Đài cao vững chãi tựa trên nền !
Đạo lực vươn lên : “đế bốn chân”
Quyết định tự tin : NHƯ Ý TÚC !
Nhất tâm, dục, hỷ, tấn… tinh thuần.
Dục thiện thì nên, dục vọng không
Dục từ, dục hỷ, dục bi tâm
Dục tăng xả niệm ly tam độc
Dục thủ thiền na, Bát nhã môn!
TỨ NHƯ Ý TÚC là một thuật ngữ và vừa là một tỉ dụ : Tứ như ý túc ví như bốn trụ cột vững chắc của toà tháp, một lâu đài. Một khất sĩ tu tập thành tựu bốn đối tượng thiền : DỤC, TINH TẤN, HỶ và NHẤT TÂM thì sẽ được vừa lòng (如意), sẽ vững chãi bước đi trên đường tu tập.
Tứ như ý túc, nhóm thứ ba sau hai nhóm Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần. Những người có nhãn quang đại thừa nhạy bén, nhìn qua đối tượng thiền: “Tứ như ý túc” người ta có thể khởi niệm ngỡ ngàng rằng : Đã thiền định mà còn DỤC còn HỶ nữa sao…? Xin đáp : Còn!
Giáo lý TỨ DIỆU ĐẾ là giáo lý Đại Tiểu thừa cộng pháp, pháp tu chung của Tiểu thừa và Đại thừa. Chừng nào hành giả đạt đến “Đại thừa bất cộng” tự nó sẽ vượt qua “tứ như ý túc” mà khỏi phải dụng tâm lấy… bỏ…!
Pháp : NGŨ CĂN, NGŨ LƯC, THẤT GIÁC CHI (Thất Bồ đề phần), BÁT CHÁNH ĐẠO cũng lại như vậy.
Vì vậy, 37 đề tài đối tượng thiền trong giáo lý TỨ DIỆU ĐẾ gọi là : TRỢ ĐẠO PHẨM mà thôi !