Phật Giáo Miền Nam VN Được Gì Từ Sự Kiện Ngày 30-4-1975?

G

BAN BIÊN TẬP:

Tác giả bài viết này là một nhà giáo sinh ra và lớn lên tại miền Nam Việt Nam. Ông sinh năm 1940 tại một tỉnh miền Tây Nam Bộ. Năm 22 tuổi (1962) ông tốt nghiệp Sư Phạm và đi dạy học tại một số tỉnh miền Tây Nam Bộ cho đến ngày 30-4-1975.

Năm 1956, ông tham gia tổ chức Gia Đình Phật Tử của Hội Phật Học Nam Việt. Từ đó ông gắn bó với Phật giáo và trở thành một người Phật tử thuần thành tham gia phục vụ nhiều Phật sự cho các đời Giáo hội trước năm 1975.

Sau ngày 30-4-1975, trong những năm đất nước còn nhiều khó khăn, mặc dù sinh hoạt Phật giáo có bị suy giảm nhưng ông vẫn luôn gắn bó với đạo Phật. Năm 1981 khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ra đời, ông có cơ hội tham gia Giáo hội Phật Giáo tỉnh nhà và  được Giáo hội tin tưởng giao cho một số công tác Phật sự trên lĩnh vực Giáo dục Tăng Ni,  Hướng dẫn Phật tử, Từ thiện xã hội v.v…

Nhân ngày đại hoan hỷ của toàn dân tộc kỷ niệm 46 năm Giải phóng miền Nam ( 30-4-1975 – 30-4-2021) Ban biên tập chúng tôi kính giới thiệu đến quý độc giả bài viết sau đây của tác giả Người Việt Thầm Lặng.

* * *

“Phật Giáo Miền Nam Việt Nam hưởng được lợi ích gì từ sự kiện 30-4-1975?”

Câu hỏi này không thể trả lời vội vàng theo cảm tính của mỗi người; Không thể trả lời nếu không có sự hiểu biết nhất định về tình hình tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng tại miền Nam trước năm 1975; Không thể trả lời chính xác nếu không có những bằng chứng hiện thực chúng minh. Vì lẽ đó mà mãi tới 46 năm sau sự kiện 30-4-1975 chúng tôi mới dám mạnh dạn viết bài này để trả lời cho câu hỏi trên.

SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH PHẬT GIÁO TẠI MIỀN NAM TRƯỚC NGÀY 30-4-1975

Thực dân Pháp từ khi chiếm trọn Việt Nam vào năm 1885 , chúng hiểu rằng muốn làm chủ trọn vẹn đất nước Việt Nam thì cần phải chiếm hữu linh hồn người Việt Nam , cho nên chúng thực thi một chính sách về tôn giáo với dã tâm tiêu diệt Phật giáo và thay thế bằng tôn giáo của chúng. Chính sách này vừa thô thiển vừa tinh vi, bao trùm nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, kinh tế, chính trị, giáo dục… mà bản thân người viết bài này không đủ hiểu biết để vạch trần tất cả mưu mô thâm độc của chúng. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ dưa ra hai thủ đoạn nhằm xóa bỏ đạo Phật của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bọn tay sai người Việt bán nước như sau:

1-Thay thế Phật giáo bằng tôn giáo của bọn thực dân.

2-Làm cho Phật giáo bại hoại bằng cách chèn ép các tôn phái Phật giáo chân chính, đồng thời cho ra đời thật nhiều giáo phái, hệ phái mang tên Phật giáo nhưng nội dung và hình thức hoạt động hoàn toàn đi ngược lại giáo lý nhà Phật với thâm ý nhằm hạ uy tín Phật giáo xuống đến mức thấp nhất có thể.

1)Về chính sách thay thế Phật giáo :

Để thực thi chính sách này, thực dân Pháp đã làm rất nhiều chiêu trò từ thô thiển đến vi tế nhằm phát triển tối đa đạo của chúng. Người viết xin dẫn chứng một vài chiêu trò lộ liễu mà ai cũng thấy sau đây:

-Dùng lợi ích vật chất mua chuộc một bộ phận người Việt Nam theo đạo của chúng. Bởi vậy, ca dao xưa còn lưu lại câu “Theo đạo có gạo mà ăn”

-Chỉ dùng người có đạo vào hàng quan chức lãnh đạo, chỉ huy trong bộ máy chánh quyền

-Dành mọi ưu đãi như thăng quan tiến chức, phục vụ nơi thành thị ít chiến tranh … cho những sĩ quan, viên chức nào theo đạo của chúng .

