Một Số Hủ Tục Đến Nay Vẫn Còn Rơi Rớt Trong Sinh Hoạt Tại Không Ít Ngôi Chùa Phật Giáo Bắc Tông

G

Không biết tự bao giờ, trong đời sống xã hội Việt Nam đã thâm nhiễm những tà kiến xuất phát từ tín ngưỡng dân gian Trung Hoa. Nhiều nhà nghiên cứu khoa học xã hội cho rằng đó là hậu quả của một ngàn năm Bắc thuộc trước đây, khi mà người Trung Hoa muốn thâu tóm giang sơn Việt Nam vào tài sản đất đai của họ và muốn xóa nhòa bản sắc văn hóa dân tộc Việt bằng những thứ tà tín dân gian của họ nhằm đồng hóa dân Việt Nam ta.

Nếu những tà tín dân gian Trung Hoa chỉ diễn ra ngoài cửa chùa thì người viết bài này, vốn là một Phật tử, cũng chẳng bận tâm nói đến làm chi. Nhưng oái oăm thay, không hiểu từ khi nào và do các vị tổ nào của Phật giáo đã mang những thứ “không phải của đạo Phật” ấy vào trong cửa chùa, khiến Phật giáo Bắc tông Việt Nam bị biến tướng hơn hai nghìn năm qua và có khả năng những thứ “rác rưởi” này sẽ còn tiếp tục ngự trị trong nếp nghĩ nếp tu của những người đệ tử Phật thêm một thời gian dài nữa.

Ngày nay, chính tại Trung Quốc người ta đã bài bác kịch liệt những hình thức mê tín này và người dân Trung Quốc cũng không còn mấy ai tin vào những thứ “vớ vẩn” ấy. Vậy mà tại Việt Nam, không ít chùa bắc tông Phật giáo vẫn còn bảo lưu những hoạt động mê tín của Trung Hoa, được xem như “phương tiện” hành đạo của các chùa. Cụ thể là:

Một Số Hủ Tục Đến Nay Vẫn Còn Rơi Rớt Trong Sinh Hoạt Tại Không Ít Ngôi Chùa Phật Giáo Bắc Tông

1) Xin xăm:

Người đi chùa muốn biết tương lai hậu vận công việc làm ăn hay tình duyên gia đạo… của mình và gia đình thường chọn hình thức “xin xăm” để nhờ “phật trời” chỉ bảo dùm. Hình thức này biến chư Phật và Bồ tát thành những “chuyên gia tư vấn” giúp con người thỏa mãn dục vọng về tiền tài, danh vọng, tình yêu hôn nhân… mà không cần gì đến luật nhân quả vốn là một quy luật của cuộc sống.

2)  Coi ngày tốt ngày xấu:

Mỗi khi trong gia đình có việc quan-hôn-tang-tế, người ta thường đến chùa nhờ thầy coi ngày tốt để tiến hành tổ chức đám cưới, đám ma, khai trương, cất nhà… Thực tế cho thấy việc chọn ngày tốt chẳng đem lại kết quả chắc chắn nào. Vợ chồng nếu không khéo ăn ở theo lời Phật dạy, thì dù có chọn được ngày tốt thượng hạng cũng sẽ không đem lại hạnh phúc, hôn nhân vẫn cứ tan vỡ như thường v.v… Chung quy vẫn là luật nhân quả chi phối tất cả đời sống nhân loại, chứ không định đoạt bởi ngày tốt ngày xấu.

Một Số Hủ Tục Đến Nay Vẫn Còn Rơi Rớt Trong Sinh Hoạt Tại Không Ít Ngôi Chùa Phật Giáo Bắc Tông

3) Đốt vàng mã:

Người Trung Hoa cách đây mấy ngàn năm có quan niệm “Sinh ký tử quy” nghĩa là cuộc sống trần gian này chỉ là sống gởi, chừng nào chết đi mới về cõi vĩnh hằng sống cuộc sống khác vĩnh viễn. Vì tin như thế nên các vua chúa cũng như giới thượng lưu Trung Hoa khi còn sống đã xây cho mình những lăng mộ thật sang trọng, xem như đó là ngôi nhà của mình sau khi chết. Chưa hết, họ còn bắt chôn theo họ của cải, vàng bạc, châu báu và mọi thứ đồ dùng mà khi còn sống họ ưa thích. Nhưng còn một sự ác độc không thể tha thứ là họ bắt những người mà khi còn sống họ đã yêu thương hay cần tới sức lao động như: vợ con, nàng hầu, đầy tớ… phải chết theo họ để phục dịch cho họ ở thế giới bên kia.

