Tiểu Sử Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu (tiếp theo)

G

TIỂU SỬ TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG
THÍCH MINH CHÂU
( 1918 – 2012 )

 HTr cấp Dũng Thiện Điều NGUYỄN THẮNG NHU
HTr cấp Dũng Tâm Giới PHAN NGỌC THẢO

(Xem kỳ trước: Tiểu sử trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu)

– Vận động thống nhất Phật giáo:

Năm 1980, Hòa thượng cùng chư tôn Hòa thượng Thích Trí Thủ, Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Hòa thượng Thích Thiện Hào, Hòa thượng Thích Thiện Châu, Hòa thượng Thích Từ Hạnh, Hòa thượng Thích Hiển Pháp cùng với các cư sĩ Nguyễn Hữu Thiện, Nguyễn Văn Chế, Võ Đình Cường, Tống Hồ Cầm ở phía Nam; chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa ở phía Bắc thành lập Ban Vận động Thống nhất Phật giáo nước nhà. Hòa thượng làm Chánh Thư ký Ban Vận động. Đến năm 1981, GHPGVN được thành lập, Hòa thượng được Đại hội suy cử giữ chức Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký GHPGVN liên tiếp ba nhiệm kỳ I, II và III ( 1981 – 1997).

-Đại biểu Quốc hội:

Với uy tín của Hòa thượng trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh, Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam đã giới thiệu Hòa thượng ra ứng cử đại biểu Quốc hội tại đơn vị TP.HCM. Từ tháng 5/1981 đến 2002, Hòa thượng là đại biểu Quốc hội 4 khóa liền (từ khóa VII đến khóa X) và cũng trong thời gian này, Hòa thượng được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Xã hội TP.HCM.

Năm 1989, Hòa thượng kiến nghị với Giáo hội xin phép Nhà nước cho phép thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam. Khi Viện Nghiên cứu được thành lập, Hòa thượng được Giáo hội cử làm Viện trưởng. Hai năm sau (1991), Hòa thượng chỉ đạo thành lập Hội đồng Chỉ đạo Phiên dịch và ấn hành Đại tạng Kinh Việt Nam do chính Ngài làm Chủ tịch. Từ đó, Đại tạng Kinh Việt Nam chính thức ra đời.

Tháng 11/1997. Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc kỳ IV (1997-2002) đã suy tôn Hòa thượng vào Hội đồng Chứng minh và suy cử chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN liên tiếp 2 nhiệm kỳ (1997-2007).

Tháng 12/2007, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc kỳ VI (2007-2012) đã suy tôn Hòa thượng lên ngôi vị Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN.

II-Công trình biên soạn và phiên dịch:

Mặc dù bận rộn nhiều công việc cho Giáo hội, cho Quốc hội, cho việc giảng dạy, nhưng trọng tâm chính vẫn là dịch kinh và giảng kinh. Từ khi về nước cho đến nay, tác phẩm của Ngài ngày càng phong phú. Sau đây là những tác phẩm còn để lại:

*Dịch Kinh tạng Pali:

1.Trường bộ kinh ( 2 tập)

2.Trung bộ kinh ( 3 tập )

3.Tương ưng bộ kinh ( 5 tập )

4.Tăng chi bộ kinh ( 5 tập )

5.Tiểu bộ kinh: gồm các tập sau:

a.Pháp cú (Kinh Lời vàng)

b.Kinh Phật tự thuyết

c.Kinh Phật thuyết như vầy

d.Kinh tập

e.Trưởng lão Tăng kệ

g.Trưởng lão Ni kệ

h.Bổn sanh ( 2 tập )

*Dịch từ Abhidhamma:

Thắng pháp tập yếu luận (Abhidhamma Atthasangaha)

*Sách viết bằng tiếng Anh:

1.Hsuan T’sang, The Pilgrim and Scholar (Huyền Trang, nhà chiêm bái và học giả – NS Trí Hải dịch sang tiếng Việt)

2,Fa-Hsien, The Unassuming Pilgrim )Pháp Hiển, nhà chiêm bái khiêm tốn – NS Trí Hải dịch sang tiếng Việt)

3.Milindapannha And Ngasenabhikhustra- A comparative study (Cư sĩ Nguyên Tâm Trần Phương Lan dịch sang tiếng Việt)

4.The Chinese Madhyama gama and The Pli Majjhima Nikaya- A comparative study (Luận án Tiến sĩ Phật học – NS Trí Hải dịch sang tiếng Việt)

5.Some Teachings Of Lord Buddha On Peace, Hamorny And Humadignity

*Sách viết bằng tiếng Việt :

1.Phật pháp (đồng tác giả)

2.Đường về xứ Phật (đồng tác giả)

3.Những ngày và những lời dạy cuối cùng của Đức Phật

4.Đại thừa và sự liên hệ với Tiểu thừa (dịch)

