Chuyện Tiền Thân – Kỳ 4 : Tiền Thân Cullaka Setthi

G

KỲ 4: TIỀN THÂN CULLAKA SETTHI
Lòng tốt và trí khôn làm nên gia sản

            Thế Tôn thuyết pháp thoại này khi Ngài ngụ tại vườn xoài Jivaka, cho trưởng lão Cullapanthaka. Nguyên do đưa đến câu chuyện như sau :
            Ở thành Vương Xá, con gái của một triệu phú thông dâm với người nô lệ của mình. Cả hai cùng nhau trốn đi nơi khác. Sau một thời gian sống chung, cô này thụ thai. Cô nói với chống hãy trở về nhà cha mẹ để sinh nở. Chồng cô không nói gì nhưng dùng dằng mãi chưa chịu về. Cô vợ nghĩ có lẽ chồng mình còn mặc cảm tội lỗi quá lớn nên không dám về. Vì thế, đợi khi chống ra khỏi nhà, cô gom hết tư trang, bỏ về với mẹ cha.
            Khi anh chồng trở về thấy mất vợ, vội nhặt nhạnh đồ đạc rồi chạy theo tìm vợ. Được nửa đường, hai vợ chồng gặp nhau. Ngay hôm đó, cô vợ sinh một đứa con trai. Hai người bàn nhau trở lại nhà mình, không về nhà cha mẹ vợ nữa.Vì đứa con được sinh ra giữa đường nên hai người đặt tên con là Panthaka.
            Ít lâu sau, cô vợ lại mang thai và mọi chuyện cũng diễn ra giống y lần trước. Họ đặt  tên đứa đầu là Mahapanthaka và đặt tên đứa con thứ hai là Cullapanthaka. Rồi vợ chồng cùng với hai đứa con trở lại nhà mình.
            Họ sống tại đây thêm vài năm. Khi các đứa trẻ lớn lên, chúng hỏi mẹ : “Mẹ ơi, tại sao các bạn con đứa nào cũng có ông bà, cô cậu… sao nhà mình không có ông bà, cô cậu… vậy ?
            Sau nhiều lần trả lời vòng vo, thấy các con không thỏa mãn,  cô vợ mới khuyên chống nên đem hai con trở về nhà với cha mẹ. Anh chồng rất sợ phải đối diện với cha mẹ vợ vì cách biệt giai cấp nên không đồng ý. Sau nhiều lần bàn bạc, họ đi đến giải pháp như sau :
            Hai vợ chống đem con về thành Vương Xá, thuê một phòng trọ và nhờ người đến gặp cha mẹ cô trình bày hoàn cảnh của họ với nguyện vọng muốn được trở về nhà để cho hai cháu được sống với ông bà ngoại.
            Cha mẹ cô rất thương nhớ con, nhưng niềm kiêu hãnh giai cấp còn lớn hơn tình thương con. Cuối cùng cha mẹ cô gởi cho con gái một số tiền để hai vợ chồng làm vốn sinh sống với điều kiện phải giao hai cháu cho ông bà ngoại. Thế là từ đó, hai đứa trẻ về sống với ông bà ngoại.
            Khi Mahapanthaka ở vào tuổi thiếu niên, cậu bé thường theo ông ngoại đến nghe bậc Đạo Sư thuyết pháp. Được ít lâu, cậu xin ông ngoại cho cậu xuất gia và được ông đồng ý. Về sau, Mahapanthaka chứng quả A La Hán.
            Tôn giả Mahapanthaka nghĩ đến em trai mình là Cullapanthaka, ý muốn cho em xuất gia tu học. Ngài đến hỏi ý kiến ông ngoại và được ông hoan hỷ nhận lời. Thế là tôn giả trình với bậc Đạo Sư để làm lễ xuất gia cho em. Tuy nhiên Cullapanthaka tâm tánh trì độn, học đâu quên đó. Một hôm, tôn giả nói với em : :Này, Cullapanthaka, với tâm tánh trì độn này, em không có khả năng trong giáo pháp này. Vậy em hãy ra khỏi tinh xá về với ông ngoại đi”
Nhưng người em vì đã có nhân duyên kiếp trước với Phật nên không muốn trở thành một người tại gia.