-Dành nhiều học bổng và ưu đãi cho những học sinh, sinh viên theo đạo

-Vân vân…

Những chiêu trò này được tiếp tục đẩy mạnh hơn dưới thời Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu. Nếu không có ngày 30-4-1975, chắc chắn miền Nam Việt Nam đã trở thành một quốc gia “thuần đạo” như Philippines, và đạo Phật sẽ không còn đất sống tại đây.

Phat Giao Mien Nam Viet Nam Duoc Gi Tu Su Kien Ngay 30 4 1975 1
Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu vào ngày 11 tháng 6 năm 1963 nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm

2)Về chính sách phân hóa và hủ hóa đạo Phật:

Thực dân Pháp ngầm khuyến khích sự ra đời của các giáo phái, hệ phái giả danh Phật giáo nhưng nội dung hoạt động đi ngược lại hoàn toàn giáo lý nhà Phật. Có nhiều giáo phái được thực dân Pháp trang bị súng ống, hùng cứ một phương, một mặt chống lại Cộng Sản, một mặt quấy nhiễu, cướp bóc người dân lương thiện. Có những hệ phái mang tên Phật giáo nhưng chủ yếu làm những trò mê tín như cúng sao giải hạn, bói toán xin xăm, đốt vàng mã…Mang hình tướng tu sĩ Phật giáo nhưng có vợ có con,  chơi bời phóng đãng, rượu chè be bét… Những hệ phái, giáo phái giả danh Phật giáo này càng làm cho uy tín đạo Phật ngày càng xuống thấp, biến Phật giáo thành trò hề trong đời sống xã hội, biến hình ảnh Tăng Ni trở thành đáng khinh đáng ghét trong cộng đồng dân tộc!

Đến thời Việt Nam Cộng Hòa đệ nhất và đệ nhị, chính sách triệt tiêu Phật giáo tiếp tục được các chính quyền tay sai của Mỹ thực thi một cách tinh vi hiểm độc hơn. Bởi vậy mà vào năm 1964, khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất ra đời, tuy nói là “thống nhất” nhưng dưới bàn tay ma giáo của chính quyền thọc vào đã khiên Giáo Hội chia thành 2 phe :  “Ấn Quang” và  “Việt Nam Quốc Tự”. Ngoài ra, chính quyền  tay sai còn tạo ra rất nhiều giáo hội mang tên Phật giáo mà bản chất là những phe nhóm thân chánh quyền nhằm cạnh tranh với GHPGVN Thống nhất. Tóm lại, Phật giáo miền Nam trước năm 1975 như một tấm lụa bị xé nát nhiều mảnh, chẳng còn giá trị gì. Đấy chẳng phải là bọn Pháp, Mỹ và tay sai người Việt đã thành công trong chính sách tiêu diệt Phật giáo hay sao?

Có một điều này ít người biết. Đó là chính quyền VNCH đã toan tính loại Phật giáo ra khỏi khái niệm “tôn giáo” với lý do “Phật giáo không công nhận có một Thượng đế sáng tạo ra mọi thứ trên thế gian này”. Chúng tôi còn nhớ việc này xảy ra từ thời Ngô Đình Diệm, nhưng vẫn còn trong vòng tranh cãi. Có lẽ các chính quyền VNCH còn mãi quay quắt đối phó với chiến tranh nên chưa kịp pháp chế hóa cái ý định này, nếu không thì Phật giáo đã chết từ lâu rồi.

Nhắc lại chuyện chính quyền thực dân kiểu mới tại miền Nam làm đủ cách để tiêu diệt Phật giáo khiến người dân miền Nam bây giờ mới hiểu tại sao từ năm 1963 kéo dài cho đến ngày 30-4-1975, những người Phật giáo chân chính không ngừng đứng lên đấu tranh đòi quyền bình đẳng tôn giáo.

TÌNH HÌNH PHẬT GIÁO SAU NGÀY 30-4-1975

Sau ngày 30-4-1975, miền Nam Việt Nam được hoàn toàn giải phóng khỏi sự cai trị của đế quốc Mỹ và tay sai. Ngày 30-4-1975 đã khiến cho cái mộng biến miền Nam Việt Nam thành đất nước “thuần đạo” tan tành như bọt nước trên Biển Đông. Phật giáo nhờ có ngày 30-4-1975 mà tránh được họa diệt vong.