5.Sách dạy Pali

6.Dàn bài Kinh Trung bộ (chưa in)

7.Toát yếu Kinh Trường bộ (chưa in)

8.Toát yếu Kinh Trung bộ (chưa in)

9.Chữ Hiếu trong đạo Phật (đồng tác giả)

10.Hành thiền

11.Lịch sử Đức Phật Thích Ca

12.Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi

13.Chánh pháp và hạnh phúc

14.Đạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người (2002)

15.Những mẩu chuyện đạo (2004)

16.Đức Phật, nhà đại giáo dục (2004)

17.Đức Phật của chúng ta (2005)

18.Tâm Từ mở ra, khổ đau khép lại (2006)

19.Những gì Đức Phật đã dạy (2007)

20.Hiểu và hành Chánh pháp (2008)

21.Chiến thắng ác ma (2009)

Hòa thượng Thích Minh Châu và Hòa thượng Thích Tịnh Khiết (năm 1064)

III-Công tác xây dựng cơ sở vật chất và giáo dục

Ngay khi về nước năm 1964, Hòa thượng Thích Trí Thủ, Hòa thượng Thích Nhất Hạnh cùng Hòa thượng đã thừa lệnh Giáo hội, mượn chùa Pháp Hội thành lập Viện Cao đẳng Phật học Sài Gòn do Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Viện trưởng. Hòa thượng được Giáo hội cử giữ chức Phó Viện trưởng Điều hành.

Năm 1965, được sự cho phép của Bộ Giáo dục, Trường mở thêm Phân khoa Văn học và Khoa học Nhân văn (Văn Khoa), Hòa thượng được cử giữ chức Khoa trưởng, sau đó mời Hòa thượng Thích Thiên Ân đảm trách. Lúc này cũng phải tạm mượn chùa Xá Lợi làm nơi giảng dạy.

Cuối năm 1965, Giáo hội quyết định xin phép đổi tên Viện Cao đẳng Phật học thành Viện Đại học Vạn Hạnh và xây dựng cơ sở mới tại số 222 Trương Minh Giảng (nay là Lê Văn Sỹ). Hòa thượng được Giáo hội chỉ định giữ chức Viện trưởng Viện Đại học Van Hạnh kiêm Khoa trưởng Phân khoa Phật học. Tại cơ sở mới, Hòa thượng đã mở thêm các phân khoa: Khoa học Xã hội, Giáo dục. Hòa thượng là Khoa trưởng các phân khoa này.. Sau đó, Hòa thượng mời các Giáo sư Tôn Thất Thiện, Bùi Tường Huân làm khoa trưởng và Tiến sĩ Thích Nguyên Hồng làm khoa trưởng Phân khoa Giáo dục. Với cương vị Viện trưởng, Hòa thượng đã chỉ đạo mở thêm trung tâm ngoại ngữ trong khuôn viên Đại học Vạn Hạnh.

Năm 1972, Hội đồng Viện quyết định mua cơ sở ở đường Võ Di Nguy (nay là đường Nguyễn Kiệm) để mở thêm phân khoa Khoa học ứng dụng. Hòa thượng về đây đảm nhiệm Khoa trưởng. Tại đây, năm 1974, Hòa thượng chủ trì lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Viện Đại học Vạn Hạnh (1964-1974) với sự tham dự của chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Giáo sư trong Ban Giáo sư của Viện và hơn 10 ngàn sinh viên tham dự.

Cũng chính tại cơ sở này, năm 1984, Hòa thượng đã mở Trường Cao cấp Phật học (nay là Học viện PGVN tại TP.HCM) do Hòa thượng làm Hiệu trưởng. Ngài cũng làm Đàn đầu Hòa thượng truyền giới cụ túc cho 60 Tăng Ni sinh khóa I này.

Năm 1981, Giáo hội mở Trường Cao cấp Phật học  Việt Nam cơ sở I tại chùa Quán Sư, Hòa thượng được mời làm Hiệu trưởng (nay là Học viện PGVN tại Hà Nội).

Tại Học viện PGVN tại TP.HCM, Hòa thượng đã lần lượt tổ chức tuyển sinh và đào tạo được 5 khóa Cử nhân Phật học. Các khóa Tăng Ni sinh này đã đáp ứng được nhân sự phục vụ Giáo hội.

Ngày 20/10/1997, Hòa thượng chủ trì lễ khởi công xây dựng cơ sở mới Học viện PGVN tại TP.HCM. Công trình được tiến hành gần 2 năm, đến ngày 23/4/1999 đã hoàn thành và lễ khánh thành được tổ chức

(Còn tiếp…)


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

Với hận diệt hận thù,
Ðời này không có được.
Không hận diệt hận thù,
Là định luật ngàn thu.

Phẩm Song Yếu

Tháng 12 năm 2024
03
Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Thứ 3
Ngày Tân Sửu
Tháng Bính Tý
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
03
Tháng 11
Kiên Giang