8 hướng cơ bản cần biết trong xác định phương hướng
Hoa phương hướng. Các xác đinh các hướng chính và hướng phụ
Khi sử dụng la bàn, ta cần nhớ rằng hướng Bắc của la bàn (còn gọi là Bắc Từ) không trùng với hướng Bắc của cực (trục) TráiĐất. Chúng các nhau tới gần 2.000km (tức khoảng 13,8 độ Vĩ Tuyến – dài xấp xỉ chiều dài nước Việt Nam). Độ lệch đó gọi là Độ Từ Thiên.
Khi sử dụng la bàn ta phải lưu các điểm sau:
Cách sử dụng la bàn quân sự
Đây là loại la bàn tiêu biểu, có độ chính xác khá cao, rất tinh vi và dễ sử dụng. La bàn quân sự gồm các thành phần sau đây
1. Khoen đồng : Dùng để luồn ngón cái, giữ la bàn khi nhắm hướng và khóa nắp la bàn lại.
2. Nắp la bàn : Có một khe hình chữ nhật, ở giữa có 1 sợi dây đồng nhỏ gọi là “Chỉ nhắm hướng”, để nhắm vào ban ngày. Chỉ nhắm hướng có 2 chấm lân tinh dùng để nhắm vào ban đêm. Nắp la bàn được gắn với thân la bàn bằng 1 bảng lề.
3. Mặt la bàn : Gồm có hai mặt kính
– Mặt thứ nhất : Xoay tròn được, và có 120 nấc (mỗi nấc là 3 độ). Trên mặt kính có một vạch và một chấm lân tinh hợp với nhau tạo thành một góc 45 độ, góc là trục của la bàn.
– Mặt thứ hai : Cố định, có một vạch đen chuẩn hướng về nắp la bàn.
4. Mặt kính khắc số di động : Được gắn vào một thanh nam châm và xoay quanh một trục, trên đó có hai mặt số.
– Vòng ngoài : Màu đen, chỉ ly giác. Có 6400 ly giác.
– Vòng trong : Màu đỏ, chỉ độ. Có 360 độ
5. Bộ phận nhắm : Gồm có khe nhắm và kính phóng đại.
6. Thước đo : Nằm ngoài cạnh trái của la bàn khi mở ra. Sử dụng được cho bản đồ có tỷ lệ là 1/25000.
Cách sử dụng:
– Mở và ấn khoen đồng xuống phía dưới.
– Mở nắp và bẻ thẳng góc với mặt la bàn.
– Mở bộ phận ngắm xiên 45 độ so với mặt la bàn.
– Luồn ngón cái tay phải qua khoen đồng.
– Ngón tay trỏ phải ôm quanh thân la bàn, ba ngón còn lại đỡ thân la bàn.
– Tay trái ôm và nâng tay phải.
– Đưa địa bàn sát vào mắt, lấy đường ngắm.