Tôi cất chùa cho Phật ở thôi
Miệng đời dị nghị trách chê tôi:
“Chùa to Phật lớn buôn thần thánh”…
Sự thật mười mươi chỗ cúng thờ!
Sự thật mười mươi chỗ cúng thờ!
Tượng trời, tượng Phật, tượng Diêm la…
Xương tàn, ảnh chết thờ la liệt
Sự thật mười mươi! Há “của tôi”?
Sự thật mười mươi! Há “của tôi”?
Thầy trò tôi ở hậu liêu thôi!
Vì người, vì Phật, vì trăm họ
Trọn kiếp hy sinh! Trách nỗi chi…?
Trọn kiếp hy sinh! Trách nỗi chi…?
Trống chiều chuông sớm đúng như ghi
Ê… a… tụng… tán ngày ba cử
Há chẳng “tu hành” gọi cái chi???
Đồi Tà Dương, 15/10/2009
THANH MINH ở đây có nghĩa : “Lời biện bạch”. Biện bạch, bảo lưu việc làm ý tưởng… của ai đó tự nói ra.
Như Huyễn Thiền Sư phát minh ra ba công thức dựa trên ba nghiệp : Thân, khẩu, ý như sau :
Viết gì cũng không trúng là trúng (thân)
Nói gì cũng không trúng là trúng (khẩu)
Nghĩ gì cũng không trúng là trúng (ý)
Thế cho nên, vấn đề đúng sai cần phải căn cứ vào vai trò, vị trí, hoàn cảnh, môi trường, chủ thể, khách thể, lập trường, tôn chỉ, đối tượng, mục đích… Nếu thả nổi buông lơi những dự kiện kể trên, thì sự DỊ NGHỊ TRÁCH CHÊ… của miệng đời… kém đi phần hiệu quả mà mình muốn xây dựng…
Ngược lại lời THANH MINH của “đại sư” nghe ra vẫn có lý, dù cái lý của kẻ bảo lưu do thất học về Phật pháp. Ngụy biện để bênh vực cho cái hành động gọi là “Phật sự” hạ đẳng trên bước đường tu và phục hưng chánh pháp !… cho “tổ ấn trùng vinh !…