Chúng ta cần nên biết rằng, sau ngày 30-4-1975, tuy Việt Nam đã được thống nhất, độc lập, tự do… nhưng tình hình đất nước trong vòng 20 năm sau đó (1975-1995) còn rất nhiều khó khăn: nào bị Mỹ cấm vận, nào chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc, bọn lưu vong hải ngoại kết hợp với bọn thù hận chế độ còn kẹt lại trong nước ra sức chống phá chánh quyền Cách mạng , phe Xã hội Chủ nghĩa ở châu Âu tan rã v.v… khiến cho mọi sinh hoạt trong nước, trong đó có sinh hoạt tôn giáo gần như  “đóng băng”. Cộng vào đó, một vài nhóm tôn giáo bất mãn chế độ ra sức chống đối, xuyên tạc chủ trương đường lối tôn giáo của Nhà nước cũng góp phần làm cho  sinh hoạt tôn giáo trong nước càng thêm khắt khe. Phật giáo cũng không nằm ngoài hoàn cảnh khắt khe ấy.

Tuy nhiên, dù có khó khăn nhưng Phật giáo cũng thống nhất được 9 hệ phái và khai sinh ra Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) vào năm 1981 dưới sự giúp đỡ của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. Nếu không có sự giúp đỡ này, chưa chắc bản thân Phật giáo có khả năng làm cuộc thống nhất có tính lịch sử này. Từ nay, nhờ có GHPGVN mà tất cả tăng ni và Phật tử các hệ phái trong cả nước cùng tu học và hành đạo dưới mái nhà chung. Sự thống nhất của Phật giáo lần này mang tính chất triệt để và hiệu quả hơn hai lần trước (1951 , 1964). Điếu đáng mừng hơn nữa là GHPGVN ngày nay thống nhất được cả hai hệ phái Nam tông Khmer và Bắc tông người Việt, điều mà trước năm 1975 chính quyền thực dân không bao giờ muốn diễn ra.

Đất nước thống nhất, Phật giáo thống nhất hai miền Nam-Bắc làm gia tăng thêm sức mạnh. Tính truyền thống của PG miền Bắc được bổ sung tính hiện đại của PG miền Nam làm cho PGVN vừa giữ được bản sắc vừa có đủ yếu tố khế lý, khế cơ, khế thời để vươn lên sánh vai cùng PG thế giới, chuyển mình theo thời đại 4.0.

Năm 2021 đánh dấu GHPGVN tròn 40 tuổi. Suốt 40 năm qua Giáo hội luôn giữ ổn định về tổ chức theo tinh thần “ Đoàn kết hòa hợp-Trưởng dưỡng đạo tâm-Trang nghiêm giáo hội”. Nhờ giữ vững tinh thần ấy, PGVN làm được rất nhiều thành tích lợi đạo ích đời như:

1. Khôi phục Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử:

Một trong những vị đi dầu trong công cuộc này là Hòa Thượng Thích Thanh Từ. Ý nghĩa của việc khôi phục Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử là nhằm xiểng dương một đạo Phật mang bản sắc dân tộc Việt Nam, đó là một đạo Phật nhập thế, hộ quốc an dân, lấy tư tưởng của thiền gia Tuệ Trung Thượng Sĩ và thiền sư Trần Nhân Tông làm chủ đạo. Việc làm này được tuyệt đại đa số tăng ni, Phật tử hoan nghênh và ủng hộ. Sau hàng ngàn năm bắt chước theo PG Trung Hoa, cái gì cũng nhắm mắt làm theo người Tàu, nay người Phật tử Việt Nam đã có ĐẠO PHẬT CỦA VIỆT NAM, đó chính là Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử.

2. Đăng cai tổ chức đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc:

Sau 30-4-1975, PGVN đã vươn vai lớn mạnh, được cộng đồng Phật giáo trên thế giới đánh giá cao qua sự kiện 3 lần Ủy ban Vesak Liên Hợp Quốc cho phép PGVN đăng cai tổ chức đại lễ Vesak:

-Năm 2008, đại lễ Vesak LHQ được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình – Hà Nội với chủ đề “Phật giáo và xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.Có 2.000 đại biểu quốc tế đến từ 80 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự cùng với 10.000 Phật tử trong nước.

