Tóm Lược 70 Năm Gia Đình Phật Tử Việt Nam

G

TÓM LƯỢC
70 NĂM GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM

Huynh trưởng cấp Tấn
Thị Bá HUỲNH VĂN TÙNG
Chánh Thư ký PB.GĐPT.TW

LỜI TÒA SOẠN:

Quý độc giả đã xem qua tài liệu “Tiến Trình Hình Thành Và Phát Triển Gia Đình Phật Tử Việt Nam” của tác giả Thích Quảng Trí. Tài liệu này được viết vào năm 2005, khi đó sinh hoạt GĐPT mới được phục hồi sau 20 năm tạm ngưng. Do vậy, chúng ta chưa thấy được sức sống của tổ chức Áo Lam trong giai đoạn hiện nay ( 1997-2021).

Nhân kỷ niệm 70 năm GĐPT Việt Nam (1951-2021), Ban biên tập vừa nhận được tài liệu “Tóm lược 70 Năm Gia Đình Phật Tử Việt Nam” của tác giả Thị Bá Huỳnh Văn Tùng gửi tặng.

Huynh trưởng cấp Tấn Thị Bá Huỳnh Văn Tùng có thể nói là “nhân chứng sống” của giai đoạn từ năm 1997 đến nay, vì anh là phó thư ký rồi lên chánh thư ký PB.GĐPT trung ương suốt những năm sau này.

Do đó, những sử liệu anh đưa ra là rất đáng tin cậy và tương đôi đầy đủ. Chúng tôi thấy được ưu điểm của tài liệu này nên chia sẻ đến quý độc giả cùng

BÀI 1:
GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH
(1932-1951)

A – BỐI CẢNH :

Phật giáo hơn hai ngàn năm lịch sử gắn liền với dân tộc Việt Nam, đã cống hiến cho dân tộc Việt Nam một nếp sống đạo lý cao đẹp, một nền văn hóa nhân bản, một tinh thần bao dung hòa hợp

Với gần 100 năm đất nước suy vong bởi bị chiến tranh trong thời thực dân Pháp …..

Năm 1920 phong trào chấn hưng Phật giáo khởi xướng tại Ấn Độ  lan rộng đến các nước Đông Nam Á; tại Trung Hoa do ngài Thái Hư Đại sư chủ xướng đã ảnh hưởng trực tiếp đến Phật giáo Việt Nam….

Đến năm 1931, phong trào chấn hưng Phật giáo tại Việt Nam lan rộng khắp ba miền.

  • Tại Nam kỳ thành lập Hội nghiên cứu Phật học (1931)
  • Hội Lưỡng xuyên Phật học (sau này đổi thành Hội Phật học Nam Việt).
  • Tại Trung kỳ thành lập An Nam Phật Học (1932)
  • Tại Bắc kỳ thành lập Hội Việt Nam Phật Giáo (1934).

B – HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN GĐPT VIỆT NAM

I-TIỀN THÂN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ (GĐPT)

Công cuộc chấn hưng Phật giáo trên đà phát triển, một số cư sĩ tham gia Giáo hội tập hợp một số con em của đạo hữu thường xuyên đến chùa lễ Phật, thành những đoàn “Đồng ấu” hướng dẫn các em lễ Phật, đọc kinh, nghe giảng Pháp, vui chơi, ca hát.

Đến năm 1932, hội đủ điều kiện và thuận duyên thành lập tổ chức “Ban Đồng Ấu” tại chùa Từ Đàm – Huế. Buổi ban đầu do nhạc sĩ Bửu Bác và anh Tráng Thông (nguyên là Htr. Hướng Đạo) hướng dẫn, nhạc sĩ Bửu Bác sáng tác bài hát lễ là bài “Hải triều Âm (theo tài liệu của Anh Tôn Thất Liệu và Anh Nguyễn Hữu Huỳnh là bài “Cúng dường Chư Phật”, hát theo điệu Hải triều Âm) để hát trong các lễ vía Phật (sau này đổi thành bài Trầm Hương Đốt).

