*Mục Đích: Nhắc cho các em lịch sử Đức Phật lúc còn là Thai Tử Tất Đạt Đa đi tìm Đạo tu tập nơi rừng sâu núi thẳm. Hình ảnh vị Sa Môn từ ái, hiền hòa đã cảm hóa được muôn loài, từ loài hung dữ nhất đến các loài chim thú nhỏ, yếu trong rừng đều đối xử với nhau thân thiện, hòa thuận.
Rèn luyện các em thể hiện kỹ năng diễn tấu tiếng kêu của một số loài vật.
Tập cho các em biết sẻ chia, thông cảm thân phận và hoàn cảnh của loài vật.
*Số Lượng: Nhóm, tập thể
*Địa Điểm: Vòng tròn
*Đội Hình:Chia nhiều nhóm, mỗi nhóm chon một loài vật sống trong rừng như: Voi, Hổ, Hươu nai, Chim Hoàng Oanh, Chim chích chòe, chim khướu…
*Quản Trò Giải Thích: Quản trò bắt đầu kể chuyện Thái Tử tu hành trong rừng sâu. Khi nghe quản trò kể Ngài tiếp xúc, nghe, thấy con vật nào thì nhóm có tên con vật đó thể hiện tiếng kêu và tâm trạng phù hợp với sự diễn tả của quản trò. Ai thể hiện phù hợp nhất sẽ là nhóm thắng cuộc. Quản trò có thể chủ động chỉ định mỗi nhóm một loài.
*Cách Chơi: Sau khi ổn định nhóm với tên gọi gắn với một con vật. Chúng luôn cất tiếng hân hoan khi Thái tử xuất hiện: Quản trò kể chuyện tới chỗ có đề cập đến loài vật nào thì cá nhân hoặc nhóm chọn loài vật đó cất tiếng kêu cho thật giống và đúng với tình cảm của nó lúc bấy giờ.
*Khen Thưởng Kỷ Luật:Khi câu chuyện chấm dứt, nhóm nào thể hiện tiếng kêu và tâm trạng của con vật đúng nhật sẽ thắng cuộc. Việc thưởng phạt do quản trò đưa ra với tinh thần vui, thân ái đoàn kết.
Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.
Phẩm Song Yếu 1