Trong nghề HT, đặc biệt là HT lãnh đạo các đơn vị, sẽ không ít lần chúng ta tổ chức các lễ lượt của GĐPT. Để thể hiện chức năng và nhiệm vụ người tổ chức sự kiện phải hết sức khéo léo trong từng chi tiết.
Ở đây Diệu Phương xin phép được chia sẻ 4 chương trình lễ mà đơn vị chúng ta thường xuyên tổ chức
Lễ ra mắt
Lễ phát nguyện
Lễ chu niên
Lễ cắt đai lên ngành
Thứ nhất là lễ ra mắt đơn vị, buổi lễ này thật sự quan trọng vì nó đánh dấu sự ra đời của một gia đình.
Gia trưởng và tất cả các huynh trưởng phải chuẩn bị hết sức chu đáo phần chi tiết như sau:
Đây là lễ ra mắt khi được BTS/GHPGVN tỉnh, thành cấp quyết định chính thức công nhận một đơn vị GĐPT. Lễ này rất quan trọng bởi vì nó là niềm vui lớn nhất của một Gia đình Phật tử lần đầu tiên. Đánh dấu sự khởi đầu huy hoàng trong hành trình lý tưởng áo lam, Lễ này tổ chức chỉ một lần.
Phần chuẩn bị: (nên nhờ một huynh trưởng đơn vị bạn có khả năng tổ chức hoặc nhờ Phân ban GĐPT Tỉnh hỗ trợ, tư vấn về mặt tổ chức…)
Sau khi được BHD Phân ban GĐPT thông báo được BTS/THPG cấp quyết định công nhận chính thức cho GĐPT, chúng ta thực hiện những bước tổ chức như sau:
Lập kế hoạch tổ chức, Nhân sự Ban Huynh trưởng.
Chỉnh đốn: Tổ chức Đoàn, Đội, Chúng, Đàn.
Đoàn phục, Phù hiệu, Cờ gia đình, Cờ Đoàn, Cờ Đội, Cờ chúng.
Tổ chức trại (nếu đủ điều kiện) trình bày sức sống – văn nghệ – Lên danh sách Thỉnh thầy ban chứng minh – BHD Phân ban GĐPT Tỉnh – Giáo hội địa phương – Ban Hộ tự – Gia đình Phật tử bạn – Phụ huynh Đoàn sinh – Quan khách (chính quyền) các đạo tràng tại chùa…)
Chủ tọa buổi lễ: Ban hướng dẫn Phân ban GĐPT Tỉnh, Thành.
Chứng minh Chư Tôn đức Ban hướng Phật tử Tỉnh, Thành, Thầy trụ trì.
Phần hành lễ: (Ổn định tổ chức – hàng rào cung đón …)
1. Cung thỉnh Chư tôn đức chứng minh, và tiếp đón quan khách quan lâm Hội trường
2. Tuyên bố lý do.
3. Niệm hồng danh Phật.
4. Tưởng niệm Chư Thánh tử Đạo, Chư Tiền bối hữu công.
5. Huynh trưởng và Đoàn sinh quá cố.
6. Giới thiệu Đại biểu tham dự.
7. Dâng hoa cúng dường (nếu có).
8. Lễ trình diện (Tuần tự các Đàn, Đội, Chúng, Đoàn, Liên Đoàn báo cáo; Gia trưởng trình diện GĐPT lên Chư Tôn Đức chứng minh và BHD/Phân ban GĐPT Tỉnh, Thành).
9. Báo cáo sơ lược quá trình hình thành Gia đình Phật tử …
10. Tuyên đọc Quyết định công nhận chính thức của THPG.
11. Trao quyết định.
12. Trao cờ Gia đình Phật tử (Bác gia trưởng nhận cờ, cột lên cán cờ. Cần có 1 đội thủ kỳ gồm 3 người, 1 cầm cán cờ, 2 người hộ kỳ. Khi Bác Gia trưởng cột cờ vào gậy thì gậy cờ ở thế 90 độ so với thân người (song song với mặt đất) (nếu có dấu thì Bác Gia trưởng nhận dấu, Anh LĐT nhận cờ)
13. Cử Bài ca chính thức GĐPT (bài ca Sen Trắng)
(Sau khi Bài ca Sen Trắng, đội Thù Kỳ trở về vị trí của Đội hình Đơn vị)
14. Phát biểu của Chính quyền địa phương (nếu có).
15. Phát biểu của Anh Trưởng ban Hướng dẫn Phân ban GĐPT/Tỉnh, thành.
16. Đạo từ của Chư Tôn đức chứng minh.
