Gần đây, cộng đồng Phật giáo trong nước đón nhận một tin không vui từ kết quả thống kê dân số Việt Nam tính đến năm 2019 của Tổng Cục Thống Kê, qua đó cho thấy số người theo đạo Phật hiện nay là 4,6 triệu, đứng hạng thứ hai sau Công giáo với 5,9 triệu tin đồ.
Lên mạng tìm lại số liệu thống kê dân số Việt Nam những lần trước thì thấy:
Như vậy, trong 10 năm dân số Phật giáo Việt Nam chẳng những không tăng thêm một người nào lại còn mất đi 300.000 người. Và rồi 10 năm sau nữa (2019) Phật giáo Việt Nam lại chỉ còn 4,6 triệu người, tức là mất thêm 2,2 triệu người nữa. Cứ cái đà tụt giảm dân số như vậy, Phật giáo Việt Nam rồi sẽ đi về đâu?
Dĩ nhiên, cộng đồng Phật giáo không đồng thuận với các con số của Tổng Cục Thống Kê bởi tính chất phi lý của nó. Người ta thắc mắc: trong vòng 20 năm (1999-2019) 2,5 triệu Phật tử đã đi đâu? Họ đã chết, hay họ cải đạo hết rồi? Hoặc họ đã ra nước ngoài định cư? Còn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trong 20 năm ấy đã làm được biết bao nhiêu Phật sự mà kết quả không có được thêm một người nào đến với đạo Phật hay sao? Những người thắc mắc cho rằng số liệu thống kê nêu trên hoàn toàn không phản ánh đúng dân số Phật giáo tại Việt Nam. Bởi vì nhìn vào toàn cảnh bức tranh sinh hoạt Phật giáo trên toàn quốc trong 10 năm vừa qua, không ai nghĩ rằng dân số Phật giáo Việt Nam lại sụt giảm đến 2,2 triệu người trong vòng 10 năm (2009-2019), đồng thời trong 10 năm mà không có thêm một người Việt Nam nào theo đạo Phật cả (!?)
Người ta nghi ngờ về phương pháp thống kê của chánh quyền có gì đó chưa chính xác đưa đến kết quả phi lý trong việc thống kê dân số Phật giáo 20 năm qua. Người viết bài này cũng có chung nhận xét với cộng đồng Phật giáo trong nước.
Tuy nhiên, trọng tâm bài viết này không phải để tìm ra chỗ chưa chính xác của phương pháp thống kê, cũng không nhằm đề xuất một phương pháp thống kê nào khác để đếm dân số Phật giáo lại cho chính xác tuyệt đối. Vì, dù có đếm chính xác đi nữa thì dân số Phật giáo cũng không thể trở thành tôn giáo đa số tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Đó là sự thật. Chỉ khi nào cộng đồng Phật giáo hiểu rõ nguyên nhân và chấp nhận sự thật này thì lúc ấy chúng ta mới bình tâm trước những con số thống kê, mặc kệ cho chúng có chính xác hay phi lý tới đâu đi nữa thì cũng không làm lay động “đến cọng lông mi” của những người con Phật chúng ta.
Phải chăng đó chính là sự giải thoát mà người con Phật chúng ta đang đi tìm?
* * *
Chúng ta nên biết rằng tình trạng dân số Phật giáo thua kém nhiều tôn giáo khác không phải chỉ diễn ra tại Việt Nam, mà đó còn là tình hình chung trên thế giới. Theo số liệu do Trung tâm nghiên cứu PRC tại Hoa Kỳ công bố gần đây cho thấy tình hình dân số các tôn giáo trên thế giới như sau:
Nhìn vào bảng thống kê này chúng ta thấy gì?
Ta có thể chia các tôn giáo trên ra làm 3 loại:
Gồm có Kitô giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo chủ trương có một đấng Chúa Trời làm ra tất cả mọi thứ như: vũ trụ, trái đất và hàng tỷ các thiên thể khác… Chúa làm ra núi sông, mưa nắng, thiên tai, cây cỏ và tất cả sinh vật, kể cả con vi-rút Corona hiên nay đang làm mưa làm gió khắp hành tinh này. Ngoài ra, Chúa còn là tác giả của mọi vui buồn, sương khổ, may rủi, giàu nghèo, chiến tranh hay hòa bình v.v… mà con người trên trái đất này đang gánh chịu hay được thụ hưởng. Nói tóm lại, tất cả vật chất và phi vật chất mà con người cảm nhận được trong cuộc sống đều là sản phẩm của Đức Chúa Trời làm ra. Vì vậy, các giáo sĩ của 3 tôn giáo này khuyên con người chỉ cần cúi đầu tuân phục Chúa thì Chúa ban cho tất cả, ai không theo Chúa thì phải bị đọa xuống hỏa ngục đời đời. Ai làm trái ý Chúa thì Chúa làm đại hồng thủy tiêu diệt hết không còn người nào sống sót.
