Hạt Cải Cho Phật

G

Người đàn bà tội nghiệp ấy đi suốt ngày trong thành phố, từ nhà này sang nhà khác để hỏi xin một hạt cải trong một gia đình mà không có ai chết cả. Đi tới đâu, bà cũng kể lại câu chuyện thương tâm của mình với lòng mong mỏi gặp được một gia đình không có ai chết cả để xin một hạt cả đem về cứu sống con bà. Nhưng bà thất vọng hoàn toàn vì đã đi cả ngày mà chưa gặp được một gia đình nào không có ai chết cả.

Mặt trời đã lặn. Bà đứng trong hoàng hôn với xác con trên tay và nghĩ về những câu chuyện trong ngày mà bà được nghe mọi người nói về sự chết và sự sống. Rồi bà bỗng nhận ra rằng trên đời này không ai co thể thoát khỏi nỗi khổ tử biệt này cả.

Đêm dần buông xuống khi bà về đến ngôi tinh xá nơi Phật đang ở. Bà để xác đứa con dưới chân Phật và nói : "Bạch Thế Tôn từ bi, con đã hiểu những gì Ngài muốn nói" Đức Phật mỉm cười, gật đầu. Ngài bảo tăng chúng làm lễ hỏa táng cho đứa bé.

* * *

Câu chuyện trên đây được nhiều người biết và tôi đã nghe nó từ lúc mới còn nhỏ. Nhưng lúc đó, tôi có ngờ đâu đây là chuyện có thật và sẽ có một ngày mình sẽ đăt chân đến nơi diễn ra sự tích này. Đó là ngôi đến Gandhakuti, nơi Đức Phật tiếp chuyện người đàn bà mất con. Còn người phụ nữ ấy tên là Kisagomi, quê quán tại xứ Xá Vệ này, gia thế nghèo nàn, bị gia đình chồng hất hủi. Sau khi con mất, bà đã xuất gia và đắc quả A la hán.

Ngày xưa, khi đọc câu chuyện này, tôi thầm nghĩ tại sao Phật không dùng thần thông cứu sống đứa bé, Ngài là bậc toàn năng mà! Ngày nay tôi biết rằng cái chết chỉ là một sự chuyển tiếp, chắc gì sống sót là may mắn và chết là rủi ro? Tôi còn còn biết thêm một điều quan trọng hơn là, Phât dù là bậc toàn năng, Ngài không can thiệp vào đường đi nghiệp lực của bất cứ ai. Ngài chỉ giảng cho chúng ta nghe cơ cấu và tác động của chúng. Ngài cho thấy mọi động lực của đời sống, mọi tái sinh là "tham, sân, si". Chúng sinh ra mọi dạng đời sống trong một vòng tròn bất tận mà Ngài gọi là "Mười Hai Nhân Duyên". Nếu ai muốn thoát ra khỏi vòng sinh tử đó thì người đó tự tinh cần tu học, không ai có thể làm thế cho ai.

Vì lẽ đó mà Đức Phật đã giáo hóa cho Kisagomi và có lẽ cho thần thức của đứa con, nhưng Ngài không cứu cho ai khỏi cái chết. Ngay tại thành Xá V6e5 này cũng còn có một thiếu phụ khác mất con được Phật giáo hóa. Nàng tên Ubiri, một trong bốn thứ phi của vua Ba Tư Nặc, nàng sinh được một con gái tên Jiva, Jiva chết sớm, nàng đứng khóc tại nghĩa trang bên bờ Achiravati, Phật đi ngang, chỉ nghĩa trang, hỏi nàng: trong đó có 84.000 con gái tên Jiva, nàng khóc cho ai? Câu nói nghe qua lạnh lùng đó mà giáo hóa được Ubiri, về sau bà cũng xuất gia và đắc quả A la hán.

Ngày nay, tại Xá Vệ, chúng ta còn được thấy chỗ Đức Phật tránh qua một bên khi Vududabha đem quân tàn sát dòng Thích Ca. Ngày đó Ngài cũng phải nhìn thảm họa xảy ra cho giòng dõi mình, chúng phải diễn ra đúng luật nhân quả mà hẳn Phật là người đại trí thấy rõ hơn ai hết.

Tiếc thay những ai cho rằng đạo Phật là chỗ dung thân cho những người yếu đuối bi quan. Ngược lại, kẻ đi trên đường Phật giáo là người nắm láy số phận của chính mình mà trên con đường đó, Phật hay Bồ tát chỉ là người hỗ trợ. Người Phật tử đích thật phải là người tinh tấn, kẻ chống lại khuynh hướng xấu ác nằm ngay trong tâm mình, kẻ "tự thắng chính mình"


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

Và người khác không biết,
Chúng ta đây bị hại.
Chỗ ấy, ai hiểu được
Tranh luận được lắng êm.

Phẩm Song Yếu

Tháng 11 năm 2024
21
Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Thứ 5
Ngày Kỷ Sửu
Tháng Ất Hợi
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
21
Tháng 10
Kiên Giang