17. Cảm tạ – Hồi hướng.
(Nếu có trại, hoặc trình bày sức sống thì Ban Tổ chức cung thỉnh Chư tôn đức và mời quan khách tham quan)
Lễ phát nguyện đưa các em vào đại Gia đình áo lam. Phát nguyện là tự nguyện nên tình thần của lễ phát nguyện cũng mang màu sắc đặc thù của GĐPT.
– Thể thức tổ chức:
Đoàn sinh gia nhập Gia đình Phật tử tối thiểu 3 tháng (12 tuần lễ) tỏ ra có tinh thần tu học, đạo đức, chuyên cần thì Ban Huynh trưởng tổ chức lễ phát nguyện chính thức cho Đoàn sinh ấy.
– Phần chuẩn bị:
Đoàn trưởng, Huynh trưởng Đoàn liên hệ trình danh sách Đoàn sinh phát nguyện lên Gia trưởng.
Thỉnh huy hiệu Hoa sen (Huy hiệu Hoa sen để trên cái khay nghiêm túc) – giải thích ý nghĩa buổi lễ và cách hành lễ cho các em khi làm lễ phát nguyện, chỉnh lý Đoàn phục, chọn địa điểm, thời gian).
– Phần nghi lễ:
(sau phần hồi hướng các Đoàn có thể họp riêng để mừng các em đoàn sinh mới).
Ghi chú:
Lời phát nguyện của Đoàn sinh phát nguyện:
(Cử một đoàn sinh ra đọc lời phát nguyện từng câu cho tất cả Đoàn sinh phát nguyện đọc theo:
“Hôm nay là ngày … tháng … năm … Phật lịch … Con tên là … Pháp danh … thuộc đoàn … của Gia đình phật tử … ; Xin phát nguyện luôn luôn theo đúng mục đích, điều lệ nội quy của GĐPT thuộc GHPGVN và sống đúng những điều luật của Đoàn để tự hoàn thiện bản thân và phụng sự chánh pháp".
Lời tuyên bố của Bác Gia trưởng :
(Thay mặt GD9PTVN và Ban Huynh trưởng của GĐPT … tôi long trọng tuyên bố công nhận các em … pháp danh (đọc danh sách) là đoàn sinh chính thức của GĐPTVN).
Lễ chu niên (sinh nhật) tổ chức hàng năm, có ngày tháng nhất định. Lễ chu niên có đặc tính của nó là thể hiện sự tiến triển của Gia đình, cho nên chi tiết của Lễ Chu niên phải phản ánh đúng sự tiến triển lớn mạnh của Đơn vị sau một năm hoặc 5 năm.
Lễ này gồm có các phần chính như sau:
Cắm trại.
Trình bày sức sống quá trình sinh hoạt (1 năm … 5 năm)
Lễ kỷ niệm chính thức.
Phần liên hoan – văn nghệ (nếu có đủ khả năng)
Lễ chu niên cần phải huy động tất cả mọi khả năng trong Gia đình từ Huynh trưởng đến một em Oanh vũ. Có như vậy mới nói lên được công trình và kết quả sinh hoạt của Gia đình.
– Phần chuẩn bị:
Phân công, phân nhiệm cho từng Huynh trưởng, từng Đoàn, lo chu đáo về hình thức lẫn nội dung.
Có thể tổ chức thi vượt bậc cho Đoàn sinh trước một tuần lễ (xin phép Phân ban và hỗ trợ cho đề thi … cấp chứng chỉ và phát ngay trong lễ chu niên)
Về hình thức: Báo chí, tranh ảnh, thủ công, mỹ nghệ; dù có hay không cắm trại ta cũng nên dựng một lều hoặc căn phòng (đoàn quán) để trình bày sức sống của Gia đình trong một năm qua.
Về nội dung: Cung thỉnh thầy Cố vấn Giáo hạnh…, mời quan khách, BHD phân ban GĐPT tỉnh, GĐPT bạn, phụ huynh đoàn sinh… Nếu có trao phần thưởng cho các đoàn sinh, huynh trưởng gương mẫu, tinh tấn trong tu học sinh hoạt thì nên chuẩn bị chu đáo đầy đủ.
