Hòa Thượng Phước Huệ Và Câu Chuyện Cha Con Tiền Kiếp

G

Năm 12 tuổi mồ côi mẹ. Năm 16 tuổi, ngài theo thân phụ vào nhậm chức Bố Chánh tỉnh Bình Thuận. Nhưng khi ngang qua Khánh Hòa, thân phụ ngài lâm trọng bệnh và qua đời. Thấy rõ cảnh huyễn thế phù sinh, ngài quyết chí xuất gia với đại sư Viên Giác tại am Hải Đức – Nha Trang, được đặt pháp danh là Ngộ Tánh.

Đầu xuân Giáp Ngọ (1894), ngài xin phép thầy đưa hài cốt thân phụ về kinh cải táng và tiếp tục tu học tại Huế. Cũng trong năm này ngài được thọ Cụ túc giới. Đến năm Kỷ Hợi (1899) , ngài ra lập thảo am tại ấp Bình An để tu niệm. Ngôi thảo am này là tiền thân của chùa Hải Đức (Huế) hiện nay. Năm 30 tuổi, ngài đắc pháp với Hòa thượng Tâm Truyền và được ban đạo hiệu Phước Huệ.

Hòa thượng là con người bao dung, độ lượng, suốt đời tận tụy với việc hoằng pháp lợi sinh và luôn canh cánh trong lòng những thao thức về tiền đồ của đạo pháp, của quê hương xứ sở. Từ những năm đầu thập niên 30, ngài là một trong những người tiên phong vận động cho sự ra đời của Hội An Nam Phật Học.

Năm 1956, Hòa thượng quyết định cúng ngôi chùa Hải Đức (Nha Trang) cho Giáo hội để mở Phật học viện. Từ những năm 50 trở đi, ngài lui về chuyên tâm hành trì pháp môn Tịnh Độ.

Đúng giờ Ngọ ngày rằm tháng tư năm Quý Mão (1963), sau khi gọi môn đồ lại ân cần huấn thị, ngài bảo xông một nén trầm, cắm bốn bình hoa sen đặt quanh thiền tòa. Và trong tư thế kiết già thanh thoát, ngài đã an nhiên thu thần thị tịch, xả báo thân, thọ 89 tuổi, 73 tuổi hạ.

* * *

1

HT Phước Huệ và ông Frank M.Bazl

Nhớ về Hòa thượng, người Phật tử thường kể cho nhau nghe câu chuyện "Cha con tiền kiếp" xảy ra tại chùa Hải Đức-Nha Trang.Vào một chiều cuối xuân năm 1958, Hòa thượng từ Huế vào thăm Phật học viên. Đang lúc tĩnh tọa tại thiền đường thì có một vị khách người Mỹ bước vào cung kính sụp mình đảnh lễ. Lặng một hồi lâu, ông vẫn quỳ đấy với đôi mắt rạng ngời, chăm chú chiêm ngưỡng dung mạo uy nghi của Hòa thượng. Không nén nổi cảm xúc, ông nghẹn ngào như nói với chính mình "Hòa thượng chính là người cha tiền kiếp của tôi" Ông tên là Frank M.Bazl, kỹ sư xây dựng.

Đang lúc mọi người chưa hết bàng hoàng, ông đã xúc động kể lại : "Hơn 20 năm qua, tôi hằng chuyên tâm nghiên cứu Phật học và thực hành Thiền quán. Giờ được chính phủ phái sang đây trong kế hoạch giúp xây dựng đô thị Sài Gòn. Nhân một đêm tham thiền, tôi thấy Đức Phật báo mộng rằng, chính tại đất nước này có một vị thiền sư là cha kiếp trước của tôi. Trong suốt ba đêm liền, sự báo mộng ấy vẫn tuần tự lặp lại, và tôi đã tận mắt thấy rõ dung mạo của Hòa thượng trong mỗi lần tham thiền. Tôi thật sự hạnh phúc và quyết định lên đường tìm ngài trong mỗi cuối tuần. Suốt chặng đường từ Sài Gòn đến đây, hình ảnh của Hòa thượng luôn hiển hiện trong tâm trí tôi. Và giờ đây, chính tại nơi này, tôi đã tìm được người cha kiếp trước của mình"

Nghe đến đó, Hòa thượng rất đỗi cảm động. Ngài quy y cho ông M.Bazl, đặt pháp danh Chơn Trí. Sau đó, ông M.Bazl đã có những buổi thuyết trình về Thiền học rất sôi nổi tại Nha Trang, thu hút một lượng thính giả rất lớn, nhất là giới trí thức. Nhưng chính quyền bấy giờ tỏ ý lo ngại và đã tìm mọi cách đưa ông về nước. Trong những lần gửi thư thăm Hòa thượng, ông M.Bazl hẹn có dịp sẽ trở về cố đô Huế hầu ngài. Nhưng ước nguyện của ông chưa thành thì Phật đản năm 1963, Hòa thượng đã viên tịch.

2

Đây là một câu chuyện có thật xảy ra tại Phật học viện Hải Đức vào ngày chủ nhật 27/4/1958. Chúng tôi ghi chép lại mà không đưa ra lời bình luận nào. Chỉ biết rằng, tại chùa Hải Đức (Huế) hiện còn lưu giữ bức hình của ông M.Bazl trong chiếc áo dài năm thân đứng hầu bên cạnh Hòa thượng, cùng những kỷ vật và những bức thư ông đã gửi cho ngài. Trong một bức thư của ông M.Bazl có đoạn viết : "Hòa thượng xem con như con ruột, đó là một vinh dự cho con (…) Con ghi ơn đức Phật đã từ bi gia hộ cho con được dịp trong kiếp này đảnh lễ dưới gót sen của Hòa thượng, để Hòa thượng nhận làm bổn sư con, hướng dẫn con quy y Tam Bảo ngày 27/4/1958. Ngày đó là ngày hạnh phúc nhất trong đời con"


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.

Phẩm Song Yếu 1

Tháng 11 năm 2024
22
Giờ hoàng đạo: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19)
Thứ 6
Ngày Canh Dần
Tháng Ất Hợi
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
22
Tháng 10
Kiên Giang