Đấy là tín ngưỡng của tín đồ tôn giáo nhất thần
Gồm có Hindu giáo, Sikh giáo, Baha’i giáo, Thần giáo và các loại tín ngưỡng dân gian. Những tôn giáo này chủ trương mọi sự việc trên đời này là do một tập đoàn nhiều vị thần cai quản, đứng dầu là một vị thần tối cao tùy theo mỗi tôn giáo mà tên vị thần này được gọi, thí dụ: Ngọc Hoàng, Thượng Đế, Brama, Phạm Thiên v.v…Nhưng vị thần tối cao này không thể đảm đương hết tất cả công việc ban phước giáng họa cho loài người, vị vậy ông ta lập ra một triều đình gồm hàng trăm hàng ngàn vị thần khác phụ giúp ông ta cai quản họa phúc của con người. Những vị thần này cũng hỳ, nộ, ái, ố, dục, lạc… y như con người, cũng vợ hai vợ ba, năm thê bảy thiếp y như con người và nhất là các vị rất thích được cúng kiến mỗi ngày y như các tham quan ở trần thế ăn hối lộ vậy. Như vậy, ai cúng nhiều thì các vị ban phúc nhiều, ai không cúng thì không được gì, còn ai phê phán các vị thì các vị vặn cổ cho chết ngay.
Đấy là tín ngưỡng của tín đồ tôn giáo đa thần
gồm có Phật giáo, Kỳ Na giáo, Lão giáo
a-Gọi là vô thần là vì 3 tôn giáo này không chủ trương có một Chúa Trời tạo ra mọi thứ, cũng không tin vào các vị thần có quyền năng ban phước giáng họa cho con người. Tất cả buồn, vui, sướng, khổ… đều do con chính con người tạo ra cho mình và cho người. Hành vi thiện của con người sẽ mang đến hạnh phúc, hành vi ác của con người sẽ mang đến bất hạnh cho mình và cho cộng đồng.
b-Gọi là khắc kỷ là vì người theo 3 tôn giáo này phải kiên nhẫn và nỗ lực thực hành các pháp tu trên một lộ trình suốt cuộc đời nhằm đạt tới đạo quả cao quý tùy theo triết lý của tôn giáo mình. Có thể tóm tắt phương pháp và cứu cánh sự tu hành của tu sĩ 3 tôn giáo khắc kỷ là:
-Các tôn giáo hữu thần lấy tín ngưỡng làm nền tảng và một số giáo lý đơn giản đều nằm trong top 6 của bảng thống kê trên đây về số lượng tín đồ.
-Các tôn giáo vô thần với những triết lý cao siêu và phương pháp tu khắc khổ đều là những tôn giáo nằm phía dưới bảng thống kê về số lượng tín đồ.
* * *
Sau khi đã hiểu khái quát về tình hình tín đồ và đặc điểm của các tôn giáo trên thế giới, giờ đây chúng ta đi sâu tìm hiểu sự thật đàng sau tình trạng sụt giảm dân số của Phật giáo tại Việt Nam cũng như toàn cầu.
Tâm lý quần chúng thích hưởng thụ theo bản năng, không thích bị ngăn cấm điều này điều nọ. Họ thích cầu khẩn thần linh ban phước hơn là nhận lấy trách nhiệm về những hạnh phúc hay bất hạnh trong đời mình
Thực tế cho thấy, rất nhiều người cũng muốn quy y làm Phật tử, nhưng khi biết rằng muốn làm Phật tử trước hết phải giữ 5 giới: không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu thì lập tức họ ngần ngại không muốn làm Phật tử nữa.
Ngoài việc phải giữ năm giới, người Phật tử được quý Sư dạy rằng mỗi người phải nương tựa chính mình, không nương tựa hay cầu khẩn ai khác. Nghe thế họ liền chột dạ, không đến chùa nữa, thà ở nhà cầu khấn Thượng Đế, thần tài… ban cho sức khỏe, tiền bạc, thành đạt… còn hơn phải tự mình còng lưng làm ra các thứ ấy.
Cái tâm lý trên đây là một sự thật từ khi con người xuất hiện trên trái đất này. Họ yếu đuối, ỷ lại vào thần linh và luôn luôn thích thỏa mãn bản năng tham sân si. Tôn giáo nào chìu theo cái tâm lý ấy thì quân chúng theo đông.
Chúng ta có muốn đạo Phật biến thái thành tôn giáo hữu thần để chìu theo “thị hiếu” tầm thường của chúng sanh nhằm mục đích thu hút đông đảo tín đồ đến với Phật giáo không ?
Nếu câu trả lời là MUỐN thì chúng ta sẽ giết chết đạo Phật ngay khi nó bắt đầu tăng dân số. Lúc đó đạo Phật sẽ trở thành một thứ tín ngưỡng lai căn, tạp nhạp, ô uế, tham lam, thấp hèn… chớ đâu còn là đạo Phật cao quý của Đức Phật Thích Ca để lại?
