Chuyện Tiền Thân Kỳ 25 – Tiền Thân Baka

G
Những tỷ kheo không biết làm y, đem vải mới đến tỷ kheo ấy và nói : Này hiền giả, chúng tôi không biết làm y, hãy may giúp cho chúng tôi.
Tỷ kheo thợ may nói : Này hiền giả, làm xong một y cần nhiều thời gian, Nay có y tôi đã làm xong. Hãy để vải lại và lấy y này mà dùng. Vị ấy đem y ra cho xem. Những tỷ kheo ấy thấy màu sắc y quyến rủ, không biết bề trong của y, tưởng rằng y ấy chắc chắn nên đưa cho tỷ kheo thợ may vải mới, đổi lấy y và ra đi. Khi y ấy được giặt trong nước nóng, thực chất của y hiện rõ. Chỗ này chỗ kia, những chỗ cũ mòn được phơi bày. Chúng hối hận. Như vậy, vị ấy lường gạt những ai đem vải đến may, và khắp mọi nơi đều biết là như vậy.
Cũng ở Kỳ Viên, tại một làng nhỏ nọ, có một tỷ kheo khác may y cũng lừa dối thiên hạ. Những tỷ kheo bạn của anh ta báo cho nó biết: Này tôn giả, ở Kỳ Viên có một thợ may y lừa dối thiên hạ như vậy. Anh ta tự bảo: Ta sẽ lường gạt tay thợ may thành thị này.
Anh ta lám một cái y nhiều tấm rất đẹp, nhuộm màu thật đẹp, đắp y ấy đi đến Kỳ Viên. Tỷ kheo thợ may kia thấy y ấy liền khởi lòng tham và hỏi: Thưa tôn giả, y này có phải tôn giả may không?
-Này hiền giả, phải, tôi làm.
-Này tôn giả, hãy nhường cho tôi y này, tôn giả sẽ lấy y khác.
-Này hiền giả, chúng tôi là người ở làng, rất khó được các vật dụng. Nếu tôi cho hiền giả y này, tôi sẽ đắp cái gì?
-Thưa tôn giả, tôi có vải mới chưa may, tôn giả hãy lấy làm y cho tôn giả
Tỷ kheo ở làng đổi cái y nhiều tấm lấy vải mới rồi ra đi. Tỷ kheo thợ may ở Kỳ Viên đắp y ấy một thời gian, đem giặt y với nước nóng làm lộ ra những chỗ vải cũ mòn, biết mình bị gạt nên rất xấu hổ. Toàn thể chúng tăng được biết rõ người thợ may ở Kỳ Viên đã bị người thợ may ở làng nhỏ lường gạt.
 
Một hôm, tại pháp đường, các tỷ kheo đang ngồi nói về câu chuyện ấy. Bậc Đạo Sư đến và hỏi: Các tỷ kheo đang bàn chuyện gì? Các tỷ kheo kể lại câu chuyện. Bậc Đạo Sư nói: Này các tỷ kheo, không phải chỉ đời nay, người thợ may ở Kỳ Viên mới lường gạt những người khác. Trong thời quá khư nó cũng đã lường gạt rồi. Và người thợ may ở ngôi làng nhỏ, không phải chỉ nay mới lường gạt người thợ may ở Kỳ Viên. Trong thời quá khư nó cũng đã lường gạt rồi.
Nói vậy xong, bậc Đạo Sư kể lại câu chuyện quá khứ :

CHUYỆN TIỀN THÂN KỲ 25:
TIỀN THÂN BAKA

Kẻ Có Trí Lường Gạt

            Thuở xưa tại một khu rừng, Bồ Tát sanh làm Thần Cây. Cây ấy mọc gần hồ sen. Lúc bấy giờ, trong một hồ không lớn lắm. Vào mùa hạn hán, nước thấp, nhưng tại đấy có cá rất nhiều. Một con cò thấy những con cá, suy nghĩ tìm cách lường gạt và ăn chúng. Cò đi đến hồ, ngồi bên bờ nước suy tư. Các con cá thấy vậy liền hỏi cò : Ngài ngồi suy nghĩ gì vậy ?
            -Tôi ngồi suy nghĩ đến các anh
            -Ngài suy nghĩ gì đến chúng tôi ?
            -Trong hồ nước này, nước cạn, đồ ăn ít, hạn hán lại lớn. Nay các bạn sẽ làm gì? Chính ta ngồi đây suy nghĩ về các bạn đây!
            -Vậy thưa ngài, chúng tôi sẽ phải làm gì?
            -Nếu các bạn làm theo lời ta, ta sẽ ngậm từng người trong mỏ ta, đưa các ngươi đến một hồ lớn tràn đầy sen năm sắc và thả các ngươi ở đấy.
            -Thưa ngài, từ kiếp đầu đến nay, chưa bao giờ loài cò lại nghĩ đến loài cá. Ngài chỉ muốn ăn chúng tôi từng con một thôi.
            -Ta sẽ không ăn các ngươi khi các ngươi có lòng tin ở ta.Nếu các ngươi không tin thì hãy cử một bạn cá đi với ta để thấy cái hồ ấy.
 