Trong thời gian này tại Hà Nội cũng thành lập Ban Đồng Ấu do cư sĩ Thiều Chữu Nguyễn Hữu Kha phụ trách

Năm 1938, Hội An Nam Phật học tại Huế đặt vấn đề tổ chức Thanh, Thiếu niên Nhi đồng Phật giáo. Nên trong bài diễn văn khai mạc Đại hội thường niên của Hội An Nam Phật học vào ngày 10.8.1938 bác Chánh Hội trưởng LÊ ĐÌNH THÁM đã tuyên bố : “Không có một thành tựu bền vững nào lại không nhắm đến hàng ngũ Thanh, Thiếu niên, họ là những người tiếp nối cho chúng ta trong ngày mai”

Năm 1940, song song với việc sinh hoạt Ban Đồng Ấu đang phát triển tại các địa phương (Huế) do sáng kiến của Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, Ban Quản Trị Hội thành lập “Đoàn Thanh niên Phật Học Đức Dục” gồm các thành phần thanh niên trí thức với mục đích mở các lớp triết học so sánh nghiên cứu 3 tôn giáo Phật – Khổng – Lão.

Đoàn Thanh niên Phật học Đức Dục ra đời với sự bảo trợ của Hội An Nam Phật học và do Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám hướng dẫn trực tiếp. Ban đầu đoàn gồm các Anh: Phạm Hữu Bình (Đoàn trưởng), Đinh Văn Nam (Đoàn phó), Ngô Điền (Thư ký), Đinh Văn Vinh, Lê Bối, Ngô Thừa, Võ Đình Cường, Nguyễn Hữu Quán, Nguyễn Khải, Lê Kiểm, Phạm Quy, Hoàng Ngọc Phu, Lê Đình Duyên.

Đoàn TNPHĐD ngoài việc nghiên cứu và học giáo lý, còn có nhiệm vụ chính là thành lập, xây dựng hướng dẫn các đơn vị nhỏ Thanh, Thiếu, Đồng niên.

Thế là Hội Phật học có người hướng dẫn, sẵn có một số quần chúng là “Đồng Ấu+Đoàn TNPHĐD) thành lập đội ngũ, vì trong đoàn có đủ thành phần Thanh, Thiếu niên và Đồng ấu. Bấy giờ danh từ GIA ĐÌNH PHẬT HÓA PHỔ được đặt cho đoàn này dưới sự hướng dẫn của cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám và các anh trong đoàn Thanh niên Phật học Đức dục phụ trách.

Gia Đình Phật Hóa Phổ Minh Tâm tại chùa Quán Sứ (Hà Nội)

Mùa Phật Đản 1944, một đại hội được tổ chức tại rừng Quảng Tế (Huế), quy tụ các Đơn vị Thanh niên Phật học, Hướng đạo Phật giáo, Đồng ấu Phật học…họp Đại hội và khai sinh tổ chức GIA ĐÌNH PHẬT HÓA PHỒ (tiền thân GIA ĐÌNH PHẬT TỬ)

Ban Hướng dẫn PHẬT HOÁ PHỔ  đầu tiên được thánh lập tại trụ sở Tổng hội Phật giáo Trung Phần với thành phần : ( Số 1B. Nguyễn Hoàng – Huế )

Trưởng ban: VÕ ĐÌNH CƯỜNG

Các Uỷ viên: Phan Cảnh Tuân – Hoàng Thị Kim Cúc – Lê Cao Phan – Lê Cảnh Đạm – Nguyễn Xuân  Quyền .

Đến năm 1950 Ban Hướng dẫn khoá 1 (1950 – 1953) MỚI LÀM LỄ RA MẮT TRƯỚC HỘI ĐỒNG Tăng Gìà Trung Việt và Hội Việt Nam Phật học Trung Việt tại chùa Từ Đàm- Huế và chính trong dịp nầy Huy hiệu HOA SEN TRĂNG  trên nền xanh lá mạ được gắn cho các Huynh trưởng lãnh đạo.

Năm 1948: Trại huấn luyện Huynh trưởng tại Trường Thanh Long – Huế ( từ ngày 22 – 24/8/ 1948)

Năm 1950: Trại huấn luyện đầu tiên  cho ngành Nữ  GĐPHP với tên là Ni Liên thuyền và đưa Chương trình tu học gồm: Phật pháp – HĐTN – Văn Mỹ nghệ – Phương pháp giáo dục trong GĐPHP là “HÀNG ĐỘI TỰ TRỊ”

(Còn tiếp…)

Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Không ôm hiềm hận ấy,
Hận thù được tự nguôi.

Phẩm Song Yếu

Tháng 07 năm 2024
27
Giờ hoàng đạo: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19)
Thứ 7
Ngày Nhâm Thìn
Tháng Tân Mùi
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
22
Tháng 06
Kiên Giang