Cuộc Sống Và Những Giáo Lý Căn Bản Của Phật Giáo

G

Với đạo Phật, tín ngưỡng bao hàm ý nghĩa đức tin, và đức tin ở đây không phải là giáo điều mang tính áp đặt trong quá trình học và hành đạo. Đức tin ở đạo Phật bao hàm ý nghĩa trí tuệ và phải được chứng thực qua quá trình kinh nghiệm. Phật Pháp chỉ có thể ra đời khi bậc Đạo sư Gotama chứng ngộ. Vì vậy, Phật Pháp không phải là một học thuyết mang tính lý luận, mà là tất cả những gì thực tiễn con người có thể vận dụng một cách linh hoạt trong đời sống thường ngày.

Thật vậy, toàn bộ giáo lý Phật Giáo là khối lượng lớn những phương pháp linh hoạt, thích hợp với nhiều mặt, nhiều lúc, nhiều nơi và nhất là những căn tánh khác nhau của con người. Nền giáo lý ấy được xây dựng trên căn bản CON NGƯỜI và dẫn đến GIÁC NGỘ tối thượng cho mỗi người.

Ba giáo lý căn bản của đạo Phật là :

1.Duyên Khởi

2.Tứ Thánh Đế

3.Bát Chánh Đạo

1)Duyên Khởi :

Là giáo lý căn bản hàng đầu của Phật Giáo, thể hiện vũ trụ quan, thế giới quan, nhân sinh quan. Duyên khởi là sự nương tựa vào nhau mà hình thành, phát triển, tồn tại lẫn hủy diệt. Giáo lý Duyên Khởi được triển khai thành bốn loại duyên căn bản :

Nhân duyên : là duyên gần gũi nhất, thí dụ như : nguyên liệu và sản phẩm, cây lúa và hạt lúa, tấm ván và cái bàn…

Tăng thượng duyên : là cái trợ lực cho nhân duyên, như : công thợ, nước và phân bón …

Sở duyên duyên : tức là sự nhận thức cái hiện hữu như : thấy có cây lúa, cái bàn…

Vô gián duyên : là sự không gián đoạn cần thiết cho mọi phát triển, trưởng thành và tồn tại của vật chất, vũ trụ, nhân sinh… Luật Nhân Quả cũng được quan sát theo góc độ nguyên tắc duyên sinh vừa nêu trên.

lord buddha 16v

2)Tứ Thánh Đế :

Là giáo lý căn bản thứ hai của đạo Phật. Giáo lý này được xác lập trên cơ sở nhân quả :

-Sự hiện diện của khổ đau (quả) và nguyên nhân tạo thành đau khổ (nhân).

-Niềm an lạc khi khổ đau đã diệt (quả) và con đường dẫn đến an lạc (nhân)

Theo luật nhân quả của đạo Phật, bốn chân lý Khổ – Tập – Diệt – Đạo không phải là giáo điều, mà là một nguyên lý có thể kiểm nghiệm trong bất cứ trường hợp nào

wjpluvjwduxzmdvgnsum

3)Bát Chánh Đạo :

Là giáo lý căn bản thứ ba của Phật Giáo, đó là con đường của 8 nguyên tắc hành động chân chính. Tám nguyên tắc này tồn tại trong mối quan hệ nhân quả và gắn bó mật thiết với đời sống hằng ngày, dù người đó là một Phật tử hay người đó chưa hề biết đến đạo Phật. Tám nguyên tắc ấy gồm :

1.Hiểu biết chân chính

2.Tư duy chân chính

3.Lời nói chân chính

4.Hành động chân chính

5.Chọn nghề chân chính

6.Nỗ lực chân chính

7.Nhớ nghĩ chân chính

8.Định tâm chân chính

Theo lời Phật dạy : Tất cả không phải chỉ có thể đạt được trên mặt lý thuyết, sách vở hay suy luận, mà cần phải thực hành trong đời sống thường ngày.

Ba đạo lý căn bản của Phật Giáo được tỉnh lược nêu trên chính là nền tảng cho tất cả tông phái Phật Giáo, Nguyên thủy cũng như Đại thừa ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Ba giáo lý căn bản nêu trên là ngọn đuốc soi đường cho tất cả mọi người con Phật trên lộ trình tự giác, giác tha. Cứu cánh Niết bàn chính là sự giác ngộ tối thượng về ba đạo lý căn bản này.

Thực hành đạo Phật là thực hành về nhân cách sống, xây dựng cho mình một lối sống chân chính tốt đẹp lấy tình thương làm nguyên tắc cao nhất của đạo làm người , từ đó góp phần xây dựng xã hội thiện lành, an lạc.


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

 Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Ai ôm hiềm hận ấy,
Hận thù không thể nguôi.

Phẩm Song Yếu

Tháng 11 năm 2024
21
Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Thứ 5
Ngày Kỷ Sửu
Tháng Ất Hợi
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
21
Tháng 10
Kiên Giang