Nều trả lời KHÔNG thì chúng ta phải hảnh diện chấp nhận Phật giáo chúng ta càng ít Phật tử càng quý. Tuy là thiểu số nhưng đó là những con người có suy nghĩ, biết tiết chế bản năng để đi tìm một đời sống cao đẹp hơn, có bản lãnh dám đối mặt với sự thật đau khổ trong cuộc sống và biết nhận trách nhiệm về cuộc đời của chính mình.
Trên đây là chúng tôi chỉ nói về người Phật tử tại gia. Còn đối với Phật tử xuất gia (gọi chung là Tăng, Ni) thì càng hiếm càng quý hơn gấp ngàn lần đối với người tại gia.
Phải chăng vấn đề tăng trưởng hay sụt giảm dân số Phật giáo không là nỗi bận tâm của các Giáo Hội Phật giáo ?
Ngay từ những ngày đầu thành lập Tăng đoàn, Đức Thích Ca đã dặn dò các đệ tử A la hán “Các ông hãy đi khắp nơi, mỗi người một ngả, không có hai người cùng đi một ngả, hãy truyền bá những chân lý mà Như Lai đã tuyên bố…”. Bậc Đạo Sư kêu gọi các đệ tử đi khắp nơi để truyền bá các chân lý mà Ngài đã phát hiện ra nhằm giúp con người đẩy lùi đau khổ, chứng đạt hạnh phúc, chứ Ngài không bảo các đệ tử đi mọi nơi dùng gươm dáo hay thủ đoạn lừa bịp để bắt càng nhiều người trở thành tín đồ Phật giáo càng tốt.
Xuyên suốt cuộc đời truyền đạo dài 45 năm của Thế Tôn, không thấy kinh sách nào ghi lại lời dạy của Ngài, đại khái như: “Các ngươi hãy đi cướp đất chúng, thu tóm của cải chúng, bắt đàn ông, đàn bà, trẻ con chúng phải tôn thờ Ta, nhận Ta làm cha, trở thành tìn đồ đạo Ta. Đứa nào không vâng theo thì các ngươi hãy nhân danh Ta mà giết hết chúng đi”
Cho tới giờ phút nhắm mắt lìa đời, Đức Thế Tôn không di chúc để lại con số tín đồ Phật tử là bao nhiêu. Ngài cũng không di chúc ai lên kế thừa lãnh đạo Tăng đoàn. Ngài chỉ để lại lời dạy cuối cùng như sau:
Phàm cái gì có hình tướng thì đều là hư giả. Các ông đừng cố chạy theo nó.
Đừng nương tựa vào ai cả, hãy nương tựa nơi chính mình.
Hãy tự thắp đuốc lên mà đi.
Có khá nhiều vua chúa ở Ấn Độ thời bấy giờ vì cảm mến đức độ của bậc Đạo Sư mà hết lòng ủng hộ Phật giáo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho Phật giáo phát triển. Nhưng Đức Phật Thích Ca không cố tình lợi dụng sự cảm tình của các vua chúa để đem Phật giáo ảnh hưởng lên nền chính trị các nước. Ngài cũng không đòi hỏi các vua phải ưu tiên cho Phật giáo điều gì, trái lại, bằng cách thuyết giảng đạo lý, Ngài đã giúp rất nhiều cho các vua tránh gây chiến tranh với nhau và trị vì dân chúng bằng những chính sách khoan dung từ ái, đem lại đời sống thanh bình no ấm cho các dân tộc.
Sau khi Đức Thích Ca nhập diệt, đạo Phật dần dần được truyền bá ra khắp châu Á, Giáo hội Phật giáo các nước tiếp tục kế thừa tinh thần “Nhà Sư không làm chính trị” mà lúc sinh thời Đức Thế Tôn đã ân cần dặn dò các đệ tử rất nhiều lần. Đã không có ý đồ làm chính trị thì cần gì tập họp lực lượng tín đồ cho đông đảo. Vì thế sự gia tăng hay tụt giảm lượng tín đồ Phật giáo tại mỗi nước đã không được Giáo hội ở nước đó quan tâm. Bằng cớ là trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam hầu như không có chùa nào lập ra cuốn sổ ghi danh sách Phật tử đã quy y tại chùa mình (Ngày nay, cuốn số ấy chính là chứng từ để đếm số lượng tín đồ Phật giáo).
(Còn tiếp…)
CHÚ THÍCH:
[1] Ki-tô giáo bao gồm nhiều nhánh đạo như : Công giáo, Tin Lành, Anh giáo, Chính thống giáo…
[2] chữ in nghiêng là chú thích của người viết bài này.
Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.
Phẩm Song Yếu