài làm vua thì sẽ chuyển luân thánh vương, nếu xuất gia tu hành thì sẽ thành Phật"điều đáng tiếc của ông là: “Không được sinh ra cùng thời với Thái Tử”.
Từ lời nói ấy của ngàn xưa cho đến hôm nay con người vẫn có cái nhìn giống nhau, ông Albert. Einslein, nhà vật lý học, cho rằng:
“ Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo của toàn cầu, vượt lên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên và siêu nhiên, đặt trên cãn bản của ý thức đạo lý phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi phương diện trên, trong cái nhất thể đầy ý nghĩa, chỉ có Đạo Phật đáp ứng đủ các điều kiện ấy”.
Hay là Giám mục Milman nhận xét:
" Tôi càng ngày càng cảm thấy Ðức Thích Ca Mầu Ni gần gũi nhất trong tính cách và ảnh hưởng của Ngài, Ngài là đường lối, là chân lý, là lẽ sống"
Theo cách nhìn của các vị ấy thì dù là cổ đại, cận đại, hay hiện đại thì Ðức Phật vẫn là nhà văn hóa lớn, nhà khoa học vĩ đại, một đấng toàn giác toàn năng thoát ra khỏi mọi phiền não khổ đau. Chiến thắng ngoại ma lẫn nội ma đem đến cho con người một chân lý tuyệt đối. Ngài là một nhân cách tuyệt vời, di sản Ngài là một kho tàng vô giá, từ triết học, tư tưởng, văn hóa đều nằm trong hiện thực của đời sống con người, bởi vậy chính Ngài là người đầu tiên có một không hai trên cõi ta bà này.