Thời ấy, tôn giả Mahapanthaka được Tăng Đoàn giao nhiệm vụ làm Người Phân Phối Thức Ăn cho đại chúng. Một hôm, Jivaka (chủ vườn xoài) đến cúng dường bậc Đạo Sư. Sau khi cúng dường và đảnh lễ Thế Thôn, ông nói với tôn giả Mahapanthaka : Ngày mai, ông muốn thỉnh Thế Tôn và 500 vị tỷ kheo đến nhà cúng dường trai tăng. Tôn giả đồng ý nhưng loại trừ em mình ra ngoài danh sách chứng trai.
Cullaoanthaka buồn vì việc ấy nên quyết định từ bỏ đời xuất gia, trở về nhà sống đời cư sĩ. Bậc Đạo Sư quán sát biết rõ sự việc, bèn bảo Cullapanthaka đến hương phòng của Phật. Ngài dùng thần thông làm cho Cullapanthaka trí óc sáng suốt, chứng quả A La Hán chỉ trong một buổi sáng.
Vào buổi chiều, các tỷ kheo từ nhiều nơi quy tụ về pháp đường, đem chuyện của Cullapanthaka ra bàn luận và ca ngợi công đức vô lượng của bậc Đạo Sư chỉ trong vòng một bữa ăn mà đã độ cho tôn giả đắc quả A La Hán.
Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác nghe biết sự việc, bèn từ trong hương phòng bước ra. Sau khi an vị nơi Phật tòa, bậc Đạo Sư nói :”Này các tỷ kheo, Cullapanthaka nay nhờ ta mà đạt được quả vị Bất Thối. Còn trong thời quá khứ, vị ấy cũng do nhờ Ta mà đạt được sự vĩ đại trong tài sản”
Rối Thế Tôn thuật câu chuyện như sau :
* * *
Thuở xưa tại nước Kasi, trong thành Ba La Nại, đức Vua Brahamadatta trị vì, Bồ tát sinh trong một gia đình triệu phú và được gọi là tiểu triệu phú (Cullakasetthi). Vị này có trí thông minh, biết đoán quá khứ vị lai. Một hôm, trong khi đi đến hầu vua, giữa đường thấy một con chuột chết, ngay lúc ấy, Ngài tính toán các vì sao và nói : Một thiện nam tử nào có mắt, chỉ cần lượm con chuột này lên có thể xây dựng cơ nghiệp và nuôi một người vợ.
Có một thiện nam tử đang bị túng thiếu, nghe người triệu phú nói vậy mới nghĩ rằng : Người này có biết điều gì mới nói như vậy. Bèn lượm con chuột lên, bán được một hào cho một tiệm tạp hóa mua cho mèo ăn.Với một hào ấy, nó mua mật đường và lấy nước uông trong một cái bình. Gặp những người làm vòng hoa từ trong rừng đi về, nó tặng cho mỗi người một ít mật đường và mời họ uống nước.. Những người này cho nó rất nhiều hoa. Ngày mai, với số tiền bán hoa, nó tiếp tục mua mật đường và nước uống để mời những người làm vòng hoa khi từ rừng đi về.. Những người này lại cho nó rất nhiều hoa vừa hái được. Cứ làm như vậy trong nhiều ngày, nó có được tám đồng tiền vàng. Từ đây, ta gọi nó là “đệ tử của tiểu triệu phú”
Thời gian ấy đang mùa mưa. Khu vườn rộng thênh thang của Vua bị mưa gió tàn phá, cành cây khô gãy rơi khắp vườn, người giữ vườn không sao dọn nổi.  Đệ tử của tiểu triệu phú đến nói với người giữ vườn : Tôi sẽ dọn sạch khu vườn với điều kiện tất cả cành khô này thuộc về tôi. Người giữ vườn đồng ý. Nó kêu một đám trẻ tụ tập lại, phát cho mỗi đưa một ít mật đường, bảo chúng chia nhau dọn dẹp khu vườn. Tất cả cành cây được xếp thành đống to trước cửa nhu vườn.
Khi ấy, người làm đồ gốm cho vua đang thiếu củi đun. Ông ta bèn mua đống củi. Hôm ấy, người đệ tử của tiểu triệu phú thu nhập được mười sáu đồng tiền vàng cùng với một số món đồ gốm. Với 24 đồng tiền vàng có được, nó nghĩ đến một kế hoạch mới. Nó đem nước uống đến cung cấp miễn phí cho 500 người cắt cỏ. Những người cắt cỏ nói không biết trả ơn nó bằng cách nào ? Nó bảo : khi nào cần nó sẽ nói.