– Chương trình lễ chính thức:
(Lễ cắt dây cho Ngành đồng – Lên đoàn cho ngành thiếu lên ngành thanh)
Sau khi đoàn sinh đã đủ điều kiện về bậc học, tuổi tác, tâm lý ngành theo đúng Nội quy GĐPT thì ban huynh trưởng tổ chức lễ lên đoàn cho các em ngành thiếu lên ngành thanh. Lễ cắt dây cho các em ngành đồng lên ngành thiếu.
Lễ lên đoàn hay lễ cắt dây rất quan trọng, cho nên ban huynh trưởng phải chuẩn bị chu đáo, nhằm tạo được tác động tâm lý đối với các em.
Đoàn sinh lên Đoàn vừa cảm thấy vui sướng vừa cảm thấy buồn thương. Vui sướng vì được lên Đoàn, đánh dấu một bước tiến triển trên đường tư học. Nhưng cũng cảm thấy luyến tiếc vì không còn sống, sinh hoạt … với các anh chị và các bạn đoàn cũ.
Với huynh trưởng, việc tiễn đưa các em lên đoàn trong một tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Vui vì đoàn sinh của mình đã trưởng thành, buồn vì những em ngoan ngoãn không còn ở trong đoàn của mình nữa. Các huynh trưởng đoàn nhận những em đoàn sinh mới lại vui vẻ háo hức, trong đoàn mình bây giờ có các em đoàn sinh mới.
– Phần chuẩn bị:
Các đoàn trưởng lập danh sách đoàn sinh đủ điều kiện liên đoàn, trình Gia trưởng (qua Liên đoàn trưởng). Liên đoàn trưởng phối hợp với huynh trưởng đoàn để tổ chức. Củng nên cần mời phụ huynh đoàn sinh đến tham dự lễ. Chuẩn bị khung cảnh, đoàn phục và những thứ cần thiết.
– Phần hành lễ: (có hai phần: Lễ Phật và Lễ lên đoàn)
Sau khi lễ Phật xong, ổn định lại đội ngũ – sắp xếp bàn ghế – thỉnh thầy cố vấn (trụ trì) và mời phụ huynh – (quan khách: BHD phân ban GĐPT Tỉnh, nếu có mời) vào ghế ngồi.
Chương trình lễ lên đoàn:
(các em đoàn sinh mới nhận hành trang tượng trưng bằng một cây gậy do Gia trưởng hoặc liên đoàn trưởng trao – tuyên bố: “thay mặt Ban huynh trưởng GĐPT…… anh, (chị) long trọng trao cho các em hành trang mới để các em tiếp bước trên con đường tu học và phụng sự cho GĐPT. Chúc các em an lành và tinh tấn mãi mãi.
Muốn tổ chức ác Lễ lược của GĐPT có kết quả tốt đẹp thì huynh trưởng tổ chức phải hiểu rõ ý nghĩa tinh thần của mỗi buổi lễ và có khả năng tổ chức phát huy sáng kiến tập thể, biết lựa chọn và có sự hợp tác các công việc chung đúng thể thức căn bản đã được ấn định trong GĐPT.
Trong hành lễ, Huynh trưởng dẫn lễ (DCT) cần nắm rõ các nguyên tắc sau:
Nhanh, gọn, đồng đều, đẹp.
Khẩu, hiệu lệnh dứt khoát, rõ ràng.
Ngôn ngữ khiêm cung, từ tốn.
Luôn chú ý khi hô khẩu hiệu (GĐPT hay các danh hiệu khác) cho các em đứng nghiêm khi nghe đọc quyết định, phát biểu của anh trưởng ban … ban đạo từ của Chư Tôn Đức chứng minh.
Không kéo dài thời gian của buổi lễ (60 phút cho buổi lễ ngành đồng).
Tránh những phát biểu dài dòng, làm đoàn sinh chán nản mất đi sự nghiêm chỉnh.
Luôn theo dõi đội hình các em, ứng xử kịp thời khi các em có biểu hiện thiếu nghiêm chỉnh (đứng, ngồi, nghiêm, nghỉ không đồng đều hoặc nói chuyện trong hàng) bằng cách ra các thủ lệnh.