            Các con cá tin con cò ấy, liền cử một con cá lớn mù một mắt đi theo cò. Con cò mang cá đi, thả con cá vào một cái hồ, chỉ cho thấy toàn bộ hồ rồi đưa nó về, thả nó lại với đàn cá. Cá này về tán thán sự quyến rủ của hồ cho các bạn nghe. Bọn cá đều muốn đi, bèn nói với cò : Ngài hãy mang chúng tôi đi !
            Con cò, trước hết mang con cá lớn một mắt đưa đến bờ hồ, giết chết, ăn thịt, rồi trở về nói : Con cá ấy đã được ta thả xuốn hồ rồi, con khác hãy đi! Với phương cách ấy, cò mang từng con cá đi xa và ăn thịt chúng cho tời hết đàn cá. Khi không còn một con cá nào nữa, tại đấy chỉ có con cua còn ở lại. Con cò muốn ăn nó nên nói : Này bạn cua, tất cả đàn cá đã được ta mang đi thả xuống hồ lớn đầy những bông sen; hãy đến, ta sẽ mang ngươi đi!
            -Ngài mang tôi đi như thế nào ?
            -Ngậm lấy ngươi ta sẽ mang đi
            -Không được, như thế thì ngài sẽ làm rơi chết tôi mất. Tôi sẽ kẹp chặt cổ ngài để ngài mang tôi đi. Nếu ngài đồng ý thì tôi đi với ngài, còn không thì thôi!
            Con cua suy nghĩ : Nó mang đàn cá đi có thả vào hồ hay ăn thịt tất cả rồi? Nếu nó thả ta vào hồ thì tốt, nhưng nếu nó muốn ăn thịt ta thì ta sẽ kẹp cổ cho nó chết.

 

           Con cò vừa gạt được đàn cá nên sinh ra chủ quan, không ngờ con cua muốn gạt mình nên bằng lòng điều kiện của con cua. Con cò đưa con cua đi đến cái hồ nhưng không chịu đáp xuống hồ, mà bay đậu trên một cây cao. Cua hỏi : Này cò, ngài không chịu đáp xuống hồ mà sao lại bay lên cây?
            -Này cua, bộ ngươi cho ta là nô lệ của ngươi hay sao mà tốn sức đưa ngươi đến đây?Cho ngươi biết, ta đã ăn thịt gết đàn cá rồi, nay tới lượt ngươi phải làm mồi cho ta!
            -Ngươi thật ngu ngốc khi muốn ăn ta, ta sẽ kẹp đứt cổ ngươi để người chết trước khi ta rơi xuống đất
            Nói xong, cua siết chặt càng kẹp cổ cò như hai gọng kìm . Cò đau đớn, sợ hãi, van xin : Thưa chủ nhân, tôi sẽ không dám ăn ngài, hãy cho tôi sống.
            -Được, nếu ngươi chịu thả ta xuống hồ.
            Con cò chịu phép, mang cua ra giữa hồ để thả xuống. Nhưng trước khi buông người xuống hồ, cua đã ra sức kẹp đứt cổ cò như cắt đứt một cọng sen.
            Vị thần sống ở trên cây thấy sự lạ lùng này, đã nói lên bài kệ với âm thanh dịu ngọt :

Kẻ có trí lường gạt
Không may bị kẻ gạt
Con cò có trí gạt
Đã bị cua gạt lại
 
***
Sau khi kết thúc pháp thoại này, bậc Đạo Sư kết hợp hai mẩu chuyện, nhận diện tiền thân như sau :
-Lúc ấy, người thợ may ở Kỳ Viên là con cò
-Người thợ may ở làng nhỏ là con cua
-Thần cây chính là Ta vậy.
 
CHÚ THÍCH :
            -Qua câu chuyện này, chúng ta biết được vào thời Đức Phật, người ta đã biết hồ quần áo bằng bột và ủi quần áo bằng vỏ ốc để quần áo được trơn láng, đẹp đẽ hơn.
            -Theo nguyên văn bản dịch của HT Thích Minh Châu ghi : “Tỷ kheo may y” nhưng đoạn dưới thì lại viết “Thợ may y”. Theo tiến trình câu chuyện, người đọc nghĩ rằng họ không thể là Tỷ Kheo, vì tỷ kheo thì đâu thể sống bằng nghề may y ! Ta suy đoán: đây có thể là một lỗi kỹ thuật trong khi in ấn.
 
Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN :
 
Nhân gian Việt Nam có câu : “Kẻ cắp gặp bà già” hay “Vỏ quít dầy có móng tay nhọn” để chỉ cho trường hợp này.


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

Và người khác không biết,
Chúng ta đây bị hại.
Chỗ ấy, ai hiểu được
Tranh luận được lắng êm.

Phẩm Song Yếu

Tháng 11 năm 2024
21
Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Thứ 5
Ngày Kỷ Sửu
Tháng Ất Hợi
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
21
Tháng 10
Kiên Giang