Định Mệnh

G

Do đó, trong Phật Giáo có hai thứ nhân quả khác nhau : nhân quả đồng thời (hạn định) và nhân quả không đồng thời (vô hạn định). Người Phật tử không tin có sự thưởng phạt từ một đấng tối cao nào, nhưng tin rằng con người đang gặt hái những gì mà mình đã gieo trồng lúc trước và kết quả ngày mai như thế nào, phần lớn do công gieo trồng hôm nay. Đau khổ hay an lạc con người đang thọ nhận là kết quả của hành động tạo ra tự thân. Nghiệp là hành động tạo tác, là quy luật tư nội diễn biến độc lập không bị chi phối bởi một sức mạnh thần thánh bên ngoài nào cả.

Nghiệp lực giống như đường dây cáp quang đang hoạt động không thể thấy được dưới bề mặt biển cả. Nghiệp chẳng khác nào dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn, sáng lên biểu lộ sự hiện hữu, hiện hành của nó. Khi bóng đèn vỡ, dây đứt, ánh sáng không còn, điều đó không có nghĩa là dòng điện đã chấm dứt sự hiện hữu.

khoi nghiep va that bai hinh anh 6

Nghiệp là gì ?

Trong mỗi vật thể sống đang có một dòng ý thức được gọi là “bản năng”. Khuynh hướng bẩm sinh này thúc đẩy dòng sống (nghiệp thức) lưu chuyển. Những hoạt động về tinh thần hay vật chất được gọi là “hành động tạo tác”. Sự lập đi lập lại của chuỗi dài hành động tạo thành tập khí (thói quen). Tập khí dần dà chuyển thành nghiệp. Suốt tiến trình đó, Phật Giáo gọi chung là Nghiệp.

Người ta bảo rằng vì Phật Giáo không tin vào đấng sáng thế (thượng đế) nên người Phật tử không có “miền đất hứa” để trở về. Theo thuyết Nghiệp Báo, đạo Phật đã chỉ cho người Phật tử một miền đất hứa mang tính lô-gich, chủ động và tích cực hơn nhiều so với các tôn giáo hữu thần. Đức Phật dạy rằng: Mọi người hạnh phúc hay bất hạnh đều bình đẳng trước những hành nghiệp của mình. Giàu sang hay nghèo nàn của mỗi cá nhân đều do hành nghiệp thân, khẩu, ý tạo nên.

Người Phật tử tin thân này là kết quả của những gì họ đã tạo và tương lai như thế nào là do hôm nay quyết định. Tuy nhiên, đôi khi cũng có thể khác đi đôi phần, không tuyệt đối lắm, bởi vì còn có sanh báo, hiện báo và hậu báo nữa. Như câu chuyện dân gian kể rằng :

“Có một chàng trai vốn hay bệnh hoạn, được một lương y nổi tiếng mách rằng sinh mạng không giữ được quá một năm. Trong một lần đi trên đường, chàng trông thấy một tổ kiến bị nước lũ cuốn trôi. Hàng vạn con kiến đang vô vọng tìm đường sống giữa dòng nước chảy siết. Cảm thương cho đàn kiến, chàng trai đã dùng một nhánh cây bắc cầu cho đàn kến bò lên bờ thoát chết. Thời gian một năm trôi qua, chàng gặp lại vị lương y nổi tiếng ngày nào. Ông này ngạc nhiên hỏi rằng : “Cậu nhờ uống thần dược gì mà sức khỏe hồi phục nhanh vậy? Chàng trai thành thật thưa : Chẳng uông thần dược nào cả!

Vị lương y suy nghĩ hồi lâu rồi hỏi tiếp :

-Vậy trong năm qua cậu có cứu sống ai không ?

-Chẳng cứu sống ai cả ngoại trừ cứu một đàn kiến bị nước lũ cuốn

Vị lương y như hiểu ra, vổ đùi , nói :

-Sức khỏe cậu được cải thiện là nhờ hành động cứu cho đàn kiến thoát chết đấy, cậu biết không?

Câu chuyện dân gian trên đây nói lên quan điểm của Phật Giáo, rằng : nghiệp xấu vẫn có thể sửa đổi được bằng chính những việc làm thiện ngay bây giờ, đó gôi là “cãi nghiệ”. Quan điểm cãi nghiệp không hề mâu thuẩn với thuyết Nghiệp Báo, trái lại, nó còn chứng minh hùng hồn rằng: nghiệp tốt hay xấu đều do chính con người tạo ra chứ không có một dấng chúa trời nào ban phước giáng họa cho con người cả.

nhan qua

Thuyết Nghiệp Báo của Phật Giáo không cố diễn giải những quan điểm định mệnh buồn cười, cũng không chỉ rõ sự bình đẳng sau khi chết. Qui luật nghiệp báu không phải để bảo vệ người giàu hay an ủi người nghèo bằng một lời hứa ban cho một hạnh phúc hảo huyền sau khi chết, mà đức Phật chỉ ra rằng con người không chỉ khác nhau về di truyền, môi trường và thiên nhiên, mà còn khác nhau về hành nghiệp thiện ác do mình tạo ra. Chính chúng ta phải chấp nhận niềm hạnh phúc hay nỗi đau khổ của riêng mình. Chính chúng ta là những nhà kiến trúc cho số phận của mình.

Như mái nhà vụng lợp,
Mưa liền xâm nhập vào.
Cũng vậy tâm không tu,
Tham dục liền xâm nhập.

Phẩm Song Yếu

Tháng 11 năm 2024
21
Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Thứ 5
Ngày Kỷ Sửu
Tháng Ất Hợi
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
21
Tháng 10
Kiên Giang