Tục lệ mù quáng đó, càng về sau càng cho thấy tai hại quá lớn cho xã hội vì bao nhiêu của cải, tiền bạc, vàng vòng châu báu, sinh mạng con người… cứ phải đi theo người chết một cách oan uổng như thế. Cho nên có những vị minh quân ở Trung Hoa sau này cải cách tục lệ này bằng cách dùng giấy thay thế cho những đồ thật. Từ đó mà sinh ra cái kỷ nghệ làm vàng mã hiện nay.

Tục đốt vàng mã nói lên sự phung phí của những người thiếu trí, vì đốt vàng mã tức là đốt tiền. Bởi lấy tiền thật mà mua giấy về đốt, người chết có xài được hay không chưa biết, nhưng người sống phải mất đi một khoản tiền đáng kể, nếu tổng cộng trên cả nước Việt Nam mỗi năm thì tục đốt vàng mã có thể làm tiêu tốn cả nghìn tỉ đồng chứ không phải ít. Đó là chưa nói tới những trận hỏa hoạn thiệt hại hàng trăm, ngàn tỷ đồng gây ra bởi việc đốt vàng mã mà chúng ta thường nghe thấy qua các phương tiện truyền thông hằng ngày.

Niềm tin vào một đời sống thường hằng sau khi chết trong tín ngưỡng dân gian Trung Hoa là một thứ mà ngày xưa Đức Thế Tôn gọi là thường kiến ngoại đạo , tức chấp vào sự hiện hữu một linh hồn bất biến khi còn sống cũng như sau khi chết.

Một Số Hủ Tục Đến Nay Vẫn Còn Rơi Rớt Trong Sinh Hoạt Tại Không Ít Ngôi Chùa Phật Giáo Bắc Tông

4) Lấy số tử vi, coi tuổi, xem tướng, bói quẻ, xem phong thủy…

cũng xuất phát từ Trung Hoa đã tiêm nhiễm vào đời sống Việt Nam hàng nghìn năm qua cũng đều là những thứ mê tín mà đạo Phật chân chính không hề chấp nhận, trong Tam tạng Thánh điển, dù Nguyên thủy hay Đại thừa đều không thấy đề cập như là một pháp môn giúp cho con người giác ngộ và giải thoát. Vì vậy, người Phật tử chân chính, nhất là đoàn viên Gia Đình Phật Tử cần phân biệt để không vướng vào những thứ tà kiến nêu trên.

Đề tài bài viết này không có gì mới mẻ, bởi nó đã được nhiều bậc thức giả phê phán, kêu gọi xóa bỏ từ rất lâu rồi, nhất là trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam vảo những năm 1930 – 1950. Đồng thời ngành Văn hóa của các chánh quyền qua nhiều thời kỳ cũng cực lực bài bác xem như những thứ hủ tục cần sớm dẹp bỏ để đưa đất nước tiến lên văn minh hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc. Thế nhưng không hiểu sao những đồ cặn bã mà bọn giặc phương Bắc cố tình gieo vào đầu óc dân ta để dễ cai trị ấy, đến bây giờ vẫn còn thịnh hành từ Nam chí Bắc, nhất là không hiểu vì sao chúng tồn tại mãi trong không ít chùa Phật giáo Bắc tông, vốn được xem là chốn trang nghiêm thanh tịnh, nơi trụ xứ của chúng Trung Tôn?


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

 Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Ai ôm hiềm hận ấy,
Hận thù không thể nguôi.

Phẩm Song Yếu

Tháng 11 năm 2024
22
Giờ hoàng đạo: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19)
Thứ 6
Ngày Canh Dần
Tháng Ất Hợi
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
22
Tháng 10
Kiên Giang