Vài ngày sau, có một lái buôn mang 500 con ngựa đến bán tại đây. Người đệ tử của tiểu triệu phú nói với bọn cắt cỏ : “Các anh hãy cắt cho tôi 500 bó cỏ” Nó còn bảo những người cắt cỏ không được bán cỏ của họ cho tới khi nó đã bán xong 500 bó cỏ của mình. Người lái ngựa không tìm mua được cỏ, phải trả cho nó 1.000 đồng tiền vàng và lấy 500 bó cỏ của nó.
Vài ngày sau, nó được tin một chuyến tàu buôn lớn sẽ cập bến. Người đệ tử của tiểu triệu phú bèn thuê một chiếc xe lộng lẫy uy nghi với giá 8 đồng tiền vàng. Cách bến tàu không xa, nó dựng một cái lều to và ngồi trong đó. Nó mua chuộc những người dân tại bến cảng phao tin rằng : “Tất cả hàng hóa trên tàu đã được vị lái buôn ngồi trong lều kia mua hết từ lâu rồi”. Khi ấy, có hàng trăm lái buôn từ trong thành Ba La Nại đến bến cảng mua hàng nghe tin đó, liền đến căn lều thương lượng với nó để được mua hàng. Sau khi thương lượng mỗi người lái buôn đồng ý nộp  cho nó 2.000 đồng tiền vàng để được mua hàng trên chiếc tàu ấy. Nó ôm số tiền 200 ngàn đồng tiền vàng và trở về Ba La Nại.
Để tỏ lòng biết ơn, nó mang 100 đồng tiền vàng đến thăm người tiểu triệu phú. Bồ tát hỏi nó đã làm gì để có được số tiền hôm nay. Nó thuật lại cặn kẻ những việc đã làm, kể từ khi nghe lời Bồ Tát lượm xác con chuột cho đến nay đã được 4 tháng. Cullakasetthi nghe qua, suy nghĩ : Một đứa như vậy thật là hiếm có. Vậy ta hãy gã con gái của ta cho nó và giao nó làm chủ toàn bộ gia sản của ta.
* * *
Sau khi nói lên pháp thoại, bậc Đạo Sư đọc bài kệ :
Bậc trí với ít vốn
Bậc có mắt ít hàng
Tự xây dựng cho mình
Tài sản lớn như vậy
Như dùng hơi thở mình
Thổi lớn đám lửa nhỏ.
Sau khi kể xong hai câu chuyện và kết hợp chúng với nhau, Thế Tôn nhận diện tiền thân như sau :
-Trong thời ấy, đệ tử của tiểu triệu phú nay là tỷ kheo Cullapanthaka
-Còn tiểu triệu  phú Cullakasetthi chính là Ta vậy.
 
CHÚ THÍCH :
            –Jivaka : tức thái tử Kỳ Đà,  con vua Ba Tư Nặc, người đã bán khu vườn xoài cho ông Cấp Cô Độc để cúng dường, xây tinh xá Kỳ Viên cho Phật và Tăng chúng
            –Nô lệ : giai cấp cùng đinh ( Thủ Đà La ) trong xã hội Ấn Độ thời ấy
            –Người phân phối thức ăn : khi Tăng đoàn đi khất thực về, người này có nhiệm vụ chia đều thức ăn cho tất cả mọi người cùng thọ hưởng như nhau, không để có người ăn nhiều, người ăn ít.
            –Người có mắt : ý nói người trí khôn
 
Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN :
            Người có trí, siêng năng và tốt bụng tạo nên tài sản lớn cũng như một người thổi đóm lửa nhỏ thành đống lửa to.
 
 


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

 Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Ai ôm hiềm hận ấy,
Hận thù không thể nguôi.

Phẩm Song Yếu

Tháng 11 năm 2024
21
Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Thứ 5
Ngày Kỷ Sửu
Tháng Ất Hợi
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
21
Tháng 10
Kiên Giang