-Năm 2014, lần thứ hai Việt Nam đăng cai tổ chức Vesak LHQ tại chùa Bái Đính, Ninh Binh với chủ đề “Phật giáo góp phần thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc”. Có 1.500 đại biểu quốc tế đến từ 100 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng với 10.000 Phật tử trong nước tham dự

-Năm 2019. Vesak LHQ được tổ chức tại chùa Tam Chúc, Kim Bảng, Hà Nam với chủ đề “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”. Có 1.650 khách quôc tế đến từ 110 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự cùng với 15.000 Phật tử trong nước

Không phải ngẩu nhiên mà Phật giáo Việt Nam được 3 lần đăng cai tổ chức đại lễ Vesak LHQ, trong khi một số nước châu Á khác dù Phật giáo là quốc giáo nhưng vẫn không được đăng cai tổ chức. Điều này cho thấy uy tín của Phật giáo Việt Nam đã được cộng đồng thế giới đánh giá cao.

Phat Giao Mien Nam Viet Nam Duoc Gi Tu Su Kien Ngay 30 4 1975 2
Đại lễ Vesak LHQ được tổ chức năm 2019 tại chùa Tam Chúc, Kim Bảng, Hà Nam

 

3.Khôi phục và phát triển các danh lam :

Trong 40 năm qua, GHPGVN chỉ đạo Giáo hội các địa phương trùng tu, khôi phục và xây mới nhiều danh lam như: hệ thống các chùa Trúc Lâm tại mỗi tỉnh, thành như: Trúc Lâm Yên Tử (Quảng Ninh), Trúc Lâm Tây Thiên (Vĩnh Phúc), Trúc Lâm Bạch Mã (Thừa Thiên-Huế), Trúc Lâm Phượng Hoàng (Bắc Giang), Trúc Lâm Đà Lạt (Đà Lạt) ,Trúc Lâm Hộ Quốc (Kiên Giang), Trúc Lâm Phương Nam (Cần Thơ) , Trúc Lâm Chánh Giác (Tiền Giang) v.v…

Ngoài ra còn hai ngôi chùa Bái Đính (Ninh Bình) và Tam Chúc (Hà Nam) do 1 vị cư sĩ Phật tử xây dựng được xem là chùa lớn nhất châu Á.

Bên cạnh việc xây mới, các di tích chùa cổ trên khắp nước đều được khôi phục, trùng tu nguyên dạng ban đầu để bảo tồn các thắng tích Phật giáo. Đồng thời, Nhà nước còn tạo điều kiện cho Giáo hội các địa phương trong cả nước được xây dựng thêm nhiều cơ sở Phật giáo dưới hình thức chùa, tịnh xá, niệm Phật đường, tịnh thất … thể theo nhu cầu sinh hoạt tu học của quần chúng Phật tử tại các địa phương.

4.Giáo dục Tăng, Ni:

Giờ đây, một thanh niên nam, nữ muốn xuất gia phải tốt nghiệp trung học phổ thông. Tại một số tỉnh, thành, Giáo hội nơi đó còn quy định : muốn được làm trụ trì bắt buộc phải có học vị cử nhân. Điều này chứng minh rằng trình độ học vấn tăng, ni Việt Nam hôm nay là khá cao . Ngoài trình độ thế học, trình độ Phật học của tăng, ni càng được Giáo hội quan tâm đặc biệt. Các trưởng sơ câp, tiểu học, trung học và đại học Phật học được mở ra khắp các tỉnh, thành, cung cấp những kiến thức Phật học từ cơ bản đến cao cấp cho tăng, ni sinh.

Hiện nay PGVN có khoảng 80 vị tiến sĩ , hàng trăm thạc sĩ và hằng sa cử nhân Phật học cùng một số ngành học khác như giáo dục, tin học, Anh ngữ, Hán ngữ, Pali ngữ.  Giáo hội đang kiến nghị Bộ Giáo dục cho phép Giáo hội được đào tạo tiến sĩ ngay trong nước, giúp cho tăng ni sinh khỏi phải ra nước ngoài học tiến sĩ.

Nhờ có đủ trình độ thế học và Phật học, các Tăng, Ni mới có thể phát huy trí tuệ làm rạng rỡ các giá trị tâm linh của Phật giáo và đưa giáo lý nhà Phật lan tỏa trong đời sống xã hội, góp phần làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa tốt đẹp, mọi người đều sống hướng thiện và xa rời các điều bất thiện.

