Thuở xưa, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba La Nại, tại một làng nọ, Bồ tát sanh làm con bò tên là Mahalohita trong nhà một người có gia sản. Bồ tát có một em trai tên là Cullalohita. Trong gia đình, hai con bò này làm tất cả công việc chuyên chở. Gia đình đó có một cô con gái. Cô ta đã đính hôn với người con trai cùng làng. Với mục đích dọn món ngon đã khách đến dự đám cưới con gái mình, cha mẹ cô gái nuôi một con heo tên là Munika, cho ăn toàn cháo và cơm. Thấy vậy, Lohita em nói với bò anh: Trong gia đinh này, bao nhiêu đồ năng đều do hai anh em mình chở hết, nhưng chủ chỉ cho chúng ta ăn cỏ, lá…còn họ nuôi con heo với cháo và cơm. Vì lý do gì nó lại được như vậy?
Bồ tát nói: này Lohita em thân, chớ có ham đồ ăn ấy! Con heo này ăn đồ ăn ngon để chờ chết! Với mục đích dọn món ăn ngon đãi khách đến dự đám cưới của con gái nên họ nuôi con heo này. Vài ngày nữa, những người ấy sẽ đến, sẽ cột chân con heo, kéo ra khỏi chuồng, chấm dứt mạng sống của nó và sẽ làm thành món ăn cà-ri đãi khách.
Nói xong, Bồ tát nói lên bài kệ :
Sau khi kể xong câu chuyện quá khứ, bậc Đạo Sư nói :Này tỷ kheo, như vậy, trong thời quá khứ ngươi đã mạng chung và làm thành món ăn ngon cho đông người.
Bậc Đạo Sư kết hợp hai câu chuyện, nhận diện tiền thân như sau :
-Khi ấy, con heo Munika là vị tỷ kheo này
-Thiếu nữ quá khứ cũng là thiếu nữ hôm nay
-Lohita em là A Nam
-Lohita anh chính là Ta.
CHÚ THÍCH :
–Thịt heo : Ở xứ Ấn Độ thời xưa chỉ có người theo đạo Bà La Môn, ngày nay gọi là đạo Hindu hay còn gọi là Ấn giáo. Dân theo Ấn giáo cử ăn thịt bò nhưng ăn thịt heo. Trái lại, dân Hồi giáo lại cử thịt heo nhưng ăn thịt bò.
Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN :
Qua câu chuyện này, Thế Tôn dạy ta chớ nên tham lam ăn uống vô độ.