5.Hướng dẫn Phật tử :

Nhờ có ngày 30-4-1975 mà người Phật tử miền Nam mới có cơ hội được giải phóng ra khỏi đêm tối mê tín dị đoan mà trước kia do thực dân và bọn bán nước VNCH cố tình đẩy người Phật tử vào trong bóng đêm mê tín ấy. Ngày nay, Phật tử ở bất cứ ngôi chùa nào cũng đều hiểu đạo Phật một cách đúng đắn, như:

-Đạo Phật là tôn giáo duy nhất trên thế gian này không công nhận có một Thượng đế sáng tạo ra mọi thứ và quyết định mọi sướng vui hay đau khổ cho con người. Do vậy người Phật tử chân chánh không cầu nguyện van xin bất cứ thần linh nào. Mọi đau khổ hay hạnh phúc đều do chính con người tạo ra , ngoài ra không có một thần linh nào ban phước giáng họa cho ta cả.

-Đức Phật Thích Ca là một con người bằng xương bằng thịt như tất cả mọi người. Ngài chỉ khác chúng ta là Ngài đã giác ngộ mọi chân lý của kiếp nhân sinh, còn chúng ta thì vẫn còn mê mờ, mà vì mê mờ nên chúng ta hành động bất thiện và tự gây đau khổ cho chính mình. Muốn hết đau khổ, chúng ta phải học và làm theo lời dạy của Phật. Ai học và làm theo nhiều thì hạnh phúc được nhiều, ai học và làm theo ít thì hạnh phúc ít, ai không học và làm theo thì đau khổ còn hoài. Phật là một vị Thầy chứ không phải là một thần linh.

Nhờ có ngày 30-4-1975 mà đạo Phật được gột rửa những thứ nhơ bẩn bám víu, khôi phục vẻ xán lạn như xưa . Người Phật tử cũng nhờ thế mà không còn tăm tối u mê vào những thứ tà đạo bại hoại do âm mưu hủ hóa đạo Phật của thực dân Pháp, Mỹ và bọn tay sai bán nước VNCH.

6.Từ thiện xã hội :

Công tác từ thiện xã hội là thực hành hạnh bố thí theo lời Phật dạy bằng việc làm cụ thể cứu giúp cho những đối tượng sa cơ thất thế cần sự nâng đỡ của cộng đồng để vượt qua những ngày tháng khó khăn trong cuộc sống. Mỗi năm, Phật giáo cả nước vận động các nhà hảo tâm đóng góp trên bốn ngàn tỉ đồng (1) cho hoạt động từ thiện xã hội qua các hình thức : cứu tế, khuyến học, xây nhà tình thương, chữa bệnh miễn phí, bếp ăn từ thiện, xậy cầu, làm đường v.v…

Hình ảnh Tăng Ni giờ đây được mọi người tôn vinh như những vị Bồ tát cứu khổ chúng sanh. Nhờ vậy mà ngày càng đông quần chúng tìm đến với đạo Phật như một nơi ốc đảo giữa sa mạc nắng cháy .

KẾT LUẬN

Một trong những giáo lý cơ bản của đạo Phật là giáo lý Duyên khởi, nghĩa là “Khi cái này có thì dẫn đến nhiều cái kia có, khi cái này mất đi thì dẫn đến sự mất đi của nhiều cái khác”. Dựa vào giáo lý Duyên khởi trên đây, chúng ta có thể nói rằng: Nhờ có ngày 30-4-1975 mà đạo Phật thoát họa diệt vong, đồng thời hội đủ nhân duyên để khôi phục các giá trị vốn có của đạo Phật. Những giá trị ấy đã được minh chứng qua 1.500 năm lịch sử của dân tộc Việt, trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần.

Người Phật tử Việt Nam cần nhận rõ mối tương quan khắng khít giữa đạo Phật với dân tộc Việt và chế độ Chủ nghĩa Xã hội mà Bác Hồ kính yêu đã chọn cho dân tộc ta ngày hôm nay. Đó chính là ý nghĩa câu phương châm Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngày nay vậy.


(1) Theo báo cáo năm 2019 của Ban Từ Thiện Xã Hội – Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

Và người khác không biết,
Chúng ta đây bị hại.
Chỗ ấy, ai hiểu được
Tranh luận được lắng êm.

Phẩm Song Yếu

Tháng 07 năm 2025
04
Giờ hoàng đạo: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19)
Thứ 6
Ngày Giáp Tuất
Tháng Quý Mùi
Năm Ất Tỵ
Lịch âm
10
Tháng